Trong lĩnh vực giáo dục

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 (Trang 87 - 91)

7. Bố cục đề tài

2.6.3. Trong lĩnh vực giáo dục

Sau cách mạng nạn mù chữ và thất học trong nhân dân ta hết sức nặng nề, trầm trọng. Hầu hết đồng bào thiểu số không biết chữ. Dân không biết kí tên mình, giấy tờ chủ yếu dùng lối điểm chỉ. Theo thống kê “8245 trẻ em mới có một trường tiểu học. số học sinh tiểu học là 165.000 mới chỉ bằng 0,8% dân số, học sinh tiểu học chưa được 0,3%. Sau 80 năm thống trị, để khai hóa cho một dân tộc hơn 20 triệu, thực dân Pháp cho mở trung bình một huyện có một trường hoặc 2 huyện mới có một trường, toàn quốc chỉ có 16 trường trung học, 95 dân số nước ta là mù chữ” [51, tr.33].

của nô dịch và phong kiến. Vì vậy sau ngày đất nước độc lập, mặt trận giáo dục cũng nhanh được chóng kiến thiết lại, đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ chấn hưng dân trí, xây dựng đất nước. Hồ Chủ tịch nhận định: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, sự dốt nát là một loại giặc nội xâm, là mẹ đẻ của mọi thói hư tật xấu, phản lại văn hoá"...[32, tr.8].

Từ nhận thức đó, Chính phủ phải bắt tay ngay vào việc xây dựng nền giáo dục mới của một nước độc lập và dân chủ, chống "giặc dốt" được đặt ở vị trí thứ 2 trong 6 nhiệm vụ cấp bách của chính phủ. Ngày 6/9/1945, Nha bình dân học vụ đã ra đời hướng dẫn nhân dân học chữ.

Theo lời kêu gọi của Bác, phong trào Bình dân học vụ đã được lan rộng và ăn sâu vào các thôn xóm, làng bản, người người học chữ, nhà nhà học chữ. Những người biết nhiều chữ (thường là những người trí thức) dạy cho những người biết ít chữ, những người biết ít chữ dạy cho những người không biết chữ. Đâu đâu cũng có thể là trường học, lớp học và mọi người học cả những lúc nghỉ ngơi cũng như khi lao động. Kết quả, chỉ sau chưa đầy một năm phát động phong trào, ta đã tổ chức được 75.000 lớp học với hơn 95.000 giáo viên và đã dạy chữ cho 2.500.000 người biết viết, biết đọc thông thạo. Như vậy, về cơ bản ta đã giải quyết, khắc phục một số lượng lớn nạn “giặc dốt”, góp phần quan trọng giúp quần chúng nhân dân có những nhận thức đầy đủ về cuộc sống và công tác cách mạng. Đó là thành quả của với sự đoàn kết, đồng lòng của quần chúng nhân dân, sự nhiệt tình, hăng hái tham gia phong trào của giới trí thức, những người biết chữ.

Không dừng lại ở việc xóa nạn mù chữ, từ năm 1948 đến 1950 Ở Nam bộ đã thành lập các trường Trung học bình dân dành cho cán bộ và trường Trung học kháng chiến dành cho thanh niên, nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cho đất nước. Những người trí thức với trình độ, chuyên môn cao đã tham gia vào việc giảng dạy, đào tào nguồn trí thức chất lượng cho miền Nam nói riêng và cả nước nói chung. Không những vậy họ còn đứng ra xây dựng, đảm nhận trọng trách lãnh đạo các trường ấy.

Tháp Mười, do nhà trí thức, GS. Ca Văn Thỉnh làm Hiệu trưởng, Tiến sĩ Nguyễn Duy Cương làm Hiệu phó. Trường tổ chức được 2 khóa với 260 học sinh.

