Vai trò của tầng lớp trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 (Trang 111 - 118)

7. Bố cục đề tài

3.2.Vai trò của tầng lớp trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

sống và những giá trị tinh thần, văn hóa quan trọng nhất cho lớp trẻ trở thành những trí thức, người lao động, chủ nhân ưu tú của dân tộc, của chế độ.

3.2. Vai trò của tầng lớp trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đất nước

Thứ nhất, đội ngũ trí thức Việt Nam là lực lượng cơ bản cho việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiện, đại hoá đất nước

Ngày nay trên thế giới người ta đánh giá thế mạnh của một quốc gia chủ yếu vào vốn tài chính và vốn tri thức. Vốn tài chính chính là những tài sản hữu hình còn vốn tri thức là sự phản ánh tiềm năng của một quốc gia. Do vậy quốc gia nào có nhiều tiềm năng về vốn tri thức cũng như biết sử dụng một cách hợp lý thì quốc gia đó sẽ phát triển nhanh bền vững. Nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thì yêu cầu đối với đội ngũ trí thức ngày càng cao. Trí thức lúc này không chỉ là những người có bằng cấp mà còn phải là những người lao động có trí tuệ sáng tạo, gắn sự nhgiệp của mình với với xã hội, với lý tưởng mà mình theo đuổi. Xã hội ngày càng phát triển thì đội ngũ trí thức càng phải đóng vai trò quan trọng và phải thực sự là lực lượng sản xuất trực tiếp.

Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta là mục tiêu lâu dài, thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá là mục tiêu trước mắt. Để thực hiện thàn công mục tiêu lâu dài cũng như trước mắt đòi hỏi giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở nước ta phải tiến hành hàng lọat những sáng tạo lịch sử với sự tham gia tích cực của đội ngũ trí thức. Như V.I.Lênin đã từng nói " không có sự chỉ đạo của các chuyên gia am hiểu lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và có kinh nghiệm thì không thể nào chuyển lên chủ nghĩa xã hội được…”. Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải có những con người xã hội chủ nghĩa.

Bước vào thế kỷ XXI trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển nhanh như vũ bão. Thế giới đã toàn cầu hoá nhiều mặt của đời sống xã hội. Nhân tố con người được xem là cực kỳ quan trọng, nhưng ở đây, là con người được hiểu không như là một lao động đơn giản mà với tư cách là con người có trí tuệ và là nhân cách văn hoá, có bản lĩnh văn hoá dân tộc, có lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Chỉ có con người Việt Nam mang bản sắc dân tộc Việt Nam mới thực sự giữ vai trò quyết định sự thành công của công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở nước ta.

Trong quan hệ mật thiết với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa vì sự phát triển chủ nghĩa xã hội, con người Việt Nam nói chung và trí thức Việt Nam nói riêng là nội lực trí tuệ và văn hoá của toàn dân tộc. Đó là nội lực trí tuệ và văn hoá của toàn xã hội, nội lực trí tuệ và văn hoá từng ngành, nội lực trí tuệ và văn hoá của đông đảo nhân dân và của từng cá nhân cụ thể. Đây là quan điểm có ý nghĩa lý luận cần được quán triệt khi nói đến vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức. Nếu không thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao không ngừng trí tuệ và nền văn hoá chung của toàn xã hội thì cũng sẽ không thấy được động lực phát triển xã hội cũng như động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Nhờ vào sức mạnh văn hoá truyền thống, Việt Nam đã chiến thắng những tên đế quốc đầu sỏ nhất để giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc, đưa nước ta lên vị thế một nước được cả nhân loại tiến bộ thừa nhận là có tiềm năng phát triển to lớn. Đến nay, đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hóa, nội lực đó phải được phát huy mạnh mẽ bằng những chính sách mới của Đảng. Nếu không, đất nước sẽ không tranh khỏi tình trạng tụt hậu về nhiều mặt.

