Trên mặt trận báo chí

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 (Trang 74 - 82)

7. Bố cục đề tài

2.6.1.Trên mặt trận báo chí

Nửa cuối thế kỷ XIX cho đến thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam phải đương đầu với cuộc xâm lăng tàn bạo của thực dân Pháp. Ngay từ buổi đầu, nhiều cuộc khởi nghĩa chống kẻ thù xâm lược đã nổ ra, biết bao con người đã ngã xuống, bị tù đày, bị tra tấn dã man, bị đưa đi biệt xứ, mà ước muốn cháy bỏng của họ chỉ là để giữ lấy bờ tre xanh, nếp nhà lá, những cánh đồng lúa nuôi sống con người cả về vật chất và tinh thần. Báo chí Việt Nam đã sinh ra trong bối cảnh đó, đến năm 1925, một nền báo chí mới, mang tính cách mạng ra đời bằng gương mặt đầu tiên là Báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập và lãnh đạo.

Sau Cách mạng tháng 8, làng báo Việt Nam cũng được giải thoát khỏi chế độ “chặn hầu bóp cổ” của những người mất nước, rũ hết những tàn tích nô lệ của những ngày Pháp thuộc để phục vụ nhân dân. Báo chí lan tỏa rất nhanh về số lượng cũng như về chất lượng và cả số lượng độc giả. Nổi bật sau Cách mạng Tháng Tám là những tờ báo: Sự thật, Cứu quốc, Độc lập, Tiến lên, Dân chúng, Lao động, Hồn nước, Đồng minh, Tiền phong, Sao vàng, Gió mới, Quốc hội,... Ở Thủ đô, hàng ngày có hơn 10 tờ báo được xuất bản. Hầu hết các tỉnh đều có báo riêng. Nam Định có tờ Sóng Tuần Vườn, Thái Bình có tờ Tranh Đấu, Hà Nội có tờ Quyết Chiến, Quảng Bình có tờ Thống Nhất, Truyền Tin, chuyên đưa các tin tức mới nhất trong cả nước…

Ngoài ra còn có các tờ như Công giáo kháng chiến của cơ quan tuyên truyền công giáo, lên án, phản đối mạnh mẽ về sự xâm lược và bán nước của bọn thực dân. Quảng Trị nổi lên có tờ Tiếng Vang thuộc cơ quan tuyên truyền của uỷ ban kháng chiến Quảng Trị. Thừa Thiên-Huế có tờ Tiến Quân, Giết giặc, Thắng lợi... Tại Thanh Nghệ-Tĩnh có khoảng 7 tờ báo lớn, nổi bật nhất là tờ Cứu Quốc, phát hành hàng ngày. Chỉ tính trong năm 1947 có 2500-3000 được lưu hành khắp trong các tỉnh và được dân chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Một số tờ khác như kháng chiến khu IV, Chiến sỹ, Liên hiệp quốc dân, Truyền thanh, Gọi Bạn... Nam Kỳ nổi tiếng với

các loại báo Kiến Thiết, Việt Bút, Tân Việt, Nam kỳ, Tin Điển, Phấn Đấu, Sức Mới...Tổng hội sinh viên cho ra tờ báo mới “Gió mới” thay cho tờ “Tự trị” trước đây.

Trong những năm đầu của chính quyền cách mạng, tầng lớp trí thức cách mạng Việt Nam trên mặt trận báo chí đã phục vụ tích cực cho nhiệm vụ bảo vệ chính quyền còn non trẻ. Sự tham gia của tầng lớp trí thức vào việc xây dựng và tổ chức hoạt động cho ba cơ quan báo chí quan trọng nhất lúc bấy giờ là báo Cứu quốc, Đài tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam quả thật đã tạo ra một tiền đề mới cho ngành báo chí và hơn thế nửa việc truyền tải thông tin của các cơ quan này sẽ đến được với quần chúng nhân dân một cách dễ dàng hơn. Đây là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để nhân dân được thông tin đường lối chính sách của Đảng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Là tờ báo hằng ngày lớn nhất cả nước lúc bấy giờ, Báo Cứu quốc đã tập trung tuyên truyền, đăng tải các văn kiện của Đảng, các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo của Đảng. Trong lịch sử báo chí Cách mạng Việt Nam, Cứu Quốc giữ một vị trí rất quan trọng trong những tháng năm đặc biệt của lịch sử dân tộc. Là tờ báo ra đời từ rất sớm, do chính các nhà cách mạng, trí thức nổi tiếng của Đảng trực tiếp phụ trách như Trường Chinh, Lê Quang Đạo, Xuân Thủy…Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Cứu Quốc là tờ báo đầu tiên vinh dự được đăng những bài báo của Bác Hồ. Kể từ đó cho tới năm 1955, Bác Hồ đã viết và gửi đăng trên Cứu Quốc khoảng 400 bài với nhiều bút danh khác nhau. Cứu Quốc, đứng ở vị trí tiên phong nhất trong tuyên truyền vận động nhân dân đứng lên cứu nước ở thời kỳ bí mật và trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Rất nhiều cán bộ phóng viên Cứu Quốc đã được phân công đi tham gia xây dựng những tờ báo khác.

