Phát huy tính tích cực, chủ động, nỗ lực của mỗi cá nhân trong phát triển năng lực cá nhân của bản thân

Một phần của tài liệu la2 (Trang 149 - 155)

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁ NHÂN CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY

4.2.4. Phát huy tính tích cực, chủ động, nỗ lực của mỗi cá nhân trong phát triển năng lực cá nhân của bản thân

4.2.4. Phát huy tính tích cực, chủ động, nỗ lực của mỗi cá nhân trong phát triển năng lực cá nhân của bản thân phát triển năng lực cá nhân của bản thân

Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chỉ ra rằng, các quy luật trong xã hội bao giờ cũng được thực hiện thông qua nhận thức và hành động của con người. Con người là một sinh vật - xã hội có ý thức, có năng lực tự giác và sáng tạo. Do đó, phát triển năng lực cá nhân con người không thụ động chịu sự chi phối của hoàn cảnh mà còn chịu sự chi phối của tính tích cực, chủ động của mỗi cá nhân trong việc không ngừng tự trau dồi, năng lực nhận thức, tư duy và năng lực sáng tạo của bản thân. Bởi, tất cả những yếu tố như điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường làm việc, môi trường giáo dục, chế độ lương, thưởng... có tốt đến đâu mà không có sự nỗ lực cố

gắng của bản thân mỗi người để phát triển năng lực của chính mình thì cũng không đem lại hiệu quả.

Để phát triển năng lực của bản thân, con người không chỉ tiếp nhận những tác động từ bên ngoài, mà vấn đề quan trọng đó chính là sự phát huy tính tích cực tự giác của chính mình trong việc phát triển năng lực cá nhân một cách toàn diện. Đó là sự phấn đấu vươn lên không ngừng của mỗi người theo hướng tự giác đấu tranh với những mặt lạc hậu, mặt xấu vốn tồn tại như bản năng tự nhiên của con người, khắc phục những hạn chế thiếu hụt về một mặt nào đó, tự giác tích cực rèn luyện, có ý thức học tập nâng cao, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hoạt động thực tiễn… Vì vậy, đòi hỏi mỗi cá nhân phải có tính chủ động, tích cực, có ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện, nỗ lực, phát triển các năng lực của bản thân mình.

Trong thời đại hội nhập hiện nay, mỗi người muốn phát triển toàn diện năng lực của bản thân mình thì phải ý thức được nhu cầu thực tiễn của thời đại. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, con người phải ý thức được “hội nhập nhưng không hoà tan”, vẫn bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc mình và nhất là bảo vệ được nền độc lập dân tộc. Trong điều kiện như vậy, con người Việt Nam ngoài bản lĩnh chính trị vững vàng, ý thức dân tộc cao, còn phải có trình độ trí tuệ ngang tầm đáp ứng được yêu cầu của thời đại, phải có năng lực hoạt động thực tiễn tốt, có năng lực thích ứng, năng lực hòa nhập, năng lực sống trong môi trường đa văn hóa…; dám nghĩ, dám làm, dám hi sinh lợi ích trước mắt, lợi ích cá nhân vì lợi ích lâu dài, lợi ích chung. Điều này đòi hỏi con người phải có tri thức, năng động, sáng tạo, chủ động và tích cực, không ngừng học hỏi với tinh thần cầu thị, tự học, tự trau dồi nâng cao trình độ chuyên môn, nghĩa là phát triển các năng lực đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Có thể nói, môi trường xã hội và giáo dục sẽ hình thành và phát triển năng lực nhận thức, năng lực làm việc và năng lực sống khi con người tác động tích cực vào hoàn cảnh đó. Môi trường xã hội và giáo dục sẽ tác động ở mức độ nào còn tuỳ thuộc rất lớn vào sự tích cực của con người tác động vào môi trường xã hội, vào giáo dục. Chúng ta không coi việc giáo dục như là một quá trình chỉ do những nhà giáo dục thực hiện mà là quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện bằng nhiều hình thức khác nhau, ngay cả với bản thân nhà giáo dục. Chính ở đó thể hiện tính tích cực cá

nhân trong việc tự hoàn thiện mình, phát triển phẩm chất năng lực của mình ngày một tốt hơn, hoàn chỉnh hơn đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay. Do đó, mỗi cá nhân con người cần tự ý thức về việc tự học, tự trau dồi kiến thức, trình độ của bản thân. Xây dựng kế hoạch học tập, nghiên cứu, dành thời gian bổ sung, cập nhật kiến thức, không ngừng làm giàu trí tuệ bản thân. Chuyển quá trình “đào tạo” sang quá trình “tự đào tạo”, nhằm kích thích, phát huy tính chủ động tích cực, thúc đẩy sự phát triển của tư duy, trí tuệ và khai thác khả năng sáng tạo của người học, giúp họ hình thành năng lực và phương pháp tư duy khoa học. Xây dựng, phương pháp, năng lực tự học, tự nghiên cứu một cách hiệu quả trên cơ sở phát huy cách học tự tìm tòi, tự nghiên cứu, chú trọng sự phát triển óc tư duy, vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống; phê phán lối học nhồi nhét sẽ làm người học thui chột năng lực tự học...