Thứ hai, đội ngũ trí thức Việt Nam cung cấp luận cứ khoa học cho đường lối chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Xác định mô hình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước một cách phù hợp là một công việc khó khăn, phức tạp đòi hỏi có sự tham gia, tập trung của nhiều nhà khoa học ở các lĩnh vực khoa học khác nhau như khoa học tự nhiên, xã hội, kỹ thuật, công nghệ. Xuất phát từ tình hình thực tiễn không có mô hình công nghiệp hoá chung cho các nước. Trong khối ASEAN các nước như Thailand, Malaysia,

Singapor đều có những mô hình phát triển riêng dựa vào những ưu thế thuận lợi của quốc gia mình.

Để có đường lối công nghiệp hoá hiện đại hoá đúng đắn chúng ta phải khai thác những ưu thế của mình, hội nhập được với nền kinh tế thế giới. Sau 20 năm đổi mới chúng ta thấy rằng nếu không có mô hình, mục tiêu công nghiệp hoá thích hợp thì đất nước không thể phát triển. Nguyên nhân có thể hiểu là do việc nhận thức về công nghiệp hoá hiện đại hoá của chúng ta còn khá đơn giản máy móc chỉ quen việc áp đặt rập khuôn mô hình của Liên Xô và các nước Đông Âu. Chúng ta đã chậm trong điều chỉnh khắc phục những tồn tại yếu kém, thiếu những tổng kết kinh nghiệm. Nội dung của công nghiệp hoá hiện đại hóa ở nước ta lại quá rộng chỉ chú trọng vào phát triển công nghiệp nặng, phát triển khép kín trong khi đó xuất phát điểm của nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu.

Do đó đường lối công nghiệp hoá đúng đắn thì phải biết khai thác lợi thế của mình vừa hoà nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Đó chính là nhu cấu xuất phát từ thực tế trong con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta. Thực hiện nhiệm vụ này không ai khác là đội ngũ trí thức với những đặc điểm và thế mạnh riêng của mình.

Thực tế, trong quá trình quá trình tực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vừa qua, đội ngũ trí thức Việt Nam đã tực hiện nhiều chương trình, đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước, cấp bộ, cấp cơ sở. Tiêu biểu nhất là hệ chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước giai đoạn 1991-1995, 1996-2000, 2001-2005. Kết quả nghiên cứu những chương trình, đề tài trên đã là cơ sở để Đảng ta từng bước xác định: mô hình bước đi của công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta. Đúng như khẳng định của Đảng tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương hai KhoáVIII:"Nhiều kết luận khoa học đã được dùng làm cơ sở để soạn thảo các nghị quyết, hoạch định các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần vào thành công của công cuộc đổi mới"[6,tr. 50]

Thứ ba, đội ngũ trí thứcViệt Nam tham gia trực tiếp và tích cực vào việc truyền bá tri thức khoa học, đường lối chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trí thức không chỉ là người đưa ra, phổ biến đường lối chính xác mà còn phải là người trực tiếp tham gia thực hiện đường lối ấy. Trong công cuộc này trí thức phải là lực lượng chủ động vì họ gắn liền với khoa học công nghệ hiện đại. Họ là những người sáng tạo ra tri thức khoa học và công nghệ mới, tạo động lực cho sự phát triển của công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đội ngũ trí thức đóng vai trò quan trọng trong quản lý xã hội. Quản lý xã hội không phải là hình thức lao động đơn giản, mà là lao động phức tạp, đòi hỏi người quản lý phải có trình độ cao, có trình độ chuyên môn cao trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực đồng thời phaỉ có tri thức về quản lý.

Truyền bá tri thức khoa học là một trong những chức năng xã hội của trí thức để nâng cao trình độ hiểu biết của mọi tầng lớp nhân dân. Đây là một yêu cầu của xã hội đối với đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay. Để quán triệt đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hoá tới nhân dân đội ngũ trí thức phải là nhưng người đi đầu trong việc tuyên truyền, làm mẫu rồi phổ biến rộng rãi. Đội ngũ trí thức phải làm rõ cơ sở khoa học, cụ thể hoá nội dung của công nghiệp hoá hiện đại hoá đối với từng lĩnh vực từng địa phương, từng ngành, đến từng đơn vị sản xuất.

Qua các phương tiện như truyền thanh truyền hình, sách, báo chí các nhà trí thức, các tổ chức nghiên cứu đã phổ biến rộng rãi nội dung, đường lối công nghiệp hoá hiện đại hoá tới mọi tầng lớp nhân dân. Các nhà khoa học đặc biệt là đội ngũ các nhà khoa học lý luận phải làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở khoa học, cụ thể hoá nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá tới từng lĩnh vực từng ngành từng địa phương trong toàn quốc.

Đội ngũ trí thức ngoài việc giải thích rõ đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá tới mọi tầng lớp trong xã hội họ còn phải hướng dẫn để tất cả mọi thành phần lực lượng kinh tế có thể hiểu và thực hiện nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Qua đó có thể giúp cho mọi cấp mọi ngành cũng như toàn thể các tầng lớp nhân dân hiểu rõ được tính tất yếu, bản chất của công cuộc công nghiệp hoá hiện

đại hoá đất nước. Từ đó sẽ nâng cao tính tích cực, chủ động trong các tầng lớp nhân dân trong việc tham gia vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hoá.

Thứ tư, đội ngũ trí thức Việt Nam tham gia lãnh đạo và quản lý đất nước, điều hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa

Trên thực tế, để lãnh đạo đất nước, Đảng phải coi trọng việc chuẩn bị về nhân sự thật tốt cho những người được Đảng giao phó trọng trách quản lý Nhà nước, về cả đức và tài, Đảng ta có thực sự là đạo đức, là văn minh hay không chủ yếu phụ thuộc vào đức và tài của những người nắm quyền hành quản lý đất nước. Đây là công tác cán bộ nhưng lại liên quan đến vai trò trí thức trong quản lý đất nước.

Chung quanh vấn đề này có thể có hai cách hiểu khác nhau.

Một là, vấn đề quan hệ giữa người trí thức và đội ngũ trí thức với người quản lý đất nước tức những người nắm quyền lực của Đảng và Nhà nước.

Hai là, vấn đề nâng cao trí lực và sự hiểu biết của người quản lý đất nước để đủ tầm trí tuệ để đảm đương tốt được truyện ngắn mình phụ trách mà chúng ta thường gọi là trí thức hoá.

Về vấn đề thứ nhất cho hay, bất cứ một Nhà nước nào muốn quản lý đất nước có hiệu quả nhất thiết phải sử dụng trí thức, trọng dụng nhân tài bằng nhiều hình thức, hoặc giao trọng trách cho trí thức thành người có quyền lực hoặc chỉ tham khảo ý kiến

Người lãnh đạo quản lý đất nước, dù là nhà trí thức giỏi về một lĩnh vực nào đó cũng không thể nhân danh người trí thức để nắm quyền lực, bởi lẽ, quyền lực mà họ có là do Đảng hoặc nhân dân giao phó thông qua bầu cử trực tiếp như đối với Quốc hội, hoặc gián tiếp như đối với các thành viên của Chính phủ và chính quyền các cấp. Do đó, có người cho rằng, đã trở thành người lãnh đạo, quản lý đất nước thì người trí thức không thể nhân danh nhà trí thức để biểu lộ quan điểm riêng của mình về lĩnh vực chuyên môn mà họ am hiểu. Điều đó không ai qui định nhưng trong thực tế lại cho ta thấy rõ ranh giới về quyền hạn và trách nhiệm giữa người trí thức với người lãnh đạo, quản lý đất nước. Đương nhiên, đó là nói đến nhà trí thức

với ý nghĩa chuyên môn hẹp, chứ không nói đến trí thức với ý nghĩa là người có tầm hiểu biết rộng.

Một khi ý kiến của người trí thức biến thành trí tuệ của nhà lãnh đạo - quản lý, nó có thể trở thành quyền lực về mặt pháp lý, do đó trách nhiệm của họ càng nặng nề hơn. Ý kiến đó đúng thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả to lớn, nhưng không đúng thì thật tai hại. Do đó cần quan tâm đến vấn đề thứ hai, tức là việc làm cho người lãnh đạo, quản lý đất nước đủ tầm trí tuệ so với trách nhiệm được giao. Người lãnh đạo, quản lý đất nước trân trọng nhà trí thức và tham khảo ý kiến họ. Nhưng theo ý kiến ấy mà quyết định sai thì trách nhiệm bao giờ và trước hết đặt trên vai người lãnh đạo, quản lý. Cho nên, Đảng đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý đất nước phải có đủ phẩm chất, đức độ, đồng thời phải đủ sáng suốt khi tham khảo các ý kiến và nhất là khi ra các quyết định. Để có được sự sáng suốt đó, người lãnh đạo, quản lý cần nâng cao không ngừng trí lực của mình, có những hiểu biết ngang tầm với chức trách mà mình phụ trách.

Khi phê phán quan điểm xem trí thức như một giai cấp thì đồng thời cũng cần phê phán quan điểm coi trí thức như một giới thượng đẳng đứng ngoài hoặc đứng trên các giai cấp xã hội. Trí thức cũng chỉ là những con người bình thường trong nhân dân, họ có thể tham gia sản xuất như một công nhân thực thụ, họ cũng có thể là nhà bác học nhờ những sáng tạo văn hoá có giá trị của mình. Đương nhiên, họ cũng có thể trở thành nhà lãnh đạo, thậm chí là người lãnh đạo cao nhất nắm nhiều quyền lực trong tay.

Tóm lại, người trí thức vốn có mặt ở mọi lĩnh vực của cuộc sống và trong thực tế có những cá nhân trong họ đã từng là những người lãnh đạo, quản lý đất nước ở những thời đại khác nhau. Có điều là ngày nay, do thời đại phát triển khoa học và công nghệ, trí lực, trí tuệ, trí thức đã trở thành nguồn gốc của phát triển thì vai trò của trí thức được chú ý hơn, được xem là lực lượng hạt nhân trên mọi lĩnh vực cuộc sống, trong đó nó có vị trí đặc biệt quan trọng trong lãnh đạo, quản lý đất nước và điều hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 vừa thành công Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài “Nhân tài và kiến quốc” [26,tr. 99] để căn dặn cán bộ và nhân dân ta: “Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển thêm nhiều” [26,tr. 99]. … Người kêu gọi nhân dân ta, ai có tài năng và sáng kiến về những việc như kiến thiết ngoại giao, kiến thiết kinh tế, kiến thiết quân sự, kiến thiết giáo dục thì sẵn lòng hăng hái giúp ích nước nhà.

Chỉ nhắc lại một vài ví dụ trên, chúng ta không những thấy rõ thái độ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trân trọng người có tài, có đức như thế nào, mà còn thấy Người có cả những biện pháp cụ thể nhằm phát hiện người có tài, có đức để báo cáo cho Chính phủ biết mà sử dụng.

Như vậy, đội ngũ trí thức là người trực tiếp tham gia vừa là những người tham mưu, tuyên truyền chủ trương đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, để sớm đạt được thăng lợi trên đội ngũ trí thức Việt Nam cần tích cực tham gia chủ động hơn nữa, phát huy hết những ưu điểm thế mạnh của mình đông thời từng bước khắc phục các nhược điểm sai sót trong những bước phát triển của mình.

Thứ năm, đội ngũ trí thức Việt Nam trực tiếp đào tạo nguồn lực con người cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước chúng ta phải cần có

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 (Trang 111 - 118)