Cùng với báo Cứu Quốc, sau CMT8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị phải gấp rút thành lập bằng được Đài Phát thanh Quốc gia. Chỉ thị của Người nêu rõ hai nội dung quan trọng của Đài Phát thanh: Về đối nội, là phương tiện thông tin

nhanh nhất, rộng nhất để truyền bá những chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, phản ánh kịp thời tình hình trong nước và thế giới; là cầu nối giữa trung ương với địa phương, chính quyền với nhân dân. Về đối ngoại: làn sóng có thể vượt qua biên giới quốc gia, không cần hộ chiếu, để chọc thủng bức màn bưng bít của chủ nghĩa đế quốc về tình hình cách mạng ở Việt Nam, đáp lại những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của chúng và nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. 11 giờ 30 phút, ngày 7/9/1945, Đài Tiếng nói Việt Nam được ra mắt, đánh dấu bằng chương trình phát thanh đầu tiên dài 90 phút, bao gồm nội dung đối nội, đối ngoại, ca nhạc mà trọng tâm là long trọng phát đi toàn văn bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình chiều 2/9/1945. “Khoảnh khắc thời gian ấy, giờ phút lịch sử ấy chỉ diễn ra trong 90 phút, nhưng mãi mãi in đậm vào ký ức của người Việt Nam” Lời căn dặn đầu tiên của Người là tuyên truyền trên Đài cốt yếu phải giữ vững nguyên tắc, nhằm mục tiêu bất di bất dịch là bảo vệ cho được nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc, đồng thời phải bình tĩnh, biết vận dụng sách lược mềm dẻo.”.

Tiếp đến ngày 15/9/1945, bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được phát đi toàn thế giới bằng ba thứ tiếng Việt, Pháp, Anh - đánh dấu sự ra đời của Việt Nam Thông tấn xã (nay là Thông tấn xã Việt Nam), hãng thông tấn đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Trong các cuộc kháng chiến giành độc lập của dân tộc, đội ngũ đông đảo những người làm báo của TTXVN thực sự là những nhà báo – chiến sĩ. Họ có mặt ở những nơi nóng bỏng nhất của cuộc chiến, cùng sống, cùng chiến đấu với bộ đội và nhân dân. Không chỉ ghi lại các sự kiện như những nhân chứng lịch sử, họ còn trực tiếp tham gia và góp phần làm nên những thắng lợi trên chiến trường. Lớp lớp phóng viên, kỹ thuật viên của TTXVN đã lên đường ra trận, và hơn 260 người trong số đó đã vĩnh viễn nằm lại chiến trường. Máu của các anh, các chị thấm trong mỗi dòng tin, bài viết, bức ảnh, thước phim được gửi về từ chiến trường khốc liệt. Những thông tin mang giá trị tiếp sức, chia lửa với chiến trường từ các vùng nóng bỏng đạn bom đã góp phần làm nên những chiến thắng vĩ đại của dân tộc trong sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.

Báo chí ở cả hai miền Nam, Bắc đều có những hoạt động nhằm tuyên truyền và cổ vũ thêm tinh thần yêu nước, cùng đứng lên đấu tranh của nhân dân. Và những hoạt động này không thể không có sự tham gia của tầng lớp trí thức cách mạng Việt Nam.

Ở Nam Kỳ, một trong những tờ báo đi tiên phong đấu tranh chống Pháp ở nội thành Sài Gòn - Gia Định là tờ JusticeCông Lý, của “Nhóm Văn hóa Mác-xít” do nhà văn Thiếu Sơn làm chủ bút. Mặt trận Việt Minh ở Sài Gòn – Chợ Lớn cũng đã xuất bản tờ Thông tin Kháng chiến, về sau đổi thành báo Chống Xâm Lăng, do đồng chí Trịnh Đình Trọng phụ trách, quy tụ được nhiều trí thức cách mạng tham gia diễn đàn đấu tranh như Nguyễn Mạnh Hoàn, Liễu Châu, Trần Bạch Đằng, Quế Lâm,… Đặc biệt để tạo sự thống nhất và sức mạnh của lực lượng báo chí yêu nước, dưới sự chỉ đạo của Đảng, báo Tin Điển tổ chức cuộc họp bàn về việc thống nhất báo chí Nam Bộ, lập thành “mặt trận thống nhất đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và chống chính quyền tay sai Sài Gòn”.

