Tạo lập những tiền đề vật chất, môi trường kinh tế-xã hội, khoa học công nghệ, môi trường giáo dục lành mạnh làm nền tảng cho việc

Một phần của tài liệu la2 (Trang 124 - 129)

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁ NHÂN CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY

4.2.1.1. Tạo lập những tiền đề vật chất, môi trường kinh tế-xã hội, khoa học công nghệ, môi trường giáo dục lành mạnh làm nền tảng cho việc

khoa học - công nghệ, môi trường giáo dục lành mạnh làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức của cá nhân con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay

Một là, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, phát triển nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tạo tiền đề vật chất làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức của cá nhân con người.

Trong điều hiện hội nhập quốc tế, khi mà nền kinh tế thế giới đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ là điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ năng lực con người phát triển, thì ở Việt Nam việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo tiền đề cho phát triển năng lực nhận thức của cá nhân con người là vô cùng quan trọng. Ở nước ta hiện nay, tạo lập môi trường kinh tế - xã hội là đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, tạo lập cơ sở kinh tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là con đường nhanh nhất để nước ta tiến tới hội nhập quốc tế về mọi mặt, tạo điều kiện để

chăm lo đời sống nhân dân, nâng cao mức sống, chất lượng cuộc sống cho nhân dân, hướng tới thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân. Trên cơ sở nền kinh tế - xã hội phát triển cao, mới có điều kiện hiện thực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống như điều kiện sống, điều kiện học tập, cơ sở vật chất tốt đáp ứng ngày một tốt hơn các nhu cầu học tập, nhu cầu thông tin… của con người. Trên cơ sở đó, mỗi cá nhân mới có điều kiện vật chất thuận lợi để phát triển năng lực nhận thức cho bản thân mình.

Trước hết, cần phải đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng tăng trưởng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là các chính sách tài chính, tiền tệ gắn liền với ổn định đời sống kinh tế của con người. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kết hợp hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu; nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới và sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy lợi thế so sánh và chủ động hội nhập quốc tế, phát triển nhanh và bền vững. Mặt khác, cần giải quyết hài hòa giữa mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài, giữa phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Tạo lập môi trường kinh tế - xã hội còn là việc gắn kết chặt chẽ chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng cường thực hiện an sinh xã hội, chăm lo phát triển đời sống vật chất và tinh thần cho con người tạo cơ sở nền tảng cho con người có điều kiện phát triển năng lực nhận thức. Cần thực hiện đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo theo hướng bền vững. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích mọi người dân vươn lên làm giàu chính đáng, bằng việc ban hành những chính sách mới về điều kiện vay vốn, lãi suất tín dụng, thuế, tiêu thụ sản phẩm, giúp đỡ kỹ thuật. Tích cực giải quyết việc làm cho những người trong độ tuổi lao động. Mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội đến mọi người dân, tạo điều kiện trợ giúp có hiệu quả cho tầng lớp yếu thế, dễ tổn thương hoặc những người gặp rủi ro trong cuộc sống. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội; có chính sách phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo,

giảm bớt sự gia tăng chênh lệch về mức sống của các vùng, các nhóm xã hội. Phát triển và thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động… Tiến hành cải cách cơ bản chế độ tiền lương và thu nhập tạo động lực cho mỗi người phát huy hết năng lực, sức sáng tạo, cống hiến và phát triển các năng lực đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Tiền lương phải là nguồn thu nhập chủ yếu của người làm công, phải bảo đảm đủ sống cho người lao động, được điều chỉnh tương ứng với nhịp độ tăng thu nhập của xã hội. Có như vậy mới cải thiện và từng bước nâng cao được đời sống của nhân dân, tạo điều kiện cho mọi người dân thuộc mọi đối tượng, mọi tầng lớp khác nhau đều có cơ hội được học tập, nâng cao trình độ tri thức, trình độ học vấn, phát triển năng lực nhận thức,…

Hai là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế

tri thức, phát triển khoa học - công nghệ làm tiền đề cho việc phát triển năng lực nhận thức của cá nhân của con người.

