7. Bố cục đề tài
2.7. Trí thức cách mạng Việt Nam tham gia hoạt động trên mặt trận ngoại giao
Sau ngày độc lập, nhà nước cộng hòa non trẻ rơi vào hoàn cảnh “Ngàn cân treo sợ tóc”. Bên trong các lực lượng chống phá cách mạng ngày một hoạt động mạnh hơn, bên ngoài với mối đe dọa xâm lăng buộc chính quyền cách mạng phải gấp rút xây dựng bộ máy đối ngoại. Sau ngày kháng chiến bùng nổ, quân dân và trí thức trí thức cả nước đã hăng hái đấu tranh chống ngoại xâm trên mặt trận ngoại giao, góp sức xây dựng một nền ngoại giao mới gắn với thời kỳ nhà nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà.
Trong thời kỳ đầu (1945-1947), chủ trương đối ngoại của Đảng và Chính phủ là thêm bạn bớt thù, xây dựng mối quan hệ đoàn kết với mọi quốc gia dân tộc chính nghĩa, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Đường lối ngoại giao khéo léo được thể hiện trên nguyên tắc bình đẳng tương trợ, “làm cho ít kẻ thù hơn hết và nhiều bạn đồng minh hơn hết”.Trong giai đoạn sau (1947-1954), hoạt động của trí thức ngoại giao phục vụ cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, góp sức với mặt trận đấu tranh vũ trang, chính trị, kinh tế và văn hóa, đi đến thắng lợi cuối cùng. Ngoại giao đã phối hợp với chiến trường, đấu tranh chính trị chủ động triển khai hoạt động quốc tế, tranh thủ đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới, đặc biệt là hình thành liên minh chiến đấu với Lào, Campuchia; xây dựng quan hệ với Thái Lan, Miến Điện, Indonesia, Ấn Độ.
Một loạt các hoạt động đối ngoại được triển khai nhằm “thêm bạn bớt thù”. Ngày 16/10/1945, Việt Nam là chính phủ đầu tiên trên thế giới gửi điện công nhận Chính phủ Lào độc lập và cử ông Trần Đức Vịnh làm phái viên đến Viêng Chăn, đánh dấu bước ngoặt trong mối quan hệ mới giữa hai nước; ngày 30/10/1945, hiệp định thành lập liên quân Lào - Việt được ký kết. Cuối tháng 12/1945, đại diện Chính phủ Việt Nam với ủy ban Cao Miên độc lập ký tuyên bố chung về "Đoàn kết Việt- Miên-Lào chống Pháp". Hình thành nhiều Mặt trận liên minh chiến đấu hỗn hợp trên cả ba nước.
Trong quá trình chuẩn bị cho hội nghị về Đông Dương tại Paris vào tháng 7, một hội nghị trù bị được họp tại Đà Lạt (17/4-12/5/1946). Tuy là hội nghị dự bị nhưng lại có tầm quan trạng đặc biệt vào thời điểm ấy, lần đầu tiên có một hội nghị điều đình tầm vóc quốc gia của chính phủ Việt Nam độc lập. Nhằm tỏ sự đoàn kết của người Việt, việc chọn lọc ủy viên tham dự hội nghị chú ý đến những nhân vật trí thức có uy tín ở Sài Gòn – Gia Định và Nam bộ như nhà báo Dương Bạch Mai, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, kỹ sư Đinh Văn Hớn, kỹ sư Kha Vạn Cân, Kiều Công Cung,… Một phái đoàn đại biểu hữu nghị của quốc hội Việt Nam được mời sang thăm Pháp. Thành viên phái đoàn chủ yếu là các trí thức cách mạng Hà Nội và Sài
Gòn: Phạm Văn Đồng (trưởng phái đoàn), Trần Ngọc Danh, Đỗ Đức Dục, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Văn Luân, Trịnh Quốc Quang, Tôn Đức Thắng, Huỳnh Văn Tiểng, Hoàng Tích Trí, Nguyễn Tấn Gi Trọng.
Tại Paris, ngày 6/7/1946, hội nghị Fontainebleau bàn về cách mạng Đông Dương diễn ra. Đoàn Việt Nam tham gia có chủ tịch Phạm Văn Đồng, các thành viên Trịnh Văn Bính, Tạ Quang Bửu, Dương Bạch Mai, Chu Bá Phượng, Đặng Phúc Thông, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Văn Huyên, Huỳnh Thiên Lộc, Phạm Khắc Hòe, Hoàng Minh Giám, và các chuyên viên. Trên bàn đàm phán Fontainebleau, hai bên không đạt được thảo thuận nào. Sự thất bại này đặt Việt Nam trước một cuộc chiến tranh sắp bùng nổ rất bất lợi cho ta về lực lượng. Bằng con đường ngoại giao, để tranh thủ thêm thời gian chuẩn bị cho kháng chiến, Hồ Chủ tịch đã kí với Pháp một bản Tạm ước. Một thắng lợi khác trong ngoại giao của bản Tạm ước là cho phép Việt Nam đặt lãnh sự ở nước ngoài.