Một hệ thống báo chí hùng hậu được phát hành ở nội thành và chiến khu như

Công Đoàn, Tiền Đạo, Tổ Quốc, Tiếng Súng Kháng Địch, Dân Chủ, Hi Sinh, Tu Dưỡng, Kèn gọi Lính, Tin Điển, Nam Kỳ, Kiến Thiết, Tân Việt,… được đông đảo quần chúng ủng hộ và tìm đọc, với lượng phát hành kỷ lục. Tổng Công đoàn Nam bộ cũng tham gia diễn đàn với việc xuất bản tờ báo Công Đoàn do Nguyễn Lưu phụ trách, sau đổi thành báo Cảm Tử do nhà báo Lý Chính Thắng điều hành, đặt tòa soạn tại An Phú Đông, Gia Định. Tổng bộ Văn báo thành lập “Ban biên tập xóm Thơm” (4/1946), nhằm định hướng nội dung các bài báo trước khi đăng gồm nhiều nhà báo tên tuổi như Lý Vĩnh Khuông, Ái Lan, Lê Văn Ngôn, Trần Văn Khê, Nguyễn Văn Hiếu, Triệu Công Minh…

Trên các báo phản động như Phục Hưng, Tương Lai, Tiếng Gọi Bình Dân. Các nhà báo trẻ như Trần Bạch Đằng, Phạm Thiều, Huỳnh Tấn Phát, Thiếu Sơn, Lý Vĩnh Khuông, Lê Thọ Xuân, Trần Văn Nguyên, Thiếu Sơn, Dương Tử Quang, Vĩnh Sanh, Vũ Tùng,… có nhiều bài viết đấu tranh đòi tự do ngôn luận, tự do báo chí, đòi độc lập, trưng cầu dân ý thống nhất đất nước, ủng hộ chính phủ Cụ Hồ trên

các báo. Nhiều tờ báo công khai đòi thực dân Pháp thả trí thức yêu nước như nghị sĩ quốc hội Hoàng Minh Châu, luật sư Đỗ Minh Sảng, kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích. Tờ

Nam Kỳ cho đăng toàn văn bức thư Hồ Chủ tịch gửi đồng bào Nam Bộ; tờ Justice

kêu gọi yêu cầu giải tán chính phủ tự trị; tờ Lendemains (của nhóm Văn hóa Mác xít) lên tiếng đấu tranh chống chia cắt đất nước,…

Ngay trong tháng 1/1946 cuộc họp của 82 các nhà trí thức Nam Bộ [61, tr.7] đã soạn bản tuyên ngôn đăng trên báo Độc lập gửi cho các nhà trí thức thế giới để bóc trần âm mưu của thực dân Pháp chia rẽ trí thức nước ta. Nội dung bản tuyên ngôn nêu rõ: “ Đã hơn ba tháng nay, một tội ác vô cùng xấu xa đã diễn ra ở trước mắt các ngài. Đó là việc quân đội Pháp xâm phạm đến quyền tự do nước Việt Nam. Chính phủ Pháp biết việc đi cướp nước người ấy, bị cả thế giới khinh miệt nên đã tìm hết cách vu cáo chúng tôi, nói rằng phần đông các nhà trí thức Việt Nam đã đến cầu xin người Pháp che chở...”. Bản tuyên ngôn còn chỉ rõ những lời nói đó là lời nói dối, bịa đặt. Các nhà trí thức hơn nữa còn khẳng định, mặc dù từng học ở nước Pháp nhưng họ không sao quên được đế quốc Pháp đã đè nén áp bức nhân dân Việt Nam, giam hãm nước ta trong vòng nô lệ bao nhiêu năm trời. Người Pháp còn nấp sau những lời nói dối đó để làm bao nhiêu tội ác đối với dân ta. Một trận ném bom ở Chợ Lớn có hơn 400 người bị chết và bị thương. Ở Trà Vinh hơn 1000 người đàn bà bị bắt giam và bị hãm hiếp...Trí thức Nam Bộ còn kêu gọi các nhà trí thức thế giới đã đánh đuổi phát xít Nhật-Đức, không thể không trị tội phát xít Pháp và Chính phủ tự trị mà Pháp mới thành lập chỉ là nô lệ trá hình.

Bản tuyên ngôn có ý nghĩa to lớn, chứng tỏ sự kiên quyết của các nhà trí thức Việt Nam không hợp tác với thực dân Pháp. Nó vạch rõ bản chất đi xâm lược của người Pháp và tội ác mà Pháp đang gây ra cho nhân dân Việt Nam.

Để biểu thị chính kiến riêng về hiệp định sơ bộ và tạm ước đã được ký kết giữa chủ tịch Hồ Chí Minh với Chính phủ Pháp, lực lượng trí thức trong nhóm báo chí Thống Nhất cùng nhau ra bản tuyên ngôn ngày 10/6 với gần 700 chữ ký, nhằm ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh.