Có thể nói, hiện nay, kinh tế tri thức và khoa học - công nghệ là nền tảng cho việc thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, là cơ sở quan trọng cho việc phát triển năng lực nhận thức của con người. Nói cách khác, trong điều kiện hội nhập, muốn phát triển năng lực của con người, trong đó có năng lực nhận thức thì không thể không phát triển kinh tế tri thức và khoa học - công nghệ. Phát triển kinh tế tri thức, khoa học - công nghệ giúp con người có khả năng tiếp cận, lĩnh hội tri thức khoa học tiên tiến nhất của nhân loại, thúc đẩy con người không ngừng học tập, đổi mới và sáng tạo, là điều kiện cho con người thay đổi căn bản phong cách làm việc, phương pháp tư duy cũ, lạc hậu sang phong cách làm việc công nghiệp, tư duy sáng tạo. Vì vậy, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức cần trang bị công nghệ tiên tiến, hiện đại cho các ngành kinh tế quốc dân. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng tri thức và giá trị gia tăng cao. Sử dụng công nghệ mới, tri thức khoa học mới để phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như công nghệ thông tin, khai khoáng, luyện kim, hóa chất, chế biến nông sản, năng lượng. Đẩy mạnh hợp tác về công nghệ cao trong nhiều lĩnh vực, chuyển giao công nghệ, tiếp thu những thành tựu khoa học - công nghệ, những tri thức mới nhất của nhân loại bằng nhiều hình thức khác nhau, như nhập

khẩu trực tiếp hay gián tiếp công nghệ qua thu hút đầu tư; mua bằng sáng chế hay mời chuyên gia nước ngoài vào làm việc... Đồng thời, phát triển mạnh mẽ khoa học - công nghệ, làm cho khoa học - công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là tiền đề để phát triển năng lực nhận thức của con người. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ thông tin,... càng làm cho tri thức, tư duy, nhận thức của con người cũng luôn được vận động, được bổ sung những tri thức mới, giúp nâng cao trình độ học vấn, khả năng tư duy, năng lực sáng tạo cho con người. Vì vậy, cần đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học để nắm bắt tri thức mới, công nghệ mới và những thành tựu tiên tiến nhất về khoa học của thế giới. Phát triển nhanh thị trường khoa học và công nghệ để bảo đảm mọi tri thức, công nghệ đều được trao đổi, mua bán, chuyển giao thuận lợi và cạnh tranh bình đẳng trên thị trường.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động khoa học và công nghệ, nhất là cơ chế quản lý, phương thức đầu tư, cơ chế tài chính, chính sách cán bộ... Có cơ chế thúc đẩy đổi mới công nghệ theo hướng ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại. Huy động mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ. Ban hành quy chế dân chủ trong hoạt động khoa học và công nghệ. Tăng cường thực thi việc bảo bộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả đối với các sáng chế, nhằm bảo đảm lợi ích của tác giả khi chuyển giao phát minh, sáng kiến, khuyến khích mọi người không ngừng cống hiến và sáng tạo. Ban hành quy định về quyền hạn, điều kiện làm việc để khuyến khích, bảo đảm quyền lợi, trách nhiệm, phát huy năng lực và trách nhiệm của trí thức, chuyên gia đầu ngành, các nhà khoa học và công nghệ có trình độ cao. Tập trung đầu tư xây dựng một số trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ có chất lượng, khu công nghệ cao, tổ hợp khoa học - sản xuất hiện đại để thúc đẩy hoạt động sáng tạo của đội ngũ các nhà khoa học trong và ngoài nước. Tăng cường mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế về khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ cao phải là hướng ưu tiên trong hội nhập quốc tế… Có thực hiện được đồng bộ những biện pháp này, thì năng lực nhận thức của cá nhân con người Việt Nam mới ngày càng được phát triển, nâng cao hơn, phù hợp hơn với trình độ nhận thức của các nước trên thế giới và khu vực, đáp ứng yêu cầu của điều kiện hội nhập.