- Trường Trung học kháng chiến Nguyễn Văn Tố thành lập tháng 07/1948 tại xã Thới Bình, do GS. Nguyễn Văn Nghĩa làm Hiệu trưởng, GS. Lê Văn Chí làm Hiệu phó, nhà văn Rum Bảo Việt làm Tổng giám thị. Tổ chức được 3 khóa với tổng số 450 học sinh.

- Trường Trung học kháng chiến Huỳnh Phan Hộ thành lập năm 1949 tại rạch Ông Bường, do GS. Nguyễn Thượng Tư làm Hiệu trưởng. Trường mở 1 khóa với 180 học sinh.

- Trường Trung học bình dân Nguyễn Công Mỹ, thành lập tháng 1/1950 tại Rạch Chệt. Trường mở được 5 khóa với 600 học viên. GS. Nguyễn Văn Nghĩa, GS Lê Văn Cẩm và thầy Lê Văn Triết lần lượt làm hiệu trưởng.

- Trường Trung học bình dân Huỳnh Phan Hộ thành lập tháng 11/1950 tại Rạch Nàng Chăn do GS. Lê Văn Chí làm hiệu trưởng. Trường mở 2 khóa với 150 học viên.

Ngoài ra, Sở Giáo dục Nam bộ còn phối hợp với một số cơ quan, đoàn thể mở các trường Trung học nội trú khác như: Trường Trung học Bạc Liêu do GS. Nguyễn Văn Nghĩa làm hiệu trưởng; Trường Trung học Tiền Phong do tiến sĩ Nguyễn Duy Cương làm hiệu trưởng; Trường Trung học Văn Chính do đồng chí Vương Nhị Chi làm hiệu trưởng; Trường Trung học Hà Bách Tường…

Cũng trong giai đoạn này, hệ thống giáo dục ở bậc đại học nhằm đào tạo ra những trí thức phục vụ đất nước là một trong nhiệm vụ trọng tâm được Bác Hồ, Đảng và Chính phủ quan tâm. Để tạo ra những nhà trí thức thật sự thì điều cần thiết là phải có một đội ngũ trí thức có tài và có đức để giảng dạy. Chính vì vậy, ngày 10/10/1945, nghĩa là chỉ sau khi đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình hơn 1 tháng, Bác Hồ đã ký Sắc lệnh số 45/SL, được đăng trên Việt Nam Dân quốc công báo (số 9). Nội dung cụ thể như sau: “Chính phủ đã cử các ông Cao Xuân Huy, Hồ Hữu Tường, Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Văn Huyên làm giáo sư Đại học Văn khoa và các ông Đào Duy Anh, Cù Huy Cận,

Trần Văn Giáp, Ngô Xuân Diệu, Trần Khánh Giư (Khái Hưng), Phạm Duy Khiêm, Bùi Kỷ, Nguyễn Đình Thi, Đoàn Phú Tứ giảng về những vấn đề đặc biệt trong chương trình văn khoa. Chính phủ giao cho ông Giám đốc Đại học quốc gia thảo luận với các vị trên về nội dung giảng dạy và về số giờ mà những vị ấy nhận dạy trong niên khóa 1945-1946”[23, tr.77]. Ngoài ra, Chính phủ quyết định trên cơ sở kế thừa và cải tổ các trường đại học và cao đẳng cũ do Pháp mở ở Hà Nội và phát triển thêm một số trường đại học mới, nhằm tạo dựng một nền giáo dục cao đẳng và đại học dân tộc dân chủ của nước Việt Nam độc lập tự do.

Cùng với đó, với yêu cầu đào tạo nhân tài của đất nước, Hội đồng Chính phủ quyết định khai giảng ngay các trường cao đẳng và đại học. Theo lệnh của Chính phủ, ngày 8/10/1945, Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục Vũ Đình Hòe đã ký Nghị định, công bố bắt đầu từ ngày 15/11/1945 sẽ khai giảng tại Hà Nội những trường đại học và cao đẳng, gồm các trường: Đại học Y khoa, Dược khoa, Nha khoa, Trường Cao đẳng Khoa học, Cao đẳng Mỹ thuật, Cao đẳng Nông canh, Cao đẳng Thú y, để đón sinh viên trở lại trường học tập.