Trong thời gian này, cùng quá trình đấu tranh của các giới trí thức ở Sài Gòn, thị xã Sa Đéc, đông đảo viên chức giáo sư, bác sỹ như Huỳnh Minh Hiển, Trường Tiền...cũng soạn thảo “Bản kiến nghị của giới trí thức” và ký tên gửi cho Chính phủ Pháp, yêu cầu Chính phủ Pháp phải thương lượng với Chính phủ Hồ Chí Minh.

Trong năm 1947, trí thức cả nước tỏ rõ thái độ của mình qua các bản tuyên ngôn. Đó là bản tuyên ngôn của 267 người trí thức Nam Bộ [38, tr.76] gửi Chính phủ Việt Nam. Tuyên ngôn của hầu hết trí thức Bắc Bộ tố cáo âm mưu của giặc Pháp. Hai bản tuyên ngôn đều thể hiện mong muốn chính đáng của nhân dân Việt Nam về sự thân thiện, hòa bình giữa hai dân tộc. Cuối năm 1948, liên hiệp báo chí và liên hiệp văn nhân Nam Bộ được thành lập. Ban chấp hành của hai tổ chức này có nhiều trí thức nhà văn nổi tiếng như Lê Thọ Xuân, Trúc Chi, Nam Quốc Cang, Triệu Công Minh. Năm 1949, chi hội văn nghệ liên khu V thành lập và tiếp đó tổ chức nhiều cuộc bãi công, bãi khoá chống lệnh buộc phải đăng thông cáo của Chính phủ bù nhìn Sài Gòn, chống lệnh đóng cửa báo chí, đòi báo chí được xuất bản không phải xin phép.

Tháng 12/1947, hơn 400 trí thức vùng Sài Gòn-Chợ Lớn và 200 trí thức ở Bắc Bộ đã ra bản tuyên ngôn chỉ thừa nhận có một Chính phủ kháng chiến Hồ Chí Minh là Chính phủ hợp pháp duy nhất ở Việt Nam và nguyện tranh đấu đến cùng giành độc lập. Với thái độ ấy, các nhà trí thức yêu nước đã tỏ rõ tinh thần kháng chiến mãnh liệt, đập tan âm mưu chia rẽ của thực dân Pháp, là nhát búa tạ giáng nên nền tảng mong manh, ọp ẹp của Chính phủ bù nhìn do chúng cố công xây dựng. Liên tiếp trên các báo, đều có đăng tin về thái độ giới trí thức. Ngày 12/4/1954, Hội nghị một số nhà trí thức cùng nhân dân kiến nghị Chính phủ và Quốc hội Pháp trực tiếp bàn bạc với Chính phủ kháng chiến để giải quyết vấn đề hòa bình ở Việt Nam. Trong bản kiến nghị họ còn tố cáo đế quốc Mỹ lợi dụng chiến tranh Việt Nam để buôn bán bom đạn làm giàu và lên án bọn hiếu chiến Pháp-Mỹ cố ý kéo dài chiến tranh xâm lược gây nhiều tang tóc đau thương cho hai dân tộc Việt-Pháp. Ngày 27/4/1954 thêm 150 nhà trí thức Hà Nội ra kiến nghị phản đối âm mưu tiếp tục mở rộng chiến tranh Đông Dương, đòi Chính phủ Pháp giải quyết hòa bình vấn đề

Đông Dương bằng cách thương lượng trực tiếp Chính phủ kháng chiến Hồ Chí Minh đi đến điều đình trên nguyên tắc tôn trọng nguyện vọng tha thiết của dân tộc Việt Nam là độc lập và tự do. Những tên tuổi trí thức đi đầu trong phong trào này như là bác sỹ Vũ Công Hòe, dược sỹ Hoàng Xuân Hãn, giáo sư Đặng Văn Chương...Hưởng ứng phong trào này, hơn 200 nhà trí thức Sài Gòn cũng ký tên vào một bản kiến nghị nhiệt liệt hưởng ứng phong trào đấu tranh đòi hòa bình dân chủ của nhân dân Pháp và yêu cầu Chính phủ, quốc hội Pháp ra lệnh cho quân đội viễn chinh Pháp ngừng chiến tranh ở Đông Dương để tiến tới một giải pháp hòa bình có lợi cho hai dân tộc Việt Pháp.

Bên cạnh những tuyên ngôn nhằm chống lại những luận điệu của thực dân Pháp, cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân ta thì Ban thường trực Liên hiệp báo chí cũng đã ra nghị quyết "phản đối biện pháp chuyên chế ấy của nhà cầm quyền"

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 (Trang 74 - 82)