Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thứcViệt Nam trong

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 (Trang 118 - 147)

7. Bố cục đề tài

3.3. Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thứcViệt Nam trong

trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

*Xây dựng đội ngũ trí thức mạnh về số lượng và chất lượng

Để phát huy tiềm năng của trí thức trong công cuộc đổi mới hiện nay, vấn đề cơ bản trước hết là phải xây dựng đội ngũ trí thức mạnh về số lượng và chất lượng.

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, số lượng trí thức nước ta ngày một tăng lênh nhanh chóng và đang trở thành một lực lượng xã hội đông đảo. Nhưng trước tình hình phát triển mới của đất nước, lực lượng đó cần phải tiếp tục tăng hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa.

Ở nước ta hiện nay trên nhiều lĩnh vực của đời sống nhiều khu vực và thành phần kinh tế, nhiều ngành khoa học vẫn còn thiếu rất nhiều cán bộ khoa học chuyên môn. Để khắc phục tình trạng này, Đảng và Nhà nước cần phải tiếp tục đổi mới cơ chế đào tạo để đáp ứng yêu cầu tăng cường cán bộ cho các ngành kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Quá trình đào tạo, cần phải hết sức chú ý giải quyết tính đồng bộ trong cơ cấu của đội ngũ trí thức, giữa lực lượng trí thức nghiên cứu triển khai và lực lượng trí thức kỹ thuật thực hành, thiết kế công nghệ, giữa trí thức khoa học xã hội - nhân văn và khoa học tự nhiên, giữa trí thức có trình độ cao và trí thức nói chung vốn đang tồn tại rất nhiều bất cập.

Đi đôi với vấn đề số lượng, việc nâng cao hơn nữa vấn đề chất lượng của đội ngũ trí thức cũng đang là một yêu cầu cấp bách. Để nâng cao chất lượng, cần phải chú ý tới hai nội dung cơ bản: Một là, trình độ học vấn chuyên môn, năng lực lao động sáng tạo; hai là, sự chín muồi về chính trị tư tưởng, trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa của trí thức.

Đối với nội dung thứ nhất, cần phải tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo trên mọi phương diện để khi ra trường người trí thức có đủ bản lĩnh, kiến thức để lao động và sáng tạo. Cần tránh khuynh hướng còn khá phổ biến hiện nay là tình trạng “loạn văn bằng” do một số trường đại học mở rộng cánh cửa đào tạo bằng mọi hình thức mà không tính đến chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Đối với nội dung thứ hai, cũng rất quan trọng bởi nó được quy định từ bản chất xã hội của người trí thức. Đã là người trí thức nhân dân, trí thức xã hội chủ nghĩa thì không thể không nói đến phẩm chất chính trị, tư tưởng và trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa. Yêu cầu này đòi hỏi người trí thức không những cần nắm vững chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn phải nắm vững đường lối cách mạng của Đảng, giúp cho người trí thức luôn ý thức được vai trò, trách

nhiệm của mình trước những đòi hỏi của đất nước, của nhân dân. Hay nói như lời của cố vấn Phạm Văn Đồng: “Lý tưởng cao quý, Tổ quốc, nhân dân, sự nghiệp cách mạng sẽ giúp chúng ta có sức mạnh dũng cảm và nhiệt tình hơn”.

Hai nội dung trên đồng thời cũng là hai mặt của một vấn đề thống nhất trong con người trí thức xã hội chủ nghĩa. Việc thường xuyên rèn luyện và nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ chuyên môn không chỉ là nhiệm vụ đặt ra nhằm nâng cao chất lượng đối với trí thức, mà còn là một trong những nhân tố quan trọng góp phần hình thành và phát triển tính tích cực chính trị - xã hội của họ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Tiềm năng đội ngũ trí thức sẽ được phát huy tốt bởi vì Đảng và Nhà nước tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và cụ thể hoá hơn nữa các chủ trương, chính sách đối với trí thức. Thực tế cho thấy, những chính sách đổi mới của Đảng với trí thức phần nhiều còn dừng ở phương hướng chiến lược, nằm chung trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện qua các văn kiện Đại hội và các Nghị quyết khác của Đảng. Các quan điểm và chủ trương của Đảng cần phải nhanh chóng được Nhà nước thể chế hoá thành các chính sách, pháp lệnh, chỉ thị… về các văn bản pháp luật khác thì mới phát huy được tác dụng. Các chính sách đó phải phù hợp với từng nhóm ngành và đặc điểm hoạt động chuyên môn của trí thức trên các lãnh vực khác nhau.

