Đối với Trường Sĩ quan Lục quân

Một phần của tài liệu 9b549a9a-06ce-4877-ab27-d4181bcc6879_Danhmucdexuat_1634 (Trang 144 - 149)

- Đơn vị đề xuất: Trường Sĩ

4. Đối với Trường Sĩ quan Lục quân

quan Lục quân 2

Làm cơ sở để Nhà trường biên soạn tài liệu, giáo trình, nghiên cứu bổ sung vào nội dung, chương trình giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học cho các đối tượng học viên về động viên công nghiệp trong tình hình mới.

hiện đồng)

nước bị động bất ngờ.

Tính cấp thiết:

Động viên công nghiệp là bộ phận quan trọng của tiềm lực quân sự, quốc phòng của quốc gia, góp phần thực hiện chiến lược bảo đảm đầy đủ trang thiết bị, vật chất, phương tiện cho lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, ổn định, lâu dài, sẵn sàng chuyển các hoạt động của đất nước, địa phương từ thời bình sang thời chiến. Động viên công nghiệp được chuẩn bị từ thời bình và thực hiện động viên trong trường hợp động viên cục bộ, tổng động viên và chiến tranh.

Đồng Nai là địa bàn nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi có vị trí địa chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng và an ninh của cả nước. Tỉnh Đồng Nai là trung tâm công nghiệp, nơi có tiềm lực khoa học công nghệ rất lớn, tập trung các khu công nghiệp với nhiều doanh nghiệp công nghiệp chất lượng cao. Dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; thực hiện đường lối đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đảng, nền công nghiệp nước ta nói chung, tỉnh Đồng Nai

hiện đồng)

nói riêng đang phát triển mạnh mẽ cả bề rộng và chiều sâu. Điều đó, cho phép huy động với quy mô lớn, trình độ cao từ nền công nghiệp tỉnh nhà cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên cơ sở pháp lý của Pháp lệnh động viên công nghiệp đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, Chủ tịch nước ký ban hành năm 2003, sau thời gian thực hiện, tỉnh Đồng Nai đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Các cơ quan, sở, ban, ngành, đoàn thể chính trị xã hội trong toàn tỉnh đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh động viên công nghiệp, tiến hành khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn theo đúng tinh thần quyết định của Thủ tướng Chính phủ và thông tư hướng dẫn của Bộ Quốc phòng. Chỉ đạo hoàn chỉnh và nâng cấp các dây chuyền sản xuất; thực hiện nhiệm vụ sản xuất sản phẩm động viên công nghiệp theo chỉ tiêu được giao hằng năm, bảo đảm chất lượng; sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ được giao. Đã huy động các doanh nghiệp công nghiệp ngoài lực lượng vũ trang tham gia sản xuất, sửa chữa trang bị kỹ thuật quân sự cho các đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn, góp phần tăng cường

hiện đồng)

tiềm lực quốc phòng của tỉnh; từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện thống nhất, có hiệu quả.

Tuy nhiên, trong triển khai, tổ chức thực hiện Pháp lệnh động viên công nghiệp còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập: Số lượng doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh được khảo sát, lựa chọn để thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị động viên công nghiệp còn ít so với số lượng thực tế doanh nghiệp công nghiệp hiện có đang hoạt động; chưa đánh giá hết tiềm năng công nghiệp của từng địa phương trong phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; việc giao nhiệm vụ, chỉ tiêu động viên công nghiệp cho các doanh nghiệp còn nhỏ lẻ, ngắn hạn, chưa đồng bộ, thiếu tính quy hoạch, kế hoạch. Số lượng các dây chuyền động viên công nghiệp được triển khai xây dựng còn ít; sản phẩm động viên công nghiệp chưa đa dạng; việc đầu tư, nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm mới, lĩnh vực mới chưa có tính đột phá. Công tác xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách về động viên công nghiệp còn nhiều bất cập, chưa theo kịp với tốc độ phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, một số

hiện đồng)

quy định tại Pháp lệnh động viên công nghiệp có những điểm chưa phù hợp và thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, nhất là các văn bản liên quan về quản lý, huy động các doanh nghiệp công nghiệp phục vụ nhiệm vụ quốc phòng. Ngân sách Nhà nước hằng năm bảo đảm cho công tác động viên công nghiệp còn hạn chế; chế độ, chính sách đối với doanh nghiệp công nghiệp thực hiện nhiệm vụ động viên công nghiệp chưa phù hợp với điều kiện hiện nay.

Trong những năm tới, tình hình thế giới, khu vực và trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, nước ta ngày càng hội nhập sâu hơn vào khu vực và quốc tế, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hòa bình”, “Bạo loạn lật đổ” ra sức chống phá cách mạng nước ta ngày càng quyết liệt, diễn ra trên mọi lĩnh vực. Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới rất nặng nề, đòi hỏi phải xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trong mọi tình huống. Muốn làm được điều đó, bên cạnh việc phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các cơ quan, ban, nghành đoàn thể ở địa

hiện đồng)

phương, huy động mọi nguồn lực hiện có trong nhân dân, việc tiến hành động viên công nghiệp các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn vừa sản xuất kinh tế, vừa tham gia nhiệm vụ sản xuất phục vụ quân sự quốc phòng. Đây là chủ trương đúng đắn và cần thiết, phát huy sức mạnh nội lực, góp phần bảo đảm cung cấp đầy đủ, nhanh và kịp thời vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, vật chất hậu cần cho lực lượng vũ trang nâng cao sức mạnh sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi khi có chiến tranh xảy ra. Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong tình hình mới” là vấn đề khoa học, cấp thiết.

32. Đề tài: Nghiên cứu nâng cao

chất lượng phối hợp giữa các lực lượng giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trước yêu cầu mới

- Đơn vị đề xuất đặt hàng:

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Nai

- Đơn vị đề xuất: Trường Sĩ

quan Lục quân 2

Một phần của tài liệu 9b549a9a-06ce-4877-ab27-d4181bcc6879_Danhmucdexuat_1634 (Trang 144 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)