PGS.TS. Vũ Thanh Hiệp
Căn cứ đề xuất:
Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị và của toàn dân. Trong những năm gần đây, Bộ Chính trị, Chính phủ và các địa phương đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, nghị định về bảo vệ an ninh chính trị trong tình hình mới. Trong đó, các văn kiện xác định phối hợp chặt chẽ các lực lượng, phát huy sức mạnh tổng hợp là yêu cầu, nội dung và giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu lực, hiệu
Mục tiêu:
Nghiên cứu nâng cao chất lượng phối hợp giữa các lực lượng giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trước yêu cầu mới. Kết quả nghiên cứu của đề tài làm luận cứ khoa học, vận dụng vào trong hoạt động thực tiễn bảo vệ an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
Kết quả dự kiến:
- Trên cơ sở các nghị quyết của Trung ương, pháp luật của Nhà nước, nghị định của Chính phủ; tham khảo các đề tài khoa học, bài báo, kỷ yếu hội thảo, báo cáo chuyên đề khoa học có liên quan, từ đó phân tích, đánh giá làm rõ những vấn đề cơ bản về nâng cao chất lượng phối hợp giữa các lực lượng trong giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trước
hiện đồng)
quả giữ vững ổn định an ninh chính trị của đất nước nói chung, của từng địa phương nói riêng. Cụ thể:
Nghị quyết 28-NQ/TW, của Bộ Chính trị ngày 22 tháng 9 năm 2008 về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới xác định “Xây dựng chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh..., giữ vững ổn định chính trị - xã hội, làm tốt việc quản lý tình hình, chủ động ngăn ngừa, xử lý thắng lợi các tình huống về quốc phòng, an ninh xảy ra trên địa bàn” là yêu cầu chủ đạo trong xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố). “Tăng cường lãnh đạo phối hợp hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ và công an cơ sở để góp phần bảo đảm ổn định chính trị - xã hội” là giải pháp quan trọng trong tiến hành xây dựng khu vực phòng thủ địa phương.
Chỉ thị 46-CT/TW, ngày 22 tháng 6 năm 2015, của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình xác định các yêu cầu, nhiệm vụ cơ bản để bảo vệ an ninh, trật tự đó là: “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phối hợp giữa các ngành, các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể,
Nội dung chính:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn phối hợp giữa các lực lượng giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua. Đánh giá các tác động, ảnh hưởng đến hoạt động phối hợp các lực lượng giữ vững an ninh chính trị, những vướng mắc tồn tại về cơ chế hoạt động.
- Đề xuất các nội dung về phối hợp các lực lượng trong giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Nghiên cứu đề xuất nội dung, phương pháp phối hợp các lực lượng giữ vững an ninh chính trị đối với với một số nhiệm vụ quan trọng, tình huống phức tạp có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh trong tương lai.
- Đề xuất các yêu cầu và giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng phối hợp giữa các lực lượng giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đáp ứng tình hình mới.
yêu cầu mới.
- Dự báo chính xác tình hình an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh trong các năm tiếp theo, đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân, rút ra một số kinh nghiệm trong thực tiễn hoạt động làm cơ sở đề xuất nội dung nâng cao chất lượng phối hợp giữa các lực lượng trong giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trước yêu cầu mới.
- Xác định yêu cầu và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng phối hợp giữa các lực lượng trong giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trước yêu cầu mới. Địa chỉ áp dụng: - Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai. - Trường Sĩ quan Lục quân 2.
hiện đồng)
sự tham gia của nhân dân trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự”, “Tăng cường phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các tổ chức quần chúng và nhân dân, nhất là giữa Công an, Quân đội, Ngoại giao trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự”.
Luật Quốc phòng 2018 khẳng định: “Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với nền an ninh nhân dân dân, thế trận an ninh nhân dân”, “Huy động sức mạnh toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị” là nguyên tắc cơ bản của hoạt động quốc phòng để xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nghị định 21/2019/NĐ-CP, ngày 22 tháng 02 năm 2019 về khu vực phòng thủ, xác định Lực lượng của khu vực phòng thủ là lực lượng tổng hợp, gồm lực lượng của cấp ủy Đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghệ nghiệp, tổ chức quần chúng nhân dân, lực lượng vũ trang địa phương “Lực lượng công an chủ trì, phối hợp với lực lượng quân sự và các lực lượng khác nắm tình hình, tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện biện
hiện đồng)
pháp ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của thế lực thù địch, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội...”
Nghị định 03/2019/NĐ-CP, ngày 05 tháng 9 năm 2019 về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng quy định nguyên tắc, nội dung, hình thức phối hợp và trách nhiệm các lực lượng thuộc công an nhân dân, các lực lượng thuộc Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Trong đó, phối hợp xử lý các vụ, việc về trật tự an toàn xã hội phải kiên quyết, thân trọng, tích cực, chủ động.
