Trí thức cách mạng Việt Nam tham gia xây dựng chính quyền sau cách mạng

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 (Trang 43)

7. Bố cục đề tài

2.3. Trí thức cách mạng Việt Nam tham gia xây dựng chính quyền sau cách mạng

mạng

mạng quả cách mạng, bảo vệ quyền độc lập, tự do.

Rất nhanh chóng, đông đảo trí thức Việt Nam đã đi theo cách mạng, tham gia trong Chính phủ Hồ Chí Minh, xây dựng chính quyền vững mạnh để lãnh đạo cuộc kháng chiến, kiến quốc. Từ ngày 14- 15/8/1945, Hội nghị Ðảng toàn quốc họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) quyết định Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Tiếp đó, tại Ðại hội quốc dân họp từ ngày 16- 17/8/1945, nhiều đại biểu trí thức đã tham gia và được bầu vào Ủy ban Dân tộc giải phóng. Trong Chính phủ lâm thời ra mắt trong ngày Lễ Ðộc lập 2/9/1945, lực lượng trí thức cũng đã tham gia vào bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương có những bộ trưởng là trí thức tiêu biểu.

Nhằm lựa chọn những người có đức, có tài để gánh vác trọng trách của đất nước sau cách mạng. Ngày 6/1/1946, cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được tổ chức trên toàn quốc. Đồng bào cử tri cả nước, cùng với trí thức nô nức đi bỏ phiếu bầu quốc hội. Tổng tuyển cử vì thế mà thu được thắng lợi to lớn. Tỷ lệ người đi bầu cử rất cao, trung bình 86%, nhiều nơi đạt trên 90%. Những đại biểu do Việt Minh giới thiệu đều trúng cử. Trong đó tầng lớp trí thức giữ vai trò quan trọng, chủ tịch Hồ Chí Minh trúng cử với số phiếu cao nhất (98,4%), người trẻ tuổi nhất trúng cử là nhà văn nhạc sĩ, một cán bộ đoàn hoạt động sôi nổi là Nguyễn Đình Thi, trong thành phần Quốc hội, Chính phủ có thêm sự tham gia của nhiều trí thức nổi tiếng như cụ Nguyễn Văn Tố, nhiều trí thức Sài Gòn Gia Định trở thành đại biểu quốc hội, tiêu biểu như: Huỳnh Văn Tiểng, Lý Chính Thắng,...Quốc hội khóa I ra đời với sự tham gia đông đảo của những nhà trí thức đã tiến hành kỳ họp thứ nhất tại Hà Nội, bầu ra Chính phủ Liên hiệp kháng chiến, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)