Ba là, xây dựng môi trường giáo dục tiến bộ, lành mạnh, công bằng tạo điều kiện tốt nhất cho cá nhân mỗi người hình thành và phát triển năng lực nhận thức.

Để có được lý tưởng, quan điểm sống tích cực, tình cảm, đạo đức trong sáng, có năng lực tư duy sáng tạo,... con người phải được giáo dục, đào tạo trong một môi trường giáo dục đúng đắn, khoa học và giàu tính nhân văn. Hội nhập quốc tế cho phép chúng ta học hỏi, tiếp thu các nền giáo dục tiên tiến nhất trên thế giới với môi trường giáo dục hiện đại, công bằng, dân chủ. Nhờ môi trường giáo dục lành mạnh, công bằng, dân chủ, năng lực nhận thức của con người sẽ được hình thành, phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn. Đảng ta nhấn mạnh, phải “Xây dựng mỗi trường học phải thực sự là một trung tâm văn hóa, giáo dục, rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống; giáo dục truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ” [35, tr.51]. Vì vậy, nhà trường cần phải giữ gìn kỷ cương và nền nếp trường học, thầy cô giáo phải là “tấm gương sáng cho học sinh noi theo” cả về nhân cách đạo đức và năng lực trí tuệ. Xây dựng các mối quan hệ giáo dục, quan hệ tâm lý và xã hội lành mạnh giữa thầy với thầy, trò với trò và thầy với trò. Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học và xây dựng môi trường cảnh quan tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ giáo viên, giảng viên nâng cao năng lực và điều kiện thuận lợi cho việc học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên. Xây dựng mỗi lớp học, trường học thật sự là không gian để con người học tập, nghiên cứu, rèn luyện, xây dựng tinh thần học tập mọi nơi, mọi lúc nhằm khơi dậy tinh thần “hiếu học”, nâng cao trình độ tri thức, nhận thức, khả năng tư duy độc lập, khả năng tự nghiên cứu… cho người học. Trong lớp học, người giáo viên phải tạo được bầu không khí thoải mái, dân chủ, cởi mở, khuyến khích tinh thần chủ động, tích cực, giúp học sinh, sinh viên cảm thấy tự tin trình bày ý kiến, suy nghĩ cá nhân, trao đổi kiến thức với giáo viên mà không có cảm giác mặc cảm, sợ hãi và bị chê cười. Nhờ đó, có thể kích thích năng lực tư duy, khả năng thuyết trình, phản biện, tinh thần chủ động, sáng tạo cho người học.

Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, trung thực, đảm bảo công bằng, dân chủ, trung thực trong giáo dục; khắc phục tình trạng thiếu công bằng trong giáo dục, gian lận trong thi cử và xu hướng “thương mại hóa” giáo dục còn tồn tại như hiện nay. Đặt chất lượng giáo dục lên hàng đầu, đấu tranh chống bệnh thành tích,

bệnh hình thức trong giáo dục. Đồng thời, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, công bằng, dân chủ ở tất cả các địa phương, vùng miền, thực hiện tốt bình đẳng về cơ hội học tập và các chính sách xã hội trong giáo dục cho mọi đối tượng, ưu tiên đào tạo nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, miền núi. Tạo dư luận xã hội ủng hộ những nhân tố tích cực, sáng tạo, dám chịu trách nhiệm, luôn cố gắng vượt khó, vượt khổ để vươn lên trong học tập; lên án mạnh mẽ, nghiêm khắc đối với những tư tưởng, biểu hiện tiêu cực, ngại khó, ngại khổ lười nghiên cứu, không chịu trau dồi tri thức và phát triển năng lực nhận thức.

Một phần của tài liệu la2 (Trang 124 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w