MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU

Một phần của tài liệu ban-tin-khcn-so-56-web (Trang 48 - 49)

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG

ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH

Vũ Ngọc Hà, Nguyễn Thị Hải Ninh*

Bộ môn Lý luận Chính trị, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh *Email: haininhnt.85@gmail.com Mobile: 0983886138

Tóm tắt

Từ khóa:

Dữ liệu; Kỹ năng; Thu thập; Sinh viên; Xử lý;

Thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học, sinh viên cần có các kỹ năng cơ bản, trong đó kỹ năng thu thập và xử lý số liệu có vai trò rất quan trọng. Sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh (ĐHCNQN) đã rất tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên các hoạt động này còn chưa đạt hiệu quả cao, mộtt trong những nguyên nhân hạn chế đó là do kỹ năng thu thập và xử lý dữ liệu của sinh viên còn yếu. Bằng phương pháp phỏng vấn và quan sát nhóm tác giả nhận thấy còn nhiều sinh viên chưa hứng thú hoạt động nghiên cứu khoa học, quá trình thu thập dữ liệu bị quá tải hoặc thiếu dữ liệu cơ bản, chưa linh hoạt trong sử dụng các phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu. Từ phân tích các hạn chế đó, nhóm tác giả đã đưa ra một số các giải pháp, hy vọng kỹ năng thu thập, xử lý dữ liệu của sinh viên trường ĐHCNQN sẽ được nâng cao hơn.

1. LỜI MỞ ĐẦU

Hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) trong các trường Đại học không chỉ bao gồm các giảng viên và các nhà khoa học mà còn có cả sinh viên. Tại trường ĐHCNQN, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh đã diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên để hoạt động NCKH của sinh viên đạt hiệu quả cao hơn cần có sự quan tâm nhiều hơn từ phía nhà trường, các giảng viên - vai trò là người hướng dẫn định hướng các bạn sinh viên.

NCKH giúp sinh viên hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, có khả năng làm việc độc lập sáng tạo. Để tiến hành một công trình NCKH đòi hỏi sinh viên phải có các kỹ năng cơ bản như: kỹ năng xác định đề tài nghiên cứu, kỹ năng xây dựng đề cương và lập kế hoạch nghiên cứu, kỹ năng thu thập và xử lý số liệu; kỹ năng viết và trình bày báo cáo, kỹ năng kiểm tra kết quả nghiên cứu. Trong đó, kỹ năng thu thập và xử lý số liệu là một kỹ năng rất quan trọng. Nếu sinh viên có kỹ năng tốt sẽ thuận lợi trong quá trình thu thập thông tin, số liệu phục vụ công trình NCKH; ngược lại sinh viên hạn chế kỹ năng này sẽ gặp khó khăn trong hoạt động NCKH, thậm chí không hoàn thành công trình NCKH theo đúng tiến độ.[4] Để công tác NCKH đạt hiệu quả tốt nhất, sinh viên cần có kỹ năng thu thập và xử lý dữ liệu một cách hiệu quả nhất.

2. MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU XỬ LÝ DỮ LIỆU

2.1.Phƣơng pháp thập dữ liệu

2.1.1. Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp phỏng vấn là phương pháp thu thập dữ liệu được sử dụng nhiều nhất và cũng là phương pháp cung cấp dữ liệu phục vụ một cách hiệu quả nhất cho mục đích nghiên cứu. Phần lớn các dữ liệu thu thập để phân tích được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn. Tuỳ theo cách tiếp cận với đối tượng để thu thập dữ liệu mà phỏng vấn sẽ có những hình thức biểu hiện khác nhau. Thu thập dữ liệu một cách gián tiếp qua bảng hỏi là phương pháp phỏng vấn viết, tiếp xúc trực tiếp với đối tượng để hỏi là phương pháp phỏng vấn trực diện hoặc cũng có thể phỏng vấn qua điện thoại để thu thập dữ liệu. [2]

