Thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế kháng chiến

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 (Trang 68 - 71)

7. Bố cục đề tài

2.5.1. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế kháng chiến

Nền kinh tế của ta lúc này gặp rất nhiều khó khăn một phần do chế độ cũ để lại kinh tế rất nghèo nàn, lạc hậu, mang nặng tính tự cấp, tự túc,... Mặt khác lại bị địch tăng cường phá hoại bằng mọi thủ đoạn tàn bạo. Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” (25/11/1945) ra đời đã khẳng định vai trò và mối quan hệ “kinh tế kháng chiến” gắn chặt với nhiệm vụ kiến quốc, nêu rõ sự kiên quyết đấu tranh giành độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc, đồng thời phát động phong trào chi viện cho Miền Nam kháng chiến chống Pháp.

Trước tình hình đó, toàn dân ta phải nỗ lực xây dựng nền kinh tế có tính chất dân chủ nhân dân, có khả năng tự cấp, tự túc vừa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của cuộc kháng chiến, vừa từng bước cải thiện đời sống của quân đội, cán bộ và nhân dân. Đảng còn khuyến khích mọi thành phần xã hội sản xuất, sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, phá hoại kinh tế địch và nỗ lực không ngừng tìm kiếm hợp tác quốc tế.

Với nhiệm vụ tăng gia sản xuất nông nghiệp, đảm bảo lương thực; tăng gia sản xuất trong thủ công nghiệp, công nghiệp, đảm bảo cái mặc, cái phục vụ sản xuất, chiến đấu, góp phần đảm bảo trọng tâm của vấn đề tự cấp, tự túc của kinh tế kháng chiến. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, quân dân và trí thức cách mạng Việt Nam đã hăng hái, tích cực tham gia vào các ngành kinh tế nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ mà đất nước đề ra.

Vùng tự do trong kháng chiến là nơi không có những cánh đồng rộng lớn, trừ Khu IV với các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, còn phần lớn đều thuộc địa hình đồi núi. Đất đai hoang hóa thì nhiều, nhưng ruộng lúa lại tương đối ít. Tuy nhiên, với chính sách toàn dân tăng gia sản xuất, lại được sự giúp đỡ tận tình của Chính phủ, các cơ

quan, các đơn vị bộ đội, nên nền nông nghiệp trong suốt thời kỳ kháng chiến được đảm bảo ổn định, phát triển và đủ cung cấp cho kháng chiến.

Trong kháng chiến, tất cả các cơ quan, đơn vị đều tham gia sản xuất nông nghiệp. Đi đến đâu cũng phải khai phá thêm đất đai để trồng khoai, trồng sắn, trồng rau... Từ Chủ tịch Hồ Chí Minh đến các vị bộ trưởng, các nhà trí thức ngày nào cũng phải dành thời gian để tăng gia sản xuất, nhằm tự túc một phần lương thực và thực phẩm, để giảm nhẹ sự đóng góp của nhân dân. Liên khu V có thành tích nổi bật về việc sản xuất tự túc của các cơ quan. Một số tỉnh ở Liên khu V có thể tự túc về ăn từ 4 đến 8 tháng.

Về thủy lợi, bộ đội, cơ quan đi đến đâu cũng tổ chức giúp dân xây dựng các cơ sở tiểu thủy nông để tăng vụ cho sản xuất. Tính từ năm 1946 đến năm 1954, diện tích được tưới bằng tiểu thủy nông trong vùng kháng chiến tăng gần 20 lần: Từ 22.500ha lên 405.300ha.

Nhờ những cố gắng kể trên nổ lực của Đảng, nhân dân và trí thức mà sản lượng lúa trong thời kỳ kháng chiến không những không giảm mà có xu hướng tăng lên.

Bảng 2.1: Sản lượng lúa cả năm từ Bắc Trung Bộ trở ra [70]

Đơn vị tính: Tấn Trước kháng chiến Đầu kháng chiến Giữa kháng chiến Cuối kháng chiến 1942 1946-1947 1950 1953 2.451.800 2.443.400 2.414.830 2.757.700

Đối với sản xuất nông nghiệp, ruộng đất là vấn đề quan trọng nhất. Cải cách ruộng đất được tiến hành khi cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra, nhiệm vụ giải phóng dân tộc cố nhiên vẫn được đặt ở vị trí hàng đầu, đồng thời vẫn tiếp tục thực hiện chính sách dân chủ, chính sách ruộng đất. Chính phủ thực hiện chính sách ruộng đất qua từng bước một: Bước thứ nhất (1945-1949); Bước thứ hai (1949- 1953); Bước thứ ba (1953-1957), nhằm bảo vệ quyền lợi, tạo điều kiện cho nông dân đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. Trong hai năm 1947-1948, nhiều ruộng

công, ruộng bỏ hoang và đồn điền tịch thu của thực dân Pháp và Việt gian đã được đem chia cho dân nghèo.

