7. Bố cục đề tài
2.5.2. Những phát minh, sáng kiến của trí thức trong lĩnh vực kinh tế
Bên cạnh tiếp tục duy trì sự phát triển của các ngành kinh tế quan trọng thì việc chú trọng đến việc đào tạo những nhà kinh tế cho đất nước có thể xem là nguyên nhân của mọi nguyên nhân để phát triển. Vì vậy, từ năm 1948, trường kinh
tế Nam Bộ do kỹ sư Kha Vạng Cân, Giám đốc Sở kinh tế đảm nhận, đã mở được 3 khóa đào tạo, mỗi khoá từ 4-6 tuần, đóng trên địa bàn sông Xoài Rạp và ở Đốc Binh Kiều trên kênh Nguyền Văn Tiếp với nội dung kinh tế học đại cương, chính sách kinh tế kháng chiến, kinh tế nông lâm nghiệp, chăn nuôi và ngân hàng. Phần lớn giảng viên trước đây đã học ở ngành Luật hay Nông lâm ở Hà Nội và Sài Gòn. Ngoài ra còn có các đồng chí: Lê Duẩn, Ung Văn Khiêm, Phạm Ngọc Thuần đến giảng bài về đường lối chính sách của Đảng. Tài liệu dạy học được đăng trên tập san Kinh tế kháng chiến, được phổ biến rộng rãi trong toàn quốc. Tính đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tập san đã ra được 13 số. Cùng tập san của Bộ công thương, đây là hai tờ báo đầu tiên về kinh tế của chế độ mới ở nước ta. Ngay từ những năm đầu của cuộc chiến 1947-1948, Hội đồng Chính phủ đã đặt vấn đề cử người đi học về kinh tế nước ngoài để chuẩn bị cho thời kỳ hòa bình. Nhiều cán bộ trẻ có văn hóa và trí lực tốt đã được tuyển chọn từ mọi vùng trong cả nước, tập trung tại Việt Bắc để tham gia chương trình này. Do phía bên ngoài chưa có cơ sở đào tạo nào tiếp nhận, nên đội ngũ này đã làm ở Việt Bắc một thời gian cho đến năm 1950, 1951...mới có lớp du học sinh sang Trung Quốc, Liên Xô.
Chính việc trọng dụng nhân tài và chú trọng đào tạo con người mà đội ngũ trí thức kinh tế đã có thể đưa nhiều sáng kiến kinh tế quan trọng, góp phần to lớn thúc đẩy kinh tế phát triển, phục vụ kháng chiến như sáng kiến khắc phục khó khăn về nguyên liệu, sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Kỹ sư nông học Bùi Huy Đáp, phó giám đốc Nha nông chính liên khu IV, hiểu rõ chính sách của Đảng và mặt trận liên Việt. Với tinh thần học tập phục vụ nhân dân, năm 1948, ông gây phong trào phân Bắc ở miền Bắc và liên khu IV. Phong trào đó đã lan rộng trong các liên khu, được nhân dân hưởng ứng ngày càng nhiều, tạo điều kiện tăng năng suất lúa và hoa mầu lên rất cao. Ngoài ra, ông còn gây phong trào chọn lúa giống cấy một giảnh. Nhân dân đã áp dụng phương pháp mới này làm cho thấy năng suất lúa tăng hơn trước. Ông còn rất chú tâm đào tạo cán bộ, biên soạn một số sách về chuyên môn phục vụ công tác bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật. Năm 1949, kỹ sư Đặng Đinh Vinh ở Nam Trung Bộ đã chế được thứ phân bón ruộng rất tốt. Dùng thứ phân bón này người dân có thể thu
hoạch được 5200kg thóc/mẫu tây [18, tr.13].Các kỹ sư ở miền Nam cũng chế tạo được thứ giấy làm bằng sợi chuối, tiết kiệm nguyên liệu. Cũng trong năm này, kỹ sư Nguyễn Duy Thanh chế tạo ra được máy cán bông, cho vải độ mịn và mềm hơn, đồng thời tăng năng suất sản phẩm. Năm 1951, kỹ sư canh nông Bùi Huy Đáp đã lập nên hai thành tích mới: “Thành tích quan trọng đặc biệt trong công tác cải tiến kỹ thuật trông ngô ở mấy xã dọc sông Thao (thuộc huyện Thanh Ba-tỉnh Phú Thọ) trên 1diện tích 3500 mẫu, năng suất trung bình tăng 50%”, mặc dù thời tiết bất thuận. Đây là một kỷ lục hiếm có trong ngành nông nghiệp nước ta, nhất là trong điều kiện cuộc kháng chiến ác liệt. Trong mùa thi đua năm 1952, nhóm khoa học nhân dân Lê Viết Thuật trong đoàn kỹ thuật Quân khu IV sáng chế ra được nhiều phát minh quan trọng. Đó là chiếc cân lao động chính xác, cân được từ 1.2kg đến 3tạ, kịp thời phục vụ thuế nông nghiệp cho Nhà nước. Họ còn chế tạo ra được cối xay lúa hai tầng tăng năng suất 400%, so với cối giã gạo thường, tiết kiệm được thời gian và công sức cho bà con nông dân. Ngoài ra, cả nhóm còn tìm được cách làm líp và lốp xe đạp rẻ nhất. Năm 1952, theo tiếng gọi của quê hương, kỹ sư nông học Lương Đình Của cùng gia đình từ Nhật Bản về Tổ quốc. Về nước, ông từ chối hợp tác với chế độ ngụy quyền, âm thầm bắt liên lạc với cách mạng. Kỹ sư chính là cha đẻ của nhiều loại giống lúa như nông nghiệp 1, dưa không hạt, cà chua và khoai lang. Những phát minh của ông cực kỳ quan trọng, trong nền kinh tế đất nước ta lúc bấy giờ.
2.6. Trí thức cách mạng Việt Nam tích cực hoạt động trong các lĩnh vực văn hoá - giáo dục và y tế
Trong từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể, Hồ Chủ tịch có những chủ trương, chính sách chỉ thị sát thực: Đối với trí thức ngành y tế, yêu cầu thực hiện 5 điều: “Hăng hái, hy sinh, bác ái, đoàn kết, kỷ luật”; Đối với trí thức ngành giáo dục, phải thi đua “Dạy tốt”; Đối với trí thức ngành văn hóa, “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”… [28, tr. 34]. Thực hiên chủ trương, chỉ thị của Hồ Chủ Tịch, tầng lớp trí thức cách mạng Việt Nam trên các ngành, lĩnh vực đã có những hoạt động tích
cực, góp phần giải quyết những khó khăn, đưa đến thắng lợi cuối cùng trước cuộc chiến chống lại thực dân Pháp.