có ích cho xã hội, góp phần quan trọng trong thực
hiện mục tiêu của giáo dục là: “Nâng cao dân trí - Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước.
Số liệu thống kê cho thấy, trong những năm học vừa qua, có trên 70% HSSV nhà trường có kết quả rèn luyện đạt loại tốt trở lên [4]. Đa số HSSV trường ĐHCNQN có tinh thần yêu nước, tin tưởng vào đường lối của Đảng, chấp hành tốt các chính sách, pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy định của nhà trường; có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; xác định được mục tiêu, lý tưởng, ý chí phấn đấu, hiếu học, tôn sư trọng đạo; có phẩm chất đạo đức tốt; có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Đặc biệt, đã xuất hiện những tấm gương sinh viên nghèo vượt khó, những tấm gương tự giác tu dưỡng, học tập, rèn luyện, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng. Trong đó có những tấm gương HSSV xuất sắc như “Sao Tháng Giêng” Phạm Thị Hồng Duyên, Nguyễn Thị Thùy Trang; Sinh viên 5 tốt cấp Trung ương Phùng Thị Thu Trang; Gương mặt nữ sinh tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học công nghệ Đoàn Thị Quế; “Thủ lĩnh tình nguyện” Nguyễn Văn Phong… đã trở thành những tấm gương tiêu biểu để các thế hệ HSSV nhà trường học tập và noi theo.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận HSSV có những biểu hiện xuống cấp về đạo đức, tư tưởng lệch lạc, lối sống ích kỷ, không lành mạnh; có những hành vi thiếu văn hóa, thiếu tôn trọng thầy, cô giáo, coi thường kỷ cương, kỷ luật của nhà trường; lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước…
2.2. Tăng cƣờng công tác giáo dục đạo đức, nhân cách cho HSSV trƣờng ĐHCNQN cách cho HSSV trƣờng ĐHCNQN
Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng việc giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cho đời sau, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ như: Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 5/11/2012 của Bộ
Chính trị “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới”; Chỉ thị số 42-CT/TW,
ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư “Về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030”; Thủ tướng Chính
phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng
cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”.
Việc phát triển con người Việt Nam có đức, có tài cũng được khẳng định trong Luật Giáo dục hiện hành: Giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và
ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Điều đó cho thấy tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của việc tăng cường giáo dục đạo đức, nhân cách cho HSSV hiện nay.
Trong thời đại bùng nổ thông tin, ứng dụng mạng xã hội, sự toàn cầu hóa mạnh mẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ, sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường… làm cho công tác giáo dục đạo đức, nhân cách cho HSSV của Nhà trường gặp phải những thách thức không nhỏ, đòi hỏi cần có những biện pháp cụ thể hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tới:
- Nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, viên chức lao động, HSSV nhà trường về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức, nhân cách cho HSSV hiện nay. Tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư; Đề án của Thủ tướng Chính phủ “Về tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”.
- Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đặc biệt là đề cao vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, các thầy giáo, cô giáo. Chú trọng xây dựng hình ảnh “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; đẩy mạnh các phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, “Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong trường học”.
- Đổi mới nội dung phương pháp dạy, học và kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là với các môn khoa học Mác-LêNin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Tâm lý học, Xã hội học... Tăng cường giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho HSSV. Phát huy vai trò Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên trường trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức hoạt động thiết thực, hiệu quả, tạo sự lan tỏa rộng rãi.
- Tăng cường củng cố mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho HSSV. Xây dựng và nhân rộng những tấm gương người tốt, việc tốt, những tấm gương HSSV tiêu biểu, xuất sắc trong học tập, rèn luyện để HSSV nhà trường học tập và noi theo [3]. Nghiên cứu thành lập bộ phận làm công tác tư vấn tâm lý cho HSSV phù hợp điều kiện thực tiễn của Nhà trường, bảo đảm phát huy hiệu lực, hiệu quả bộ máy đang có.
- Phát huy ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện của
bản thân HSSV, nâng cao hoạt động tự quản, kỹ năng tự học trong hoạt động học tập và sinh hoạt của HSSV.
42 KH&CN QUI