2.1.2. Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát cũng là phương pháp dùng phổ biến trong nghiên cứu khoa học khi người nghiên cứu muốn có những dữ liệu sơ cấp trên đối tượng nghiên cứu. Bên cạnh việc thu thập dữ liệu phục vụ cho các nghiên cứu độc lập thì quan sát còn là phương pháp dung để đánh giá chất lượng dữ liệu thu thập được trong các phương pháp khác hoặc cũng có thể dữ liệu của quan sát sẽ là nền tảng để xây dựng các giả thuyết nghiên cứu cho một cuộc nghiên cứu mới.

Quan sát là quá trình tri giác và ghi lại các dữ liệu có liên quan đến đối tượng nghiên cứu phù hợp với mục đích và chủ đề nghiên cứu đặt ra. Thông thường phương pháp này được sử dụng trong các trường hợp như nghiên cứu dự định thăm dò khi chưa có khái niệm rõ ràng về vấn đề nghiên cứu, hoặc không có điều kiện đảm bảo yêu cầu về tính đại diện.

KH&CN QUI 47

2.1.3. Phương pháp phân tích dữ liệu

Phân tích dữ liệu là phương pháp thu thập dữ liệu dựa trên các tài liệu sẵn có phục vụ cho mục đích nghiên cứu cụ thể. Các tài liệu đã có thường phục vụ cho mục đích nghiên cứu khác nhau và có một số dữ liệu liên quan có thể dùng vào mục đích nghiên cứu của đề tài. Các nguồn tài liệu trên thực tế rất phong phú và đa dạng, vả lại cách tiếp cận vấn đề của các nguồn tài liệu cũng khác nhau. Chính vì vậy khi sử dụng cần phải đánh giá được tính sát thực của nguồn tài liệu cũng như như tìm hiểu các giác độ nghiên cứu của tác giả để có tài liệu chất lượng.

2.2. Các phƣơng pháp xử lý dữ liệu

Kết quả của quá trình thu thập dữ liệu tồn tại dưới 2 dạng: Dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng. Các dữ liệu định tính và định lượng cần được xử lý để xây dựng các luận cứ, phục vụ cho việc chứng minh hoặc bác bỏ các giả thuyết khoa học.

Có 2 hướng để xử lý dữ liệu:

Xử lý logic đối với các dữ liệu định tính. Đây là việc đưa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện, đồng thời thể hiện những liên hệ logic của các sự kiện.

Xử lý toán học đối với các dữ liệu định lượng. Đây là việc sử dụng phương pháp thống kê toán để xác định xu hướng, diễn biến của tập hợp dữ liệu thu thập được.

* Xử lý dữ liệu định tính, gồm có 4 bước cơ bản: Đọc tư liệu thu thập; Mã hoá dữ kiện, lập bản chỉ dẫn các dữ kiện (indexing); Trình bày các dữ kiện; Cô đọng dữ liệu. [3]

* Xử lý dữ liệu định lượng: Việc xử lý các dữ kiện định lượng bao gồm các công việc chính: 1) Sắp xếp, mô tả các dữ kiện; 2) Tìm tương quan giữa các biến số; 3) Giải thích khoảng cách giữa các kết quả đạt được và những kết quả chờ đợi; 4) Xác định dữ liệu cuối cùng; 5) Cung cấp dữ liệu; 6) Bảo quản, lưu trữ dữ liệu. [1]

Khi xử lý dữ liệu cần kết hợp hai loại dữ liệu định lượng và định tính. Nếu có mâu thuẫn, quá trình xử lý dữ liệu cần phải quyết định dung hoà hay ưu tiên như thế nào để đi đến một lý giải toàn diện những kết quả đã tìm được, để có được dữ liệu hữu ích phục vụ cho quá trình giải quyết công việc.

Một phần của tài liệu ban-tin-khcn-so-56-web (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)