Những năm qua, đặc biệt là mấy năm gần đây chúng ta đã thật sự có nhiều đổi mới trong cách nhìn nhận. Tuy nhiên ở nhiều địa phương, đặc biệt là các địa phương các trung tâm khoa học, kinh tế, chính trị, đội ngũ trí thức vẫn chưa được đặt ở vị trí xứng đáng. Các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền ở nhiều địa phương còn chưa thật sự nhận thức được vai trò to lớn của người trí thức cũng như chưa biết tận dụng và phát huy tiềm năng trí tuệ quý báu của họ trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương mình. Họ chẳng những ít được tham gia tư vấn, hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương mà còn chưa tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để trí thức lao động và sáng tạo.

Vì vậy, lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp cần thiết phải đổi mới thật sự quan điểm và cách nhìn nhận, đánh giá vai trò, vị trí của trí thức trong đời sống xã

hội. Từ đó đề ra những chính sách đúng đắn trong việc ưu đãi, sử dụng họ sao cho phù hợp và sát thực, đạt hiệu quả cao.

* Tạo động lực vật chất -tinh thần cho trí thức

Hiện nay tình trạng “chảy chất xám” ra nước ngoài thậm chí ngay cả ở trong nước cũng đang là một sự thực nhức nhối. Song, trong hệ thống chính sách nước ta, Đảng và Nhà nước vẫn chưa có những biện pháp tích cực và hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Trước những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, chúng ta còn thiếu nhiều cán bộ khoa học có trình độ cao, nhiều cán bộ công nghệ có năng lực thực hành, cán bộ quản lý giỏi.

Trong khi đó, hiện nay có khoảng hơn 1,5 vạn người đã tốt nghiệp đại học và hơn 1 nghìn người có học vị cao chưa tìm được việc làm. Điều đó đã gây lãng phí rất lớn cho Đảng và Nhà nước. Ở đây không chỉ lãng phí sức người, sức của đối với quá trình đào tạo ra được một người lao động có trình độ cao, mà còn để lãng phí một nguồn lao động có gía trị lớn cho xã hội.

Mặt khác, cũng do tác động của cơ chế thị trường, “chất xám” hiện nay đang thực sự trở thành hàng hoá và có xu hướng trôi dạt ra khỏi sự kiểm soát của Nhà nước. Lực lượng trí thức giỏi bỏ cơ quan Nhà nước đi làm thuê cho các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng đông đảo. Nhiều nhân tài cũng chuyển sang khu vực kinh tế tư nhân.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, song nguyên nhân chính có lẽ vẫn là do những hấp dẫn về thu nhập cao ở các cơ sở đó. Để chủ động chống thất thoát lực lượng lao động này, Nhà nước cần nghiên cứu một cách đồng bộ và toàn diện các chính sách về đào tạo, sử dụng, đãi ngộ trí thức sao cho phù hợp với cơ chế mới. Cần ban hành những văn bản pháp luật quy định sự ràng buộc về pháp luật giữa cơ quan đào tạo, người được đào tạo và người sử dụng lao động. Khắc phục tình trạng Nhà nước chỉ biết bỏ kinh phí ra đào tạo, còn người sử dụng nghiễm nhiên sử dụng lao động đã được đào tạo mà không phải trả một khoản kinh phí nào.