Bên cạnh đó, Đồng Nai là địa phương trọng điểm trong tứ giác kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, có điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội song cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định an ninh, chính trị. Trong những năm qua, các thế lực thù địch trong và ngoài nước đã tiến hành nhiều hoạt động chống phá
hiện đồng)
bằng các thủ đoạn hết sức tinh vi, thâm độc nhằm thực hiện “Chiến lược diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, cùng với đó là hoạt động biểu tình, đình công của công nhân các khu công nghiệp có xu hướng diễn biến phức tạp với nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong thực tiễn giữ gìn an ninh, chính trị trên địa bàn, các cấp đã phối hợp chặt chẽ các lực lượng, góp phần xử lý nhanh, dứt điểm, hiệu quả các vụ việc không để lan rộng thành điểm nóng. Tuy nhiên, hoạt động phối hợp các lực lượng còn nhiều vướng mắc, chưa đồng bộ, hiệu quả có mặt, có việc, có thời điểm chưa cao.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X (Nhiệm kỳ 2015 - 2020), xác định: “Tăng cường quốc phòng - an ninh, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội” là một trong bốn trụ cột mà Đảng bộ tỉnh cần tập trung lãnh đạo, trong đó, tỉnh đẩy mạnh thực hiện chiến lược an ninh quốc gia, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới. Để thực hiện được điều này, sự phối hợp của các lực lượng toàn dân là yếu tố đặc biệt quan trọng, quyết định việc giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời, đây cũng chính là định hướng, giải pháp cơ bản cả
hiện đồng)
trước mắt và lâu dài trong giữ vững an ninh chính trị của tỉnh Đồng Nai.
Tính cấp thiết:
An ninh chính trị là bộ phận chủ yếu, quan trọng nhất của an ninh quốc gia, quyết định sự tồn vong của một quốc gia, dân tộc, là sự ổn định chính trị, nền tảng tư tưởng thể chế chính trị, quyền lãnh đạo của Đảng để chống lại sự xâm phạm chủ quyền quốc gia, sự can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta; chống lại sự tác động làm suy yếu sự thống nhất về mặt Nhà nước; phòng ngừa, ngăn chặn sự xâm phạm, đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Ổn định an ninh chính trị là nền tảng cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước nói chung, tỉnh Đồng Nai nói riêng, điều kiện tiên quyết để thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Do đó, giữ vững ổn định an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh là mục tiêu quan trọng, trụ cột trong công tác của cấp ủy chính quyền địa phương.
Từ nội hàm rộng lớn của an ninh chính trị và thực tiễn hoạt động giữ gìn an ninh chính trị của tỉnh cho thấy đây là công việc hết
hiện đồng)
sức khó khăn, phức tạp, mặt trận đấu tranh quyết liệt trong thời bình. Đồng thời, sự chống phá của các thế lực thù địch, sự tác động của các nguyên nhân khách quan và chủ quan đã và đang đặt ra rất nhiều khó khăn, thách thức cho giữ gìn an ninh chính trị. Điều này đòi hỏi giữ vững an ninh chính trị phải là sự nghiệp cách mạng, trách nhiệm của tất cả các cấp ủy, chính quyền, ban ngành, đoàn thể. Trong đó, thực hiện nhất quán quan điểm, nguyên tắc: Đảng ủy lãnh đạo; chính quyền tổ chức, điều hành; phối hợp chặt chẽ các lực lượng, trong đó công an, quân đội, dân quân tự vệ là lực lượng nòng cốt.
Đồng Nai là tỉnh có diện tích rộng, khoảng 5.862,37 km2, bằng 1,76% diện tích tự nhiên của cả nước và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ. Một số địa phương như Vĩnh Cửu, Tân Phú, Định Quán mật độ dân cư thấp, đời sống nhân dân thấp, thu nhập có sự chênh lệnh khá lớn so với các huyện, thành phố khác. Dân số của tỉnh hiện nay trên 3 triệu người, xếp hàng thứ 5 của đất nước. Thành phần dân cư đa dạng với 51 dân tộc anh em cùng với nhiều người nước ngoài mang quốc tịch của nhiều quốc gia cùng sinh sống và làm việc. Trên địa bàn tỉnh hiện
hiện đồng)
có khoảng 13 tôn giáo, trong đó, Thiên chúa có trên 1 triệu tín đồ, chiếm 1/3 dân số toàn tỉnh và là tỉnh có lượng tín đồ đông nhất nước. Hoạt động chống đối của các phần tử đội lốt giáo hoặc các chức sắc tôn giáo diễn ra hết sức phức tạp, công khai, thách thức, có tác động tiêu cực đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Là tỉnh trọng điểm về kinh tế của đất nước, nằm ở cửa ngõ ra vào Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Công nhân đến từ nhiều vùng miền của đất nước với phong tục, tập quán khác nhau. Một bộ phận công nhân đời sống còn nhiều khó khăn, dễ bị lôi kéo kích động biểu tình, đình công, gây mất trật tự công cộng, vi phạm pháp luật. Tỷ lệ thất nghiệp sau dịch COVID-19 có xu hướng tăng nhẹ, có nguy cơ làm gia tăng sự bất ổn về an ninh chính trị nếu như công tác quản lý địa bàn, giáo dục tuyên truyền, đấu tranh phòng ngừa, giúp đỡ nhân dân ổn định cuộc sống giữa các lực lượng không được phối hợp chặt chẽ, đồng bộ.