Với tầm nhìn đúng đắn về vai trò quan trọng của khoa học xã hội và nhân văn trong đời sống xã hội của một quốc gia độc lập, ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 45/SL thành lập Ban Văn khoa Đại học ở Hà Nội do một học giả cách mạng có tri thức uyên bác về văn hóa cổ, kim, Đông, Tây là GS Đặng Thai Mai làm Giám đốc. Ban Văn khoa Đại học Hà Nội có nhiệm vụ đào tạo giáo sư văn khoa bậc trung học và nâng cao nền văn học Việt Nam cho xứng đáng với một nước độc lập để theo kịp các nước tiên tiến trên toàn cầu.

Ban Văn khoa Đại học Hà Nội có các chuyên khoa Triết lý, Việt học, Hán học, Sử ký, Địa dư. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được cấp bằng Văn khoa Đại học sĩ (Cử nhân). Trường cũng đào tạo và cấp bằng Cao học và có thể tổ chức học để thi bằng Văn khoa tiến sĩ, tạo ra nguồn trí thưc chất lượng để phục vụ đất nước.

Có một sự thay đổi rõ rệt. Nếu trước 1945, giảng viên Đại học chủ yếu là người Pháp và chỉ có một ít người Việt thì từ 15/11/1945 có 100% giảng viên người Việt như GS Nguyễn Văn Huyên, GS Nguyễn Mạnh Tường, một số người học ở

Pháp về như GS Ngụy Như Kontum, GS Nguyễn Văn Thiêm, GS Đào Duy Anh, GS Đỗ Xuân Hợp, GS Hồ Đắc Di, GS Đỗ Tất Lợi, GS Đặng Vũ Hỷ [54, tr.65].

Song song cùng tồn tại với hệ thống giáo dục dân, ngày 7/9/1952, Hội truyền bá chữ Quốc ngữ Nam Bộ ra mắt đồng bào Sài Gòn – Chợ Lớn. Hội được thành từ năm 1944 ở Hà nội, do nhà trí thức – thương nhân Michel Văn Vĩ làm hội trưởng, dược sĩ Trần Kim Quan hội phó, nhà báo Thuần Phong làm tổng thư ký, tham gia còn có nhà sử học Lê Thọ Xuân, nhà văn Trọng Toàn, dược sĩ Nguyễn Văn Liễn, Tạ Đình Thuận, Lê Quang Hộ, Lê Văn Hai. Hội đã phát động phong trào chống giặc dốt, vừa phổ biến văn hóa dân tộc, vừa giáo dục tinh thần yêu nước trong quần chúng, chống các tác phẩm văn hóa đồi trụy.

Bên cạnh việc tham gia vào hoạt động giáo dục, đào tạo cán bộ trí thức cho cách mạng, giáo viên cho nền giáo dục kháng chiến ở vùng bưng biền, giới trí thức giáo chức cũng tham gia mạnh mẽ vào phong trào đấu tranh chính trị trong các đô thị, nhất là giai đoạn 1950-1954, góp phần cùng quân và dân kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp.

Nhìn chung trong suốt chín năm kháng chiến, dưới sự lãnh đạo của Đảng, hầu hết trí thức cách mạng Việt Nam đã tập hợp lại trong nhiều tổ chức khác nhau, hăng hái tham gia công tác phát triển, xây dựng nền giáo dục kháng chiến. Chỉ sau một thời gian ngắn “Nền giáo dục kháng chiến đã góp phần xóa nạn mù chữ trong nhân dân, phát triển giáo dục bậc tiểu học, trung học, đồng thời cung cấp cho các mặt trận kháng chiến nhiều cán bộ có đủ trình độ văn hóa, bản lĩnh chính trị để thực hiện tốt nhiệm vụ cách mạng, góp phần quan trọng vào thắng lợi trong công cuộc kháng chiến kiến quốc”[42, tr.131].

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)