Trong quá trình tham dự hội nghị Fontainebleau, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tranh thủ gặp gỡ các chính đảng, các tổ chức quần chúng, những nhà hoạt động chính trị, đặc biệt là với các trí thức, kỹ sư, bác sĩ, nhà văn, kêu gọi họ trở về nước tham gia kháng chiến chống Pháp. Mặc dù hội nghị này thất bại, nhưng đây là lần đầu tiên một cường quốc chính thức đàm phán với chính phủ ta, do đó uy tín được nâng cao trên trường quốc tế, hơn nửa đông đảo nhân sĩ trí thức yêu nước ở Pháp đã về nước cùng nhân dân Sài Gòn – Gia Định tranh đấu, điều này rất quý báu cho cách mạng. Tiêu biểu có tiến sĩ luật Hoàng Quốc Tân, kỹ sư Nguyễn Ngọc Nhựt, kỹ sư Trần Đại Nghĩa (Phạm Quang Lễ), Đặng Văn Ngữ, Lê Văn Thiệm, bác sĩ Trần Văn Du, Trần Hữu Tước, nha sĩ Nguyễn Văn Thư, Đặng Chấn Liêm, bác sĩ Trần Hữu Nghiệp,…
Như vậy, chỉ hơn một năm sau khi thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, trong bối cảnh chính quyền non trẻ, quân đội chưa đủ lực lượng để tiến hành những trận đánh lớn trên chiến trường. Đấu tranh ngoại giao trở thành một mũi nhọn, là mặt trận đóng vai trò quan trọng, thậm chí quyết định đến việc giữ vững chính quyền, giải quyết những khó khăn trong nước, bảo vệ vững chắc nền độc lập,
tranh thủ thời gian cho nhân dân Sài Gòn – Gia Định và Nam bộ chuẩn bị lực lượng chống Pháp.
Trong những năm tiếp theo, thực hiện đường lối ngoại giao đặc biệt, chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương cố gắng thể hiện cho bạn bè nước ngoài, những nước lớn hiểu hơn về những nguyện vọng chính đáng, về cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Chính phủ Hồ Chí Minh đã gửi điện văn tới các vị đại diện Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc; gửi công hàm tới chính phủ các nước Trung Quốc, Liên Xô, Hồng Kông và Vương quốc Anh, đề nghị gửi nguyện vọng chính đáng của nhân dân và chính phủ Việt Nam ra trước Hội đồng Liên hợp quốc, kêu gọi công nhận nền độc lập và kết nạp Việt Nam vào tổ chức này.
Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao khác như tham dự hội nghị, thăm viếng, tọa đàm. Trong giai đoạn 1946-1950, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cử nhiều đoàn đại biểu tham dự Hội nghị quốc tế: Cử phái đoàn thăm Lào, ký kết Hiệp định "Tương trợ Lào - Việt"; dự Hội nghị Liên Á hợp tác Ấn Độ (3/1947); dự lễ tuyên bố độc lập của Miến Điện (1/1948); dự Hội nghị các nước Châu Á ủng hộ Inđônêxia chống sự xâm lược của Hà Lan. Đặt các cơ quan đại diện thường trú của Chính phủ tại Băngcốc (Thái Lan), Rănggun (Myanma); Praha (Séc), Pari (Pháp),... nhằm giới thiệu lập trường chính nghĩa của cuộc kháng chiến ở Việt Nam.
Đối với chính phủ các nước đế quốc như Mỹ, Pháp, Anh, Trung quốc, ta chủ trương tìm mọi cách phân hóa họ, liên lạc để hòa bình giải quyết các vấn đề có lợi cho cách mạng Việt Nam. Đối với Trung Quốc, Đảng chủ trương "Hoa - Việt thân thiện", nhằm hạn chế bớt kẻ thù, cũng như sự chống phá cách mạng; giữ quan hệ chặt chẽ với Đảng cộng sản Trung quốc. Sau khi nước Trung Hoa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có chuyến thăm chính thức Bắc Kinh, và Matcơva. Bằng những hoạt động ngoại giao khôn khéo, chúng ta đã thiết lập được quan hệ chính thức với 2 nước lớn này.
