Bài thi viết tiếng anh B1 gồm có hai phần:
phần 1 và phần 2. Tổng điểm: 30 điểm.
Phần 1: 5 câu hỏi (10 điểm). Cho sẵn 5 câu,
viết lại các câu đó với những cách diễn đạt khác đã được gợi ý bằng 1-2 từ sao cho ý nghĩa các câu đó không thay đổi.
Phần 2: (20 điểm). Viết một bài viết ngắn
khoảng 100 -120 từ. Đây là dạng bài viết có nội dung liên quan đến đời sống hàng ngày, thường là viết dựa trên một tài liệu gợi ý cho sẵn. Một số dạng bài thường dùng: viết một lá đơn xin việc sau khi đọc một quảng cáo việc làm; viết một lá thư mời hay thư phàn nàn về một sản phẩm hoặc dịch vụ sau khi đã mua hàng hoặc dùng dịch vụ theo một quảng cáo; điền vào một mẫu tờ khai trong đó có 2 đoạn, mỗi đoạn dài khoảng 4 – 5 dòng; viết 2 – 3 lời nhắn qua email, mỗi lời nhắn dài khoảng 4 – 5 dòng; viết thư trả lời để cảm ơn, xin lỗi, giải thích một sự việc hay dặn dò, đưa lời khuyên cho ai đó; viết một câu chuyện đã có sẵn câu mở đầu và câu kết thúc…
Bài thi đạt phải có kết quả cao hơn 30% tổng điểm của kỹ năng viết ( viết >9 ).
3. PHƢƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỨU
Để thực hiện nghiên cứu này tác giả tiến hành thu thập kết quả bài thi viết của 255 sinh viên K9 trong năm học 2019-2020 và 150 sinh viên K10 trong năm học 2020-2021. Các số liệu thu về được phân tích bằng các phương pháp phân tích thống kê phần trăm (percentage). Tác giả thống kê số lượng sinh viên có kết quả không đạt, kết quả đạt ở mức độ trung bình và kết quả đạt ở mức độ khá - giỏi. Thông qua phân tích những lỗi mà sinh viên hay mắc phải khi làm bài thi viết, tác giả rút ra được những khó khăn sinh viên thường gặp khi làm dạng bài thi này. Từ đó, đề xuất một số phương pháp làm bài thi viết cũng như cách tự học hiệu quả cho sinh viên.
4. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN
4.1. Kết quả nghiên cứu
Dưới đây là thống kê kết quả bài thi Viết của sinh viên K9 trong năm học 2019-2020 và sinh viên K10 trong năm học 2020-2021:
Bảng 1. Kết quả thi kỹ năng Viết của sinh viên K9, K10
Điểm thi Số SV Viết 0-9 10-20 21-30 K9 70 155 30 K10 35 85 30 Kết quả Không đạt Đạt (Trung bình) Đạt (Khá- Giỏi) Trong năm học 2019-2020, số lượng sinh viên
có kết quả không đạt của bài thi viết là 70/255, chiếm 27,4%. Con số không đạt giảm xuống 23,3 % (35/150 sinh viên) trong năm học 2020-2021. Có bài thi viết chỉ được 3 hoặc 5 điểm do các em bị lạc đề trong bài viết thư hay không đảm bảo cấu trúc một bức thư hay một email. Ngoài ra, ở phần 1 của bài thi viết: Viết câu đầy đủ dựa vào những từ đã cho, các em thường chia sai động từ, sai về cách kết hợp từ vựng và cấu trúc câu. 60% sinh viên K9 ( 155/255 sinh viên) và 56% sinh viên K10 ( 85/150 sinh viên) có kết quả đạt ở mức trung bình ( 10-20 điểm). Ở mức đạt này, đa số các em viết đúng 2/5 hoặc 3/5 câu viết lại câu ở phần 1 và đảm bảo cấu trúc một lá thư hoặc email ở phần 2. Tuy nhiên, các em vẫn mắc nhiều lỗi về chính tả, từ vựng, ngữ pháp hoặc cách diễn đạt. Sinh viên có kết quả đạt ở mức khá, giỏi (21-30 điểm) chiếm ít nhất: 11,7 % đối với K9 và 20% đối với K10. Những sinh viên có bài thi viết đạt ở mức này đều làm đúng 4/5 hoặc 5/5 câu ở phần 1. Ở phần 2, các em đã viết đúng cấu trúc viết thư, email, đảm bảo đúng, đủ các ý có trong yêu cầu đề bài và mắc ít lỗi về từ vựng, ngữ pháp.
4.2. Thảo luận
Có thể thấy, mặc dù được ôn tập nhưng không ít sinh viên rất chủ quan, không chịu khó học bài và ôn tập hoặc dành ít thời gian cho môn học này.Vì thế, kết quả của các em chưa cao. Số đông các em có học và ôn tập nhưng chưa có hiệu quả . Điều này thể hiện ở 60% sinh viên K9 và 56% sinh viên K10 đạt điểm 10-20 trong tổng số 30 điểm tối đa của bài thi viết. Số lượng sinh viên đạt điểm khá, giỏi còn hạn chế. Trong quá trình ôn tập và chấm bài, chúng tôi nhận thấy các em thường gặp những lỗi và khó khăn sau:
4.2.1.Thiếu vốn từ vựng
Tiếng Anh là ngôn ngữ có kho từ vựng rộng lớn. Việc học và biết rõ từ nghĩa của các từ không hề dễ dàng, hơn nữa trong tiếng Anh còn có từ đồng nghĩa đôi khi dùng cho các ngữ cảnh khác nhau và thay thế cho nhau. Chính vì vậy mà việc chọn từ ngữ chính xác cho một bài viết bằng tiếng Anh là cả một quá trình phức tạp. Các em sinh viên không chuyên ngữ do thiếu vốn từ vựng nên thường mắc các lỗi về từ vựng như sau:
a. Lỗi dùng từ có nghĩa tương đồng
Từ đồng nghĩa hay từ có nghĩa tương đồng (synonyms) là những từ có nghĩa giống hay tương đương nhau và người ta thường dùng chúng để thay thế cho nhau nhằm tránh lặp từ. Tuy nhiên, một số
từ nếu trong cùng ngữ cảnh (context) mà thay thế
cho nhau sẽ làm thay đổi nội dung câu. Do vậy, sinh viên không chuyên thường mắc lỗi trong việc tìm đúng từ phù hợp với ngữ cảnh.
52 KH&CN QUI
a large mouth' để miêu tả anh ấy có miệng rộng.
Trong trường hợp này từ „large' phải được thay
bằng từ „big' vì cụm từ „a large mouth' có nghĩa
„anh ta là người lắm mồm'. Nếu ta muốn nói miệng
của anh ta rộng hay không thì ta phải viết là „a big
mouth'.
Ví dụ 2: I often make the gardening in my free
time
Động từ make trong câu trên phải đổi thành do
vì cấu trúc câu đúng là do the gardening (làm
vườn). Nhưng do các em không biết rõ cấu trúc kết hợp từ nên đã viết câu sai.
b. Lỗi dùng sai từ loại
Đây có lẽ là loại lỗi thường gặp nhất khi sinh viên dùng từ viết câu, đặc biệt là những từ mà từ loại của chúng chỉ có sự khác biệt chút ít về cách viết.
Ví dụ 1: He is a good cooker --> cook
Ví dụ 2: I was excite about the trip -> excited
Ở ví dụ 1, sinh viên hay nhầm cooker là người
nấu ăn vì đuôi er thường kết hợp với động từ tạo
thành danh từ chỉ người thực hiện hành động đó, ví
dụ như writer, dancer… Nhưng trong trường hợp
này, cooker là cái bếp nấu và cook là người đầu
bếp. Ở ví dụ 2, động từ excite và tính từ excited
cũng hay bị nhầm lẫn cho nhau.
4.2.2. Lỗi ngữ pháp
Ngoài việc thiếu vốn từ vựng, các em sinh viên cũng mắc nhiều lỗi ngữ pháp. Ngữ pháp tiếng Anh giúp các em viết câu đúng cấu trúc và có nghĩa. Do không thuộc các cấu trúc ngữ pháp trong tiếng Anh nên các em sẽ tạo ta những câu sai cấu trúc.
Ví dụ : I prefer tea than coffee.
Trong ví dụ này, câu đúng phải là : I prefer tea
to coffee. Câu trên cho thấy chính việc không biết dùng đúng cấu trúc để diễn đạt ý đã làm cho câu bị sai.
4.2.3. Lỗi dịch từng từ
Các em sinh viên thường dễ bị ảnh hưởng bởi tiếng mẹ đẻ nên thường dịch từng từ Tiếng Việt sang tiếng Anh. Đôi khi cách làm phổ biến này làm bài viết của các em không rõ nghĩa.
Ví dụ 1: My sister has a white skin.
Câu trên nên viết lại là „My sister has a fair
complexion'.
Ví dụ 2: Although he is poor, but he is always
happy.
Ở ví dụ 2 chỉ có thể được dùng hoặc từ „although' hoặc từ „but' chứ không được kết hợp cả hai từ theo lối tư duy tiếng Việt „mặc dù...nhưng'.
4.2.4. Lỗi dùng liên tục các câu đơn v lặp lại từ trong một b i luận nhỏ trong một b i luận nhỏ
Do lượng từ vựng kém và không thông thạo
viết các câu phức nên các em sinh viên thường viết ra những tạo ra những đoạn văn thiếu logic, mang tính chất liệt kê và lặp lại từ gây nhàm chán.
Ví dụ:I will tell you about our trip. We started
the trip at 6:00 a.m. We went by car. During the trip, we chatted and sang….. After the trip,….
4.2.5.Một số sinh viên chưa quen với viết một bức thư thư
Do chủ quan và lượng thời gian ôn tập chưa nhiều nên nhiều em sinh viên vẫn mắc lỗi trong việc viết thư như: không có phần kết thúc và ký tên, không đánh dấu câu đúng hay không có sự uyển chuyển linh hoạt giữa các phần trong một bức thư. Hơn nữa, nhiều bài viết chưa đảm bảo viết đủ nội dung yêu cầu theo gợi ý của đề bài.
Ví dụ : Write a letter about 100-120 words to
your friend to tell him/her about a place you have visited in your country which is famous for its beauty
You should say:
+ where it is in your country
+ what it looks like
+ why it is important in your country and explain why you have chosen this place.
Trong đề trên, sinh viên cần đảm bảo đủ bốn ý trong bài viết nhưng trong bài viết của mình, do không cẩn thận nên nhiều em chỉ đề cập đến hai hoặc ba ý.
Như vậy, có thể thấy sinh viên năm cuối Trường Đại học Công Nghiệp Quảng Ninh ngoài việc thiếu kiến thức như vốn ngữ pháp, từ vựng, các em còn thiếu cả thói quen thực hành luyện viết thường xuyên.
Theo tác giả Vivian M. R. trong cuốn
“Reading, Writing and Thinking” thì “Học viết
cũng giống như học bơi, không ai có thể làm chuyện đó thay bạn. Bạn phải tự mình ngoi lên và ngụp xuống. Nên nhớ rằng việc viết cũng như việc bơi, bạn không phải chỉ làm một lần mà làm đi làm lại”[6]. Sinh viên không chuyên chưa luyện tập kỹ năng viết một cách thường xuyên nên họ không nhanh nhạy trong việc tìm ý cho bài viết và chưa có thói quen suy nghĩ bằng tiếng Anh trước khi viết. Do đó họ mắc khá nhiều lỗi trong bài viết của mình.