Trong các tổ chức chính trị độc lập của trí thức

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 (Trang 48 - 50)

7. Bố cục đề tài

2.3.2.2.Trong các tổ chức chính trị độc lập của trí thức

Bên cạnh các tổ chức chính trị có sự tham gia của tầng lớp trí thức thì chúng ta không thể không kể đến Đảng dân chủ - tổ chức chính trị độc lập của tầng lớp trí thức Việt Nam. Rất nhiều trí thức trong tổ chức Đảng này đã lên tiếng chống lại những luận điệu xuyên tạc, ảnh hưởng xấu đến chính quyền cách mạng nước ta, hơn thế nửa họ

cũng là những người luôn sẵn sàng chống lại quân xâm lược, bảo vệ độc lập tự do cho đất nước.

Đầu năm 1946, tờ báo Độc lập, tiếng nói của toàn Đảng chính thức ra mắt độc giả, tập trung vạch mặt những chiêu trò của địch. Những phần tử ưu tú trong các tầng lớp tiểu tư sản, tư sản và trí thức tập trung quanh Đảng ngày một đông. Các cơ sở của Đảng Dân chủ có mặt ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam với tên tuổi các nhà trí thức như: Phạm Thiều, Đỗ Đức Dục, Hoàng Văn Đức, Ái Linh, Lưu Văn Lang…

Trừ một số phần tử dao động đã từ bỏ cuộc kháng chiến, thì đại bộ phận trí thức trong Đảng dân chủ đã chiến đấu quên mình từ sau ngày toàn quốc kháng chiến. Nhiều trí thức dân chủ đã bỏ mình ở chiến trường Nam Bộ, Liên khu III như Đào Đức Thông, Nguyễn Văn Luyện... Hơn thế nửa, ngay trong lòng địch Đảng dân chủ không ngừng hoạt động, đặc biệt là ở Sài Gòn – Chợ Lớn, Đảng ra sức bồi dưỡng và phát triển cơ sở, vạch mặt các hạng bù nhìn đầy tớ của Pháp - Mỹ, đánh tan ảnh hưởng của chúng trong tầng lớp nhân dân mà Đảng đại diện. Bù nhìn Nguyễn Văn Xuân cũng thú nhận rằng: các nhóm “chính trị”do đế quốc và bù nhìn đẻ ra không lôi kéo được ai cả.

Vào những năm 1951 – 1954, để chống lại âm mưu của địch dụ dỗ các trí thức và tư sản Việt Nam ở các vùng tạm chiếm, tích cực tuyên truyền chống văn hóa nô dịch, chống chương trình xâm lược kinh tế Mỹ. Đảng đã ra sức vạch rõ tính chất lừa bịp của các thứ “chủ nghĩa quốc gia khoa học”, “chủ nghĩa thế giới” do bọn bù nhìn nhập cảnh của đế quốc Mỹ thực hiện. Đảng nêu cao nguy cơ của các nhà tư sản Việt Nam là “cộng tác kinh tế” với đế quốc nghĩa là chung lưng với sói.

Cùng với những hoạt động rất tích cực và hiệu quả của Đảng Dân chủ, ngày 22/7/1946, Đảng xã hội ra đời nhằm tập hợp đông đảo trí thức, tinh hoa dân tộc phụng sự nhân dân và được đặt dưới sự lãnh đạo chung của Đảng cộng sản Đông Dương. Đảng đã đề ra nhiệm vụ trước mắt là: vận động thành lập lao động trí óc tham gia cách mạng đánh đuổi thực dân Pháp, tiêu diệt phản động Việt gian bảo vệ chính quyền nhân dân. Đồng thời, Đảng tổ chức ra báo Tổ quốc với nội dung phong phú giúp cho nhân dân có thể hiểu thêm đường lối hoạt động của Đảng.

Một mặt, Đảng xã hội đồng hành cùng Đảng cộng sản Đông Dương, đoàn kết với các đoàn thể cách mạng trong mặt trận Liên Việt đánh kẻ thù chung là thực dân Pháp xâm lược; mặt khác, Đảng chủ trương đấu tranh cho hòa bình dân chủ thế giới do Liên Xô lãnh đạo. Ngay từ ngày đầu thành lập, Đảng được giới trí thức quan tâm và tham gia đông đảo, có thể kể những cái tên tiêu biểu như: nhà giáo Nguyễn Lân, luật sư Đỗ Xuân Sáng, bác sỹ Đỗ Xuân Hợp…

Có thể nói, trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp ngoài việc tham gia xây dựng chính quyền, tầng lớp trí thức cách mạng Việt Nam rất tích cực và có vai trò rất lớn trong việc xây dựng và hoạt động có hiệu quả trong các tổ chức cách mạng. Đặc biệt Đảng dân chủ và Đảng xã hội – những tổ chức chính trị độc lập của trí thức ra đời, đã tạo ra bước ngoặt quan trọng trong hoạt động chính trị của người trí thức. Với lòng yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính đã giúp họ đoàn kết lại và có những liên hệ mật thiết với người nông dân, công nhân, và cả dân tộc Việt Nam làm nên thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 (Trang 48 - 50)