Đối với Mỹ, trước tình hình ủng hộ Pháp tái chiếm Đông Dương, Chính phủ đã có những sách lược có lợi cho cách mạng Việt Nam. Tận dụng những điểm
“công minh chính trực” trong tuyên bố “12 điểm” của chính quyền Truman về chính sách ngoại giao (10/1945), Người đã có những động thái hoan nghênh, ủng hộ với lập luận “tin rằng nước Mỹ sẽ thực hiện ngay những tuyên bố đó để đặt nền móng cho nền hòa bình và hạnh phúc của nhân loại mà trước hết là cho các dân tộc nhỏ yếu”. Đồng thời, cử ông Tạ Quang Bửu đi vận động, kêu gọi sự ủng hộ và công nhận chính phủ Việt Nam mới.
Đối với thực dân Pháp, Chính phủ và Hồ Chủ tịch luôn thể hiện quan điểm và cố gắng hết sức để tránh xẩy ra chiến tranh giữa hai dân tộc Việt - Pháp. Điều này được minh chứng qua việc ký kết Hiệp định sơ bộ và bản Tạm ước, nhưng vẫn đảm bảo được nguyên vững độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, chính phủ Pháp đã từ chối mọi đề nghị, không công nhận chính phủ Việt Nam, buộc Hồ Chí Minh phải có những sách lược mềm giẻo hơn. Ta chủ trương thiết lập một phương thức ngoại giao đặc biệt: “ngoại giao nhân dân”, nhằm nỗ lực gắn kết Việt Nam là một bộ phận trong nền hòa bình của khu vực và toàn thế giới. Với đường lối ngoại giao này, ta đã xây dựng nên ba tầng mặt trận chống đế quốc: Mặt trận dân tộc thống nhất ở trong nước, mặt trận liên minh ba nước Đông Dương và mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến.
Bằng đường lối ngoại giao đó, trong suốt 5 năm (1945-1950), tuy chưa nhận được những giúp đỡ về vật chất, nhưng cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam đã không đơn độc. Nhân dân các dân tộc đang đấu tranh vì hòa bình và độc lập dân tộc, dân chủ ở Nam Á - Đông Nam Á đã bày tỏ sự ủng hộ với nhân dân Việt Nam bằng các phong trào quyên góp tiền bạc, thuốc men, dụng cụ y tế, tham gia quân tình nguyện. Nhân dân Pháp cũng bày tỏ tình cảm và hoạt động ủng hộ nhân dân Việt Nam: Đảng cộng sản Pháp ra nghị quyết lên án cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (19/3/1947), đòi bảo vệ thanh niên Pháp, kêu gọi các tổ chức dấy lên phong trào đòi hòa bình ở Đông Dương; Tổng Liên đoàn lao động Pháp phát động phong trào chống bắt lính, chiến dịch "chống chiến tranh xâm lược ở Đông Dương” (1950).
Những hoạt động ngoại giao của Hồ Chủ tịch đã nâng cao vị thế của dân tộc ta, ngày càng mở rộng và được khẳng định trên trường quốc tế. Đây là một triển vọng lớn cho khả năng hoạt động ngoại giao ở giai đoạn tiếp theo. Lần đầu tiên Chính phủ Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Quốc, Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân ở châu Á, Đông Âu. Các nước XHCN trở thành chỗ dựa quan trọng cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cụ thể, ngày 15/1/1950 Chính phủ công nhận Chính phủ cộng hòa nhân dân Trung Hoa và tỏ ý sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao và trao đổi đại sứ. Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu đã đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ Việt Nam
Việc các nước dân chủ nhân dân công nhận Chính phủ Việt Nam trước khi bọn đế quốc Anh - Mỹ công nhận Chính phủ bù nhìn Bảo Đại là một thắng lợi cực kỳ to lớn của chiến lược đại đoàn kết quốc tế.
Từ sau 1950 khi cách mạng Việt Nam có những chuyển biến tích cực trên mặt trận quân sự, chúng ta nhận được sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc, không chỉ vũ khí, cố vấn quân sự, lương thực, thực phẩm, thuốc men mà còn giúp huấn luyện về chiến thuật, góp phần vào thắng lợi trên bàn đám phán. Những chuyển biến đó là cơ sở để Đảng ta đẩy mạnh công tác ngoại giao. Tại đại hội Đảng lần thứ II vấn đề đối ngoại được đưa ra phân tích, chỉ ra cán cân lực lượng giữa hai phe có lợi cho phe dân chủ tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc và phong trào hoà bình phát triển mạnh mẽ. Đại hội đã triển khai các nhiệm vụ đoàn kết chặt chẽ, thành lập mặt trận liên minh Việt – Miên – Lào (3/1951), kháng chiến giành độc lập, cùng giải phóng Đông Dương; đoàn kết với Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân khác; liên hiệp mật thiết với nhân dân Pháp và các nước thuộc địa Pháp trong công cuộc chống đế quốc, gìn giữ hoà bình và dân chủ thế giới.