Hoạt động tội phạm trên địa bàn tỉnh, nhất là các hoạt động xâm phạm an ninh chính trị có diễn biến phức tạp, công tác đấu tranh, phòng ngừa gặp nhiều khó khăn.
hiện đồng)
Được sự chỉ đạo và hỗ trợ của nước ngoài, số cơ hội, chống đối chính trị, cực đoan tôn giáo trong nước liên kết với đối tượng phản động lưu vong ở nước ngoài triệt để lợi dụng các sự kiện chính trị xã hội nhạy cảm, các dịp lễ của dân tộc và đặc biệt là các Hội nghị Trung ương, các kỳ họp Quốc hội, vấn đề quan hệ Việt Nam - Trung Quốc... đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, kích động chống phá chế độ. Bên cạnh đó, hoạt động khiếu kiện, tranh chấp đất đai kéo dài, các trạm BOT tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định an ninh chính trị.
Thời gian vừa qua, Đảng ủy và chính quyền và các lực lượng chức năng của tỉnh đã chủ động tuyên truyền, giáo dục, xử lý, trấn áp các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, gây mất ổn định an ninh chính trị của tỉnh. Trong đó, tỷ lệ tội phạm có xu hướng giảm, công an đã kịp thời khởi tố, truy tố các đối tượng vi phạm pháp luật. Công tác phối hợp giữa các lực lượng trong giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh được tiến hành thường xuyên, có chất lượng đi vào chiều sâu. Tuy nhiên, trước sự tác động của cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng chưa cao; cơ chế phối hợp chưa đồng bộ, còn nhiều
hiện đồng)
khó khăn, vướng mắc, nhất là xử lý biểu tình đông người còn hạn chế.
Dự báo, trong thời gian tới, làn sóng dịch chuyển đầu tư vào Đồng Nai sẽ tiếp tục tăng lên. Do đó, các thế lực thù địch, các đối thủ cạnh tranh về kinh tế với nước ta trong khu vực sẽ tiếp tục kích động, tài trợ cho các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia làm cho đất nước nói chung, Đồng Nai nói riêng mất ổn định. Tình hình quốc tế và trong khu vực tiềm ẩn nguy cơ bất ổn, chiến tranh thương mại giữa các nước lớn, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, sẽ có tác động cả tích cực và tiêu cực đối với an ninh chính trị của tỉnh. Âm mưu chống phá của các thế lực thù địch ngày càng quyết liệt, tinh vi, phạm vi chống phá diễn ra trong hầu hết các lĩnh vực, cả ở trong đời sống xã hội thực và trên không gian mạng, cả ở trong tỉnh, ngoại tỉnh và ở hải ngoại, với nhiều hình thức mới. Điều này đặt ra cho việc giữ gìn an ninh chính trị, nâng cao hiệu quả phối hợp các lực lượng trên mặt trận này càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Trong khi đó, mỗi một lực lượng lại có chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, phương pháp hoạt động khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu nâng cao chất lượng phối hợp
hiện đồng)
giữa các lực lượng giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trước yêu cầu mới” là vấn đề khoa học, cấp thiết.
33. Đề tài: Xây dựng chiến lược
nguồn nhân lực trong lĩnh vực công phục vụ chiến lược chuyển đổi
- Đơn vị đề xuất đặt hàng:
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai
- Đơn vị đề xuất: Trường
Đại học Quốc tế
- Cá nhân đề xuất: PGS.TS.
Nguyễn Văn Phương
Tính cấp thiết:
Đồng Nai có vị trí, vai trò quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đồng Nai luôn duy trì độ tăng trưởng kinh tế khá cao đạt 9,05% (2019), GRDP bình quân đầu người đạt 4.912,2 USD (2019), tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng từ 59.09% (2018) lên 62% (2019). Cơ cấu kinh tế: Khu vực nông, lâm và thủy sản chiếm tỷ trọng 9,12% (tăng 2,08%); khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm