Trong lĩnh vực ytế

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 (Trang 91 - 98)

7. Bố cục đề tài

2.6.4.Trong lĩnh vực ytế

Ngay sau khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, các cơ sở y tế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nằm trong tình trạng khó khăn về cơ sở vật chất, chuyên môn, thuốc men và dụng cụ... Vì vậy sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta bùng nổ. Cùng với kháng chiến toàn diện trên các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa…y tế là một trong những nội dung quan trọng, vừa là một

nội dung của đường lối kháng chiến chống Pháp, vừa là nội dung của việc kiến quốc.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ vào này 19/12/1946, những người thầy thuốc Việt Nam đã hăng hái tham gia cứu chữa các chiến sĩ và đồng bào ta bị bom đạn của thực dân Pháp sát hại, nhiều y bác sĩ Việt Nam đã bỏ phố lên rừng tham gia cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, cùng toàn dân vượt nhiều khó khăn gian khổ, dâng hiến cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Tại Bắc Bộ, ngay từ ngày đầu toàn quốc kháng chiến. Với các vụ nổ súng gây hấn, đánh chiếm Lạng Sơn, Hải Phòng (20/11/1946), thực dân Pháp phơi bày ngày càng trắng trợn dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 17/12/1946, ngay giữa Thủ đô Hà Nội, chúng gây ra vụ thảm sát ở phố Hàng Bún, bắn giết đồng bào ta ở phố Yên Ninh. Chúng gửi tối hậu thư đòi tước vũ khí tự vệ Thủ đô và cự tuyệt tiếp xúc với đại diện của Chính phủ ta.

Phán đoán cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp khó tránh khỏi, Chính phủ đã chỉ thị cho Bộ Y tế phải chuẩn bị mọi mặt để đáp ứng những yêu cầu mới. Dưới sự chỉ đạo của bác sỹ Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng, các cán bộ y tế đã tham gia kháng chiến dưới mọi hình thức. Bác sỹ Nguyễn Viêm Hải phụ trách ban y tế trong uỷ ban di cư, bác sỹ Nguyễn Văn Phương trong uỷ ban y tế tản cư. Nhiệm vụ đặt ra lúc bấy giờ là mua thêm thuốc men, dụng cụ, bông băng để vừa sử dụng vừa có phần dự trữ, tổ chức nhiều lớp cấp tốc đào tạo nhân viên y tế, cứu thương trong thời gian ngắn, sẵn sàng sơ tán tài sản, trang thiết bị, dụng cụ y tế và cán bộ, nhân viên ra khỏi Hà Nội khi có lệnh.

Bằng nhiều cách khác nhau, các dược sĩ Vũ Công Thuyết và Hoàng Xuân Hòa cùng các đồng nghiệp đã thu nhập được hơn 6 tấn thuốc và kịp thời vận chuyển ra khỏi Hà Nội trước giờ nổ súng. Nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh của Chính phủ, các cơ quan Bộ Y tế, Nha Y tế Bắc Bộ, Viện Pasteur, Viện Bào chế Trung ương và các bệnh viện sơ tán tài sản, phương tiện, dụng cụ, hồ sơ ra ngoại thành Hà Nội và các huyện giáp ranh tỉnh Hà Đông (cũ) một cách lặng lẽ, nhưng liên tục và khẩn trương. Các dụng cụ thí nghiệm, kính hiển vi và các ống đựng giống vi khuẩn để

sản xuất vacxin của Viện Pasteur Hà Nội, các phương tiện giảng dạy của trường Đại học Y - Dược Hà Nội được đóng vào sọt, bồ, hòm và chuyển ra khỏi thành phố bằng thuyền.

Trong những năm đầu thập niên 40 của thế kỷ trước, những người thầy thuốc Việt Nam đã từng tham gia cứu chữa nạn nhân các trận bom trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Sau ngày thực dân Pháp, được quân đội Anh giúp sức, nổ súng đánh chiếm Sài Gòn và mở rộng chiến tranh ra các tỉnh phía Nam, các đoàn thầy thuốc do Bác sĩ Hoàng Đình Cầu và Bác sĩ Nguyễn Thúc Tùng phụ trách đã tham gia Nam tiến, cứu chữa bộ đội và nhân dân bị thương ở ngoài mặt trận, góp phần cùng đồng bào miền Nam chiến đấu chống quân xâm lược. Những kinh nghiệm thu được trong các đợt hoạt động đó là hành trang đầu tiên của những người thầy thuốc trẻ tuổi Việt Nam yêu nước, thông minh và tài năng lên đường phục vụ kháng chiến.

Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kỳ, một bệnh viện hậu phương của Trường Đại học Y - Dược Hà Nội và Bệnh viện Phủ Doãn được thành lập tại Vân Đình do Giáo sư Hồ Đắc Di và Bác sĩ Tôn Thất Tùng phụ trách. Sự tồn tại, phát triển của trường Đại học Y - Dược kháng chiến trong những điều kiện vô cùng khó khăn, gian khổ và ác liệt, phải di chuyển nhiều lần, đôi khi cận kề cái chết, nhưng trường vẫn luôn kiên trì phương châm đào tạo: học tập cơ bản - đi chiến dịch - trở về đúc rút kinh nghiệm và bổ túc - rồi lại đi chiến dịch. Chiến dịch nối tiếp chiến dịch, thầy trò trường Đại học Y - Dược luôn luôn theo sát các đoàn quân chiến đầu trên khắp mọi nẻo đường của Tổ quốc để rồi hội tụ lại tất cả tại chiến dịch lịch sử

Điện Biên Phủ.

Tại Nam bộ, trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, giới trí thức bác sĩ, dược sĩ miền nam, đặc biệt là trí thức Sài Gòn – Gia Định đã ra các mặt trận phục vụ chiến đấu, hình thành một mặt trận y tế ở nội thành và vùng căn cứ, góp phần đánh tan âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của địch. Trên mặt trận y tế kháng chiến, cùng với lực lượng vũ trang, nhiều trí thức bác sĩ đã hăng hái tham gia ở những điểm nóng vùng nội thị và bưng biền, thực hiện cứu thương. Họ tình

nguyện mang thuốc men, dụng cụ và thiết bị y tế được lấy từ các bệnh viện để thành lập các trạm cứu thương dã chiến. Tiêu biểu như bác sĩ Trần Quang Quá, Nguyễn Văn Hoa, Nguyễn Văn Tân, Võ Tấn Ca, dược sĩ Lê Văn Thà, Bùi Quang Trung,...

Ở mặt trận An Phú Đông – Gia Định, lực lượng y bác sĩ đã mở nhiều lớp cứu thương, đạo tạo hơn 200 học viên, đáp ứng nhu cầu cứu thương tại chỗ. Dược sĩ Lê Văn Thà cùng với đồng nghiệp mở xưởng bào chế, sản xuất các loại thuốc thông dụng. Ở mặt trận Thị Nghè - Cầu Bông - Cầu Kiệu, trạm y tế dã chiến được thành lập do bác sĩ Trần Quang Quá phụ trách. Ở mặt trận Phú Lâm, cầu Tham Lương, và phía Nam thành phố Sài Gòn, trạm cứu thương do bác sĩ Nguyễn Văn Hoa phụ trách cũng mở nhiều lớp cứu thương hỏa tốc, chăm sóc thương binh từ nội thành và các mặt trận khác chuyển về, trước khi chuyển tiếp ra chiến khu An Phú Đông, về bệnh viện Chợ rẫy. Ở Sài Gòn – Chợ Lớn, Bác sĩ Phan Tấn Thiệt, sinh viên Võ Cương đã chỉ huy đấu tranh đòi quân Anh trả lại khối Radium cho bệnh viện Chợ Rẫy, giao cho Huỳnh Văn Tiểng mang ra Hà Nội.

Để phát triển y tế kháng chiến lên một bước mới, thu hút và đào tạo đội ngũ y bác sĩ cho chiến trường, UBKCHC quyết định thành lập Sở Y tế do bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng làm giám đốc. Sở Y tế Nam Bộ đã ở nhiều lớp đào tạo lực lượng cán bộ quân y, dân y, xây dựng mạng lưới y tế. Trong đó chú trọng việc tổ chức bào chế thuốc nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của chiến trường. Nhiều dược sĩ đã hăng hái tham gia vào xưởng bào chế thuốc tại Đồng Tháp Mười như Võ Duy Cương, Lê Trí Tập, Nguyễn Kim Phát và ở tại chiến khu miền Đông của bác sĩ Hồ Văn Huê.

Dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam kì, suốt chín năm kháng chiến, đội ngũ trí thức nam bộ, tiêu biểu là trí thức Sài Gòn – Gia Định đã góp phần hình thành hệ thống bệnh viện, dân y viện, bệnh xá, trạm xá,… từ nội thành ra đến căn cứ bưng biền; đội ngũ y bác sĩ, dược sĩ, y tá ngày càng đông đảo về lực lượng và lớn mạnh về chuyên môn; hệ thống cơ sở trang thiết bị kỹ thuật, phòng bào chế thuốc đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến

Ngoài ra, tại các trạm y tế dã chiến, các đội ngũ cứu thương nhanh chóng được thành lập, quy tụ tự nguyện nhiều y bác sỹ yêu nước ở nội thành Sài Gòn, Hà Nội. Đội ngũ y bác sỹ rất đông đảo, làm việc hết mình như bác sỹ Nguyễn Văn Tân, Võ Tấn Ca, dược sỹ Bùi Quang Trung, bác sỹ Đặng Văn Ngữ, Hoàng Đình Cầu, Nguyễn Văn Thưởng... Họ còn thành lập đoàn y tế theo các đơn vị võ trang rút về các căn cứ kháng chiến Vườn Thơm, An Phú Đông, Chiến khu Đ, chiến khu Việt Bắc, liên khu IV, V...giống như một bệnh viện lưu động với đầy đủ thuốc men, dụng cụ y tế.

Những y bác sỹ đi ra chiến khu hoặc theo đoàn võ trang tham gia kháng chiến. Một số khác trở về thành phố lo thu xếp công việc đang bị bỏ dở ở các phòng mạch tư, bệnh viện, cửa hàng thuốc. Tuy về thành, nhưng họ vẫn đấu tranh dưới mọi hình thức để ủng hộ kháng chiến. Hầu hết, các nơi hành nghề, các y bác sỹ đều trở thành các cơ sở cách mạng. Đại bộ phận họ đấu tranh công khai, hay bí mật giúp đỡ, điều trị bệnh cho cán bộ cách mạng, vận động tiếp tế thuốc men, trang thiết bị y tế ra vùng kháng chiến như các bác sỹ, dược sỹ Đỗ Xuân Hợp, Vũ Đình Tụng, Trần Quang Đệ, Võ Duy Thạch, Lê Quang Thăng, Nguyễn Văn Liễn... Nhiều người khác, người trước và kẻ sau đều lần lượt vào chiến khu như bác sỹ, dược sỹ Đặng Ngọc Tốt, Huỳnh Bá Nhung, Nguyễn Văn Hoa, Nguyễn Văn Hưởng, Đặng Văn Ngữ...

Có những bác sỹ cùng một lúc đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ, tham gia các chiến dịch, cứu chữa bệnh nhân, là người thầy đầy tâm huyết, thương yêu học trò, đem hết sức mình để phục vụ kháng chiến. Điển hình như giáo sư Hồ Đắc Di, vừa là Giám đốc trường đại học y khoa, vừa đảm nhận nhiều công trình nghiên cứu về mổ, vừa tham gia giảng dạy, chữa bệnh. Hay bác sỹ Tôn Thất Tùng, ông luôn chú ý bồi bổ nền phẫu thuật Việt Nam bằng cách áp dụng phương pháp mới vào hoàn cảnh kháng chiến. Phục vụ tiền tuyến, không quản ngại gian khổ, bác sỹ trực tiếp chỉ huy một đoàn phẫu thuật tham gia chiến dịch Vân Đình-Mỹ Đức được Hồ chủ tịch viết thư khen ngợi, chiến dịch Đoan Hùng được đại tướng Võ Nguyên Giáp tuyên dương trong toàn quân. Trong những chiến dịch khác như chiến dịch Vĩnh Phúc, đường số

18, mặc dù bận rộn cứu chữa thương binh nhưng bác sỹ không quên đào tạo hướng dẫn cán bộ quân y tiền tuyến.

Nhiều bác sỹ bị giặc bắt nhiều lần, tra tấn dã man. Trong sự giam cầm của giặc, họ không bỏ lỡ cơ hội, biểu lộ tinh thần yêu nước và lòng khinh bỉ bọn thực dân hay bù nhìn phản quốc. Họ hô hào các trí thức đi theo con đường của nhân dân, vận động anh em đả đảo bù nhìn và ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh. Ngay đêm 19 /12/1946, người thầy thuốc đầu tiên hy sinh tại Hà Nội là bác sĩ Nguyễn Văn Luyện. Ông bị quân Pháp bao vây tại nhà riêng ở phố Trần Hưng Đạo (nay là Đại sứ quán Cu Ba). Giặc gọi hàng, nhưng bác sĩ Luyện đã mắng lại chúng, rồi cùng với hai con trai là Giám và Minh (tự vệ thành phố) dùng súng chiến đấu và anh dũng hy sinh. Đây là trường hợp duy nhất tại Việt Nam, một gia đình có ba liệt sĩ hy sinh ngay trong ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.

Có những y bác sỹ đã vĩnh viễn ra đi, để lại niềm xót thương và tự hào cho đồng nghiệp, đồng chí đồng bào. Ngày 11/10/1947 khi còn chiếm đóng Sơn Tây, địch kéo quân từ thị xã Sơn Tây lên Trung Hà bắn phá. Mặc dù bọn địch kéo đến nơi, nhưng các y bác sỹ vẫn băng bó cho bệnh nhân. Địch rầm rộ kéo vào bắn chết 6 y tá, bác sỹ Nguyễn Văn Ấu giám đốc bệnh viện bị bắn chết ngay tại chỗ.