Trong đội ngũ trí thức nước ta, có tới một nửa là cán bộ công tác trong ngành Giáo dục và Đào tạo. Trong nền kinh tế thị trường, ngành Giáo dục và Đào tạo đang

đứng trước những thách thức mới. Các trường sư phạm không tuyển được học sinh giỏi, vì đang có sự lệch lạc về tâm lý xã hội cho rằng, học giỏi mà đi sư phạm là một sự “lãng phí” tài năng. Sở dĩ ngành Giáo dục và Đào tạo không hấp dẫn người tài vì đời sống giáo viên quá khó khăn. Gần đây Nhà nước ta có quan tâm đến việc thực hiện các chính sách khuyến khích vật chất và tinh thần đối với giáo viên.

Trong chế độ lương của giáo viên được xếp cao hơn một bậc so với các ngành khác, nhưng trên thực tế thì lương của họ lại bị hạ thấp, vì không còn phụ cấp thâm niên và một số phụ cấp ưu đãi khác. Điều đó chứng tỏ chế độ lương mới vẫn chưa đem lại những đổi thay tích cực cho đời sống vật chất của bộ phận trí thức công tác ở ngành Giáo dục. Nhà nước cần có hệ thống chính sách đồng bộ và một chế độ tài chính đủ hiệu lực để đào tạo, sử dụng có hiệu quả năng lực của đội ngũ giáo viên. Cần phải đầu tư vào giáo dục và đầu tư để tái sản xuất mở rộng sức lao động, là đầu tư có lãi nhất. Có như vậy mới thể hiện đúng tinh thần coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.

* Xây dựng hệ thống chính sách phù hợp đối với đội ngũ trí thức

Để tăng cường sức mạnh tổ chức Đảng ở những cơ sở cần nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và của từng đảng viên. Muốn vậy, Đảng phải “trí thức hoá’ đội ngũ của Đảng trên các nền nâng cao dân trí để đưa trí tuệ của Đảng ngang tầm với trí tuệ của thời đại. Đảng cần chú ý kết nạp trí thức trẻ vào Đảng và đề bạt vào các vị trí lãnh đạo những cán bộ trẻ có năng lực, giỏi chuyên môn.

Vì người lãnh đạo ở các cơ quan khoa học, văn hoá - nghệ thuật, các trường đại học… không những là người vững vàng về lập trường chính trị mà còn phải có trình độ chuyên môn, nắm vững được chuyên môn. Có như vậy Đảng mới có thể giữ vững được vị trí lãnh đạo của mình trước sự phát triển của khoa học công nghệ và những đổi thay to lớn của đất nước.

Trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng, Đảng cần tạo điều kiện để trí thức có thể làm tốt các chức năng phê phán, phản biện, chức năng phát hiện và dự báo tương lai. Trí thức cần được thu hút vào các tổ chức và hoạt động xã hội - chính trị đa dạng. Ngoài việc tham gia các tổ chức có tính chất Nhà nước như Mặt trận Tổ

quốc, Liên hiệp công đoàn và các tổ chức, đoàn thể khác, trí thức còn cần được tập hợp vào các tổ chức có tính chất nghề nghiệp, qua đó có thể thu hút được đông đảo lực lượng trí thức bao gồm ở tất cả các ngành, các cấp, các thành phần kinh tế. Hướng họ cùng phấn đấu cho một sự nghiệp chung của đất nước, sự nghiệp đổi mới vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh.

Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng phải gắn liền với việc đổi mới sự quản lý của Nhà nước đối với công tác trí thức. Sự đổi mới đó cần được thể hiện ở các mặt:

Nhà nước cần thể chế hoá kịp thời các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng đối với trí thức và tổ chức triển khai kịp thời việc thực hiện các chính sách đó. Cần thiết sửa đổi, bổ sung những chế độ, chính sách nào đã qua thực tiễn vẫn bộc lộ những điểm còn bất hợp lý, nhằm tạo ra động lực mạnh mẽ để phát huy trí tuệ và tiềm năng của đội ngũ trí thức.

