có động lực học TACN do: họ không thấy quan trọng với công việc sau này của họ, trình độ của giảng viên TACN không đủ để tạo nên giờ học hấp dẫn, TACN khác biệt với tiếng Anh cơ bản.
Ngô Thị Thanh Huyền (2014)[3] đã nghiên cứu với 75 sinh viên Trường Đại học Hùng Vương về việc học tiếng Anh chuyên ngành Hóa và giảng viên giảng dạy TACN. Kết quả nghiên cứu từ ý kiến giảng viên cho thấy, giảng viên hiện gặp năm vấn đề khó khăn như lớp học quá đông sinh viên; thời lượng giảng dạy quá ít, nội dung giảng dạy quá nhiều, thiếu từ vựng tương ứng trong tiếng Việt, kiến thức tiếng Anh cơ bản của sinh viên yếu .
Phạm Mai Lan (2020)[4] cũng nghiên cứu đối với các giảng viên dạy TACN kế toán và 120 sinh viên đang học năm thứ 3 (năm học 2019 - 2020) chuyên ngành kế toán của Khoa Kinh tế - Đại học Mở Hà Nội. Kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên có bốn khó khăn trong việc học tiếng Anh chuyên ngành, đó là: khó khăn trong việc ghi nhớ các thuật ngữ chuyên ngành, thiếu vốn kiến thức Tiếng Anh để hiểu được các bài giảng bằng Tiếng Anh; nội dung bài đọc khó, khó khăn khi làm bài tập TACN. Khó khăn từ phía giảng viên chủ yếu là thiếu sự đa dạng về phương pháp giảng dạy, thiếu tài liệu bổ trợ cho bài học.
Một nghiên cứu rộng hơn của Tố Hoa và Tuyết Mai (2016)[1] đã thực hiện khảo sát 362 giảng viên và sinh viên ở 11 trường Đại học có giảng dạy TACN ở Việt Nam. Những khó khăn chính được tìm ra liên quan đến hai nhóm đối tượng: giảng viên và sinh viên. Với giảng viên là: chất lượng bài giảng và giáo trình gây khó khăn cho việc giảng dạy; thiếu trang thiết bị phục vụ giảng dạy; lớp học đông sinh viên; trình độ tiếng Anh của sinh viên trong một lớp học không đồng đều, sinh viên học thụ động. Khó khăn đối với sinh viên là: sự khác biệt lớn giữa tiếng Việt và tiếng Anh; thiếu kỹ năng tiếng Anh cơ bản; thiếu vốn từ vựng tiếng Anh; từ vựng TACN dài và khó nhớ; bị phụ thuộc vào từ điển.
Hiện tại, mỗi học phần TACN được giảng dạy ở trường ĐHCN Quảng Ninh có thời lượng là 2 tín chỉ, do 6 giảng viên thuộc bộ môn Ngoại ngữ đảm nhận với tất cả 6 học phần TACN khác nhau. Qua 10 năm day và học, cả giảng viên và các khoá sinh
viên học TACN vẫn gặp những khó khăn mà chưa
có những giải pháp thoả đáng. Căn cứ vào kết quả của những nghiên cứu trước và nhận định thực tế giảng dạy TACN tại trường, tác giả đã thực hiện nghiên cứu này với hy vọng sẽ đưa ra được những giải pháp hiệu quả hơn.
3. PHƢƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỨU
3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp mô tả (descriptive method). Tác giả tiến hành thu thập thông tin từ 6 giảng viên dạy tiếng Anh chuyên ngành và 120 sinh viên năm thứ 2, 3 thuộc các chuyên ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Điện, Công nghệ thông tin, bằng các phương pháp như phỏng vấn, bảng câu hỏi điều tra, thảo luận trong đó công cụ chủ yếu là bảng câu hỏi điều tra. Các số liệu thu về được phân tích bằng các phương pháp phân tích thống kê như: tần số( frequency), phần trăm( percentage).
3.2. Nội dung nghiên cứu
Tác giả đã thiết kế nội dung khảo sát riêng cho hai nhóm: giảng viên và sinh viên. Nội dung khảo sát được xây dựng trên cơ sở những nghiên cứu trước và cơ bản là thực tế tại Trường. Với sinh viên thì có các vấn đề như: tầm quan trọng của TACN; kiến thức nền; từ vựng;… Về phía giảng viên thì có các nội dung như: môi trường lớp học; tài liệu giảng dạy; kiến thức chuyên ngành; phương tiện giảng dạy; năng lực tiếng Anh của sinh viên;….Mỗi nội dung đều có các phương án lựa chọn: rất không đồng ý, không đồng ý, bình thường, đồng ý, rất đồng ý. Ngoài ra, tác giả thực hiện những cuộc trao đổi thêm để bổ sung nội dung nghiên cứu. Mục tiêu cuối cùng là tìm ra khó khăn cơ bản trong việc day – học TACN ở Trường.