Những thắng lợi liên tiếp trên khắp các chiến trường, như chiến dịch Biên Giới 1950, Chiến dịch Đông Xuân 1953 – 1954, đặc biệt với chiến thắng vang dội Điện Biên Phủ đã khiến cho thực dân Pháp ngồi vào bàn đàm phán, thương lượng ký kết hiệp định Geneve. Bước vào bàn Hội nghị, ta chủ trương đàm phán bốn vấn đề chính: đình chiến; hoà bình, độc lập, dân chủ; quan hệ với Pháp; và quan hệ giữa
Việt – Miên – Lào. Trong suốt quá trình Hội nghị, ta chủ động tấn công chính trị, ngoại giao, cô lập và phân hoá địch, đẩy mạnh khả năng giải quyết vấn đề Đông Dương và Việt Nam. Với những kết quả đạt được hội nghị Geneve là một mốc quan trọng trong lịch sử đấu tranh ngoại giao của giai đoạn kháng chiến chống Pháp cũng như lịch sử Việt Nam cận hiện đại, lần đầu tiên ngoại giao Việt Nam bước lên vũ đài quốc tế.
Góp phần vào thắng lợi của mặt trận ngoại giao qua hội nghị Geneve không thể không kể đến vai trò của đội ngũ cán bộ ngoại giao lúc bấy giờ, đó là những trí thức đã thực sự giác ngộ cao, ý thức được lợi ích và mục tiêu của dân tộc, có hiểu biết sâu sắc và trình độ học vấn uyên bác, linh hoạt, chủ động, sáng tạo, tự chủ trên bàn đàm phán, biết phân tích đánh giá tình hình chính xác. Tham gia vào thắng lợi của hiệp định có vai trò của các trí thức Sài Gòn – Gia Định như Nguyễn Thanh Sơn đại biểu Bộ Tổng tư lệnh trong phái đoàn Việt Nam tại Geneve, đồng thời trưởng phái đoàn Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam trong Uỷ ban Liên hiệp đình chiến Việt Nam-Campuchia; Mai Văn Bộ thành viên của phái đoàn quân sự Việt Nam cùng với Ủy ban Quốc tế giám sát đình chiến ở Sài Gòn theo tinh thần hiệp định.
Mặt trận ngoại giao giai đoạn 1946-1954 ghi nhận những thành quả to lớn của cách mạng Việt Nam, ngoài sự lãnh đạo tài tình, khôn khéo của Đảng và Chính phủ đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, còn có các tầng lớp trí thức cách mạng. Rất nhiều nhân sĩ, trí thức đã hăng hái tham gia vào hoạt động đối ngoại, đấu tranh trên bàn ngoại giao trong hoàn cảnh lịch sử đất nước hết sức khó khăn. Có thể khẳng định, trí thức chính là lực lượng cán bộ nòng cốt đầu tiên của Bộ Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đứng ra gánh vác nền ngoại giao non trẻ với những nhiệm vụ nặng nề. Trong những năm kháng chiến trường kỳ và gian khổ, cùng với quân và dân trên mặt trận đấu tranh vũ trang, những thắng lợi trên mặt trận ngoại giao đã giúp chuyển xoay cục diện, giành thắng lợi từng bước, làm thất bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp, buộc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Phối hợp với mặt trận quân sự, các trí thức cách mạng Việt Nam đã
tham gia giành thắng lợi tại Hội nghị Geneve 1954 về Đông Dương, buộc các nước lớn công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, nhân dân Đông Dương, giải phóng được miền Bắc, đưa cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới.
Tiểu kết chương 2
Nhìn lại đoạn đường mà dân tộc ta đã đi qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta tự hào vì sự nghiệp cách mạng đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, đó là thành tựu của quần chúng nhân dân, trong đó trí thức giữ một vai trò quan trọng.
Thực tế lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh, trong cuộc đấu tranh giành độc dân tộc, có hàng loạt những người trí thức đã đi theo cách mạng ngay từ những ngày đầu kháng chiến, sẵn sàng chịu đựng những thử thách khó khăn, gian khổ, hy sinh để chống thực dân, đế quốc, đóng góp tài năng, trí tuệ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho đất nước.
Chỉ sau khi nước nhà vừa mới ra đời, tầng lớp trí thức cách mạng đã góp sức