Nhà nước cũng cần kiện toàn và đổi mới công tác quản lý khoa học và đội ngũ cán bộ khoa học, văn hoá, nghệ thuật, như khoa học hoá các hoạt động hành chính của Nhà nước, sắp xếp tổ chức lại các cơ quan nghiên cứu khoa học hợp lý, tập trung xây dựng có trọng điểm các cơ quan nghiên cứu có chức năng thực hiện được những nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ thành những tập thể khoa học vững mạnh, giải tán các cơ quan hoạt động không có hiệu quả, hợp nhất các viện, các trung tâm có cùng chức năng nghiên cứu…

Công tác đào tạo đại học hiện nay có nhiều biểu hiện chứng tỏ sự quản lý của Nhà nước còn lỏng lẻo, chưa khoa học. Việc Nhà nước chủ trương đa dạng hoá các hình thức học tập và các loại hình đào tạo đại học là phù hợp với những yêu cầu của nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Nhưng trong quá trình thực hiện còn nảy sinh nhiều biểu hiện tiêu cực từ khâu tuyển chọn đến học tập, thi cử… Nhà nước cần xem xét lại vấn đề này để đổi mới hơn nữa hình thức và nội dung đào tạo, bao hàm chất lượng cao cho đội ngũ trí thức tương lai.

Cùng với việc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, bản thân người trí thức cũng cần phải tự đổi mới cả trong nhận thức cũng như trong hoạt động sáng tạo. Người trí thức chân chính không thể không trăn trở trước thực tế:

dân tộc ta cần cù, chịu khó, nước ta giàu tài nguyên, chúng ta có nhiều tiềm năng trí tuệ, nhưng hiện nay vẫn chưa ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.

Từ đó mà xác định cho mình trách nhiệm nâng cao tri thức, góp phần đưa đất nước đi lên con đường phát triển văn minh, giàu mạnh. Họ hiểu hơn ai hết chân lý của thời đại: “Trí thức là yếu tố chủ yếu của cuộc cách mạng ngày nay”. Đảng và Nhà nước đã dành cho trí thức những vị trí vẻ vang, đồng thời cũng là trách nhiệm rất nặng nề trong việc thực hiện những mục tiêu chiến lược của Đảng trong giai đoạn đổi mới đất nước.

Hiện nay, cơ chế mới cũng mở ra cho trí thức những con đường lập nghiệp và khả năng sáng tạo phong phú. Người trí thức ngoài việc rèn luyện không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, còn cần phải xây dựng cho mình bản lĩnh chính trị vững vàng, một tác phong làm việc khoa học, chủ động, sáng tạo và lối sống giản dị lành mạnh, ra sức phấn đấu vươn lên trở thành người chiến sĩ dũng cảm, trung thực trên mặt trận khoa học kỹ thuật, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc, xứng đáng là người lao động chân chính trong chế độ mới - chế độ xã hội chủ nghĩa.

Chính sách của Đảng đối với trí thức thực chất là chính sách về xây dựng và sử dụng có hiệu quả những tiềm năng trí tuệ của trí thức phục vụ cho những mục tiêu chiến lược của Đảng và lợi ích của quốc gia, của dân tộc.

Việc xây dựng và thực hiện các chính sách đối với trí thức có liên quan mật thiết đến chất lượng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vì nó là một bộ phận của các chiến lược chung đó. Bởi vậy, Đảng đã từng bước đỏi mới những chủ trương, chính sách đối với đội ngũ trí thức, nhằm đáp ứng những dòi hỏi của thực tiễn đã và dang đặ ra. Những đổi mới đó có tác dụng tích cực trong việc hình thành và phát triển một đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhứng phẩm chất, trí tuệ và chính trị - tư tưởng mới. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, thể hiện tính nhất quán và đúng đắn trong những chủ trương và chính sách đối với trí thức của Đảng, chúng ta cũng phải thẳng thắn mà đánh giá rằng phần nào nó có tản

mạnh, nhiều giải pháp đặt ra còn thiếu đồng bộ… dẫn đến làm nẩy sinh không tí những tiêu cực, hạn chế đến việc phát huy tiềm năng của trí thức.

Để khắc phục, Đảng cần phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa chính sách đối với

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 (Trang 118 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)