Nhiều trí thức nước ta sống ở nhiều quốc gia trên thế giới khi nghe tin quê hương bị giặc tàn phá, đã tình nguyện trở về quê chiến đấu. Một số khác ở lại, quyết tâm học tập nâng cao vị thế của người Việt Nam trên trường quốc tế, chứng tỏ cho nhân dân thế giới biết người Việt không chỉ yêu nước nồng nàn mà còn chăm chỉ, thông minh, giỏi giang. Điển hình là nhà bác học Bửu Hội, tại hội nghị khoa học thế giới tại Oxford (Anh) tổ chức tháng 9/1947, được hoan nghênh nhiệt liệt vì có một công trình khảo cứu về bệnh ưng thư rất có giá trị đối với ngành y học. Đó thực sự là một đóng góp lớn không chỉ với ngành y học mà còn góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Những việc làm này tuy nhỏ, nhưng chứng tỏ lòng yêu nước của trí thức ta dù sống ở đâu thì trái tim họ luôn hướng về Tổ quốc.

“Học đi đôi với hành” trong 9 năm kháng chiến, đội ngũ trí thức trong lĩnh vực y đã biết kết hợp và phát huy được nhiều khả năng trong nước kết hợp với việc áp dụng các lý thuyết mới từ các nước dân chủ tiên tiến để tự túc lấy các hoạt động chữa bệnh.

Thứ nhất là việc bào chế thuốc. Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, một số lá, rễ cây, vỏ cây trong nước có nhiều dược tính đã được các bác sỹ nghiên cứu và dùng để chế các loại thuốc viên công hiệu mà trước kia phải pha chế với dược bên ngoài: viêm, ho, sốt, cảm…điển hình là cây đâu đun được khuyến khích dùng trong nước để dùng cất ra tinh dầu không phải nguyên liệu từ nước ngoài.

Y sỹ Nguyễn Dược Khôi cán bộ của viện vi trùng học Trung Bộ là một trong những gương sáng của lao động trí óc điển hình. Ông có rất nhiều sáng kiến nhằm tiết kiệm tiền bạc thời gian và công sức nhân dân. Lâu nay các Viện vi trùng đều dùng dạ dày và acide chlorydrique chế peptone Martin làm chất dưỡng trung. Nhưng viện vi trùng học Trung Bộ gặp khó khăn là không mua được dạ dày lợn, nên y sỹ Nguyễn Dược Khôi đã có sáng kiến dùng mủ đu đủ nấu thịt bó thành peptone công dụng của nó không khác so với peptone Martin, tiết kiệm được 2000 đồng/ 1g peptone; Trước đây cô rượi lại thành rượi 90, như vậy rất mất thời gian. Y sỹ Nguyễn Dược Khôi đã tách trong bánh men ra một con men tốt nuôi nó trong tủ mật mía để nấu rượi. Kết quả, năng xuất rượi tăng 35-40%. Ngoài ra, y sỹ còn dùng mật mía cất rượi cồn thay ngô hoặc gạo; Ông còn cải tiến về kỹ thuật sấy đậu, chữa máy đốt bằng dầu sang bằng củi…

Sáng kiến chế thuốc cam thế aspirine của dược ta Nguyễn Đức với những nguyên liệu trong nước như bạch chì, sắn dây, dưa liên và chế hòa thành viên đã được nhiều người dùng rất công hiệu mà giá thành lại rẻ. thuốc này nhanh chóng được phân phối ở bệnh viện, y tế dân công và các tủ thuốc liên khu.

Bên cạnh đó, tại viện dược phẩm và y cụ dược sỹ Lê Đình Huy cũng có những sáng kiến kỹ thuật cất thuốc danh mê ether, lọc dầu ve.Ngoài các sáng kiến trên các y bác sỹ ở các Viện bào chế liên khu Việt Bắc, Liên khu 4 cũng có những sáng kiến

như cách giặc bông, tơi bông, giã hạt cau thành bột để làm thuốc, lợi dùng sức nóng của lò gaz để sấy than, dùng mảnh bom làm dao mổ xẻ vv…

Trong ngành quân y, nhiều trí thức đã có nhiều phát minh nhiều thứ thuốc rất cần thiết cho kháng chiến. Bác sỹ Đặng Văn Ngữ làm được bột Streptomycine dùng để chữa các vết thương nặng, thiếu hóa chất Ông đã dùng đậu tương cho phân hóa nấm thành một thứ thuốc tiêm giữ sức cho anh em thương binh khi mổ, lấy kẹo mạch nha thay glucô để làm xittơrinin.

Áp dụng vào hoàn cảnh nước ta, bác sỹ Tôn Thất Tùng đã tìm cách chữa bệnh dò xương, kết quả đạt tới 90%. Bác sỹ tìm được cách đánh thuốc mê làm tê mà không liệt nạn nhân, dùng phương pháp ngủ để chữa bệnh thần kinh, thực hiện

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 (Trang 91 - 98)