Để tập trung sức dân cho kháng chiến, năm 1949, sắc lệnh giảm tô, tạm chia ruộng đất hoang cho nhân dân, xóa các thứ thuế, giúp đỡ đồng bào miền núi, tăng lương cho cán bộ, giải quyết những vấn đề tôn giáo, giúp đồng bào tản cư ổn định cuộc sống. Tháng 12/1953, luật cải cách ruộng đất được quốc hội thông qua, đã có tác dụng to lớn trong việc động viên nhân dân ở hậu phương cũng như bộ đội ở tiền tuyến, nhân dân vùng tự do, vùng tạm chiếm hăng hái đẩy mạnh sản xuất kháng chiến.Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng của những kinh nghiệm nước ngoài, lại do bệnh ấu trĩ, “tả” khuynh trong vấn đề giai cấp, đã có phong trào phát động quần chúng giảm tô tiến tới cải cách ruộng đất, trong đó có việc đấu tố địa chủ, phú nông, gây những tổn thương đáng kể trong khối đại đoàn kết dân tộc, gây nhiều tổn thất về kinh tế, xã hội và đặc biệt là về tình cảm trong môi trường nông thôn.

Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, công đoàn các cấp còn nhận rõ sự quan trọng của kinh tế nông nghiệp nên đã biết phối hợp với nông hội, tổ chức ra những tập đoàn sản xuất nông cụ để cung cấp cho nhu cầu của sản xuất nông lâm. Công nhân, trí thức liên khu IV, tổ chức ra những ngày giúp nông dân đào mương, bơm nước vào ruộng. Ở liên khu Việt Bắc đã tổ chức những buổi nói chuyện cho các kỹ sư và bà con nông dân về các chính sách nông nghiệp để phổ biến kinh nghiệm vào nông thôn. Một số nhà máy công đoàn đã thực tế thi hành bản giao ước ký kết giữa Tổng liên đoàn lao động với nông hội bằng cách lập giao ước thi đua với nhân dân địa phương. Tại nhiều xí nghiệp, cơ quan các kỹ sư, giáo viên học sinh đã phối hợp chặt chẽ với anh chị em nông dân cùng nhau phát triển kinh tế. Rất nhiều kỹ sư và chuyên môn đã cố gắng đi vào nông thôn, nghiên cứu cách làm ăn và học tập, tổng kết kinh nghiệm của nhân dân, thực hiện chủ trương công tác để thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp. Đây là những việc làm thực tế, cần thiết gắn chặt thêm tinh thần đoàn kết giữa công nhân, nông dân và lao động trí óc trong công tác đẩy mạnh sản xuất và xây dựng nền kinh tế kháng chiến. Đi sát nhân dân, các nhà trí thức khoa học- kỹ thuật có thể học hỏi được nhiều và đồng thời đem hết khả năng chuyên môn

của mình ra để tổng kết, phát triển những sáng kiến kinh nghiệm ấy, góp phần thúc đẩy nền khoa học-kỹ thuật tiến tới và tăng cường mối đoàn kết giữa lao động trí óc và lao động chân tay.

Trong cuộc đấu tranh một mất một còn giữa ta và thực dân, chúng đã không từ một thủ đoạn nào, trong đó có phá hoại về kinh tế. Xác định nhiệm vụ nhiệm vụ cần kíp được phản ánh qua chỉ thị “Công việc khẩn cấp bây giờ” (5/11/1946): “Một mặt phá hoại, một mặt kiến thiết. Phá hoại để ngăn địch, Kiến thiết để đánh địch”. Qua đây chúng ta thấy chủ trương của Đảng, nhà nước ta là phá hoại, cắt các nguồn viện trợ của thực dân Pháp khi họ tham chiến ở Việt Nam.

Trong đó đáng chú ý là chiến dịch triệt phá kinh tế dịch trên mặt trận “Cao su chiến” của trí thức nông nghiệp. Chúng ta đã cho bộ đội, dân quân du kích tiến hành vạt vỏ cây, đập chén mủ, đốt lá khô. Do hiệu quả không cao nên đội ngũ trí thức Sài Gòn – Gia Định đề xuất biện pháp dùng nấm độc. Tuy nhiên, sau đó Trung ương đã nhận định cao su là tài sản quý của ta sau này nên hủy kế hoạch này

Ở khắp các vùng quê, thanh niên và trí thức trong cuộc đấu tranh bảo vệ mùa màng, thôn xóm chống địch phá hoại mương máng cầu cống, cướp phá tài sản và vây quét thanh niên bắt lính. Trước áp lực đó, Pháp buộc phải rút bỏ các đồn bốt ở các vùng Đông Trì, Khương Thượng, Nhổn... trước thời hạn dự định. Bằng nhiều hoạt động thiết thực và phong phú, trí thức trên lĩnh vực kinh tế cũng như bao người trí thức khác, ngày một trưởng thành ngay trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nền kinh tế của chúng ta được điều khiển bởi một đội ngũ có học vấn và hiếu học. Các trí thức đã lấy chính tri thức và thành tựu của nhân loại trong đó có Pháp để chống lại thực dân Pháp. Các trí thức kinh tế, đã hòa mình vào đời sống của người nông dân để học hỏi kinh nghiệm, tăng thêm tinh thần đoàn kết nhân dân.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)