Không chỉ thế, mỗi người phải luôn nỗ lực cố gắng, không ngừng tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tự rèn luyện để nâng cao tay nghề, nâng cao kỹ năng, kỹ xảo và các năng lực làm việc khác để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Phải tự nhận thức được những mặt mạnh, mặt yếu trong năng lực bản thân để tiếp tục phát huy năng lực và học tập, bồi dưỡng để phát triển những năng lực còn thiếu, hạn chế. Trong điều kiện hội nhập hiện nay, nếu con người không có sự tự nỗ lực, phấn đấu, chủ động, tích cực trong việc phát triển năng lực ứng dụng, năng lực thực hành, năng lực xử lý công việc, năng lực thích ứng... thì sẽ không đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của hội nhập quốc tế. Như vậy, sẽ nhanh chóng bị đào thải, đứng ngoài guồng quay của sự phát triển.

Bên cạnh đó, mỗi người phải nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện, tự bồi dưỡng năng lực sống của chính bản thân mình. Mỗi người phải là một chủ thể tích cực, năng động, linh hoạt, nhạy bén trong tiếp nhận và xử lý những thông tin để hình thành cho mình một năng lực sống phù hợp, lành mạnh, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Có ý thức trong việc lựa chọn, tìm tòi cái hay cái đẹp, cái tiến bộ và loại bỏ những cái xấu, cái không phù hợp với cuộc sống của mình để phát triển năng lực tự bảo vệ, năng lực chọn lọc, năng lực giao tiếp, ứng xử. Mỗi người phải biết cố gắng vươn lên trong cuộc sống, chiến thắng bản thân, vượt qua những cám dỗ của đời sống xã hội để phát triển năng lực ứng phó, năng lực thích nghi; lĩnh hội,

tiếp thu những giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại, nâng cao ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết… để phát triển năng lực hòa nhập, năng lực hợp tác, tương tác, v.v..

Có thể thấy, vấn đề phát triển năng lực cá nhân con người đáp ứng được những yêu cầu hội nhập quốc tế ở nước ta còn đứng trước nhiều khó khăn, phức tạp với những biến đổi khôn lường của thực tiễn. Do đó, việc thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện các giải pháp trên là một vấn đề vô cùng quan trọng.

Tiểu kết chương 4

Trong giai đoạn hiện nay, để phát triển năng lực cá nhân con Việt Nam người đáp ứng được những yêu cầu ngày càng khắt khe của thời kỳ hội nhập quốc tế, vấn đề quan trọng là phải đề ra được những quan điểm nhằm giải quyết đúng đắn vấn đề. Vì vậy, luận án đã xác định 3 quan điểm cơ bản:

Thứ nhất, phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam phải phù hợp yêu cầu thực tiễn. Thứ hai, phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam phải gắn với sự phát triển con người một cách bền vững và toàn diện. Thứ ba, kết hợp giữa giáo dục và tự giáo dục, “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” trong phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Trên cơ sở những quan điểm đó, cần phải chỉ ra một số nhóm giải pháp cụ thể, đồng bộ, hiệu quả và thiết thực để có thể thúc đẩy phát triển, nâng cao hơn nữa năng lực cá nhân con người Việt Nam đáp ứng được những yêu cầu của thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. Đó là:

Thứ nhất, tạo lập những điều kiện, môi trường thuận lợi cho việc phát

triển năng lực cá nhân con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Thứ hai, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục,

đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Thứ ba, hoàn thiện các chính sách tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực nhằm kích thích phát triển năng lực cá nhân con người đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Thứ tư, phát huy tính tích cực, chủ động, nỗ lực của mỗi cá nhân trong phát triển năng lực cá nhân của bản thân.

KẾT LUẬN

Ngày nay, hội nhập quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu khách quan trên toàn thế giới, cũng như ở Việt Nam. Quá trình này đã và đang đã có những tác động không nhỏ tới mọi mặt của đời sống xã hội. Một mặt, hội nhập quốc tế đem lại nhiều thời cơ, vận hội mới cho sự phát triển, mặt khác, cũng đặt ra những khó khăn, thách thức vô cùng lớn, đòi hỏi con người - với tư cách là nguồn lực quan trọng nhất của mọi nguồn lực phải có có sự nỗ lực, phát triển không ngừng, nhất là phát triển những năng lực cá nhân mình mới có thể đáp ứng được. Phát triển năng lực cá nhân con người trong điều kiện hội nhập quốc tế là một sự cần thiết khách quan mà không một quốc gia, một dân tộc nào có thể né tránh.

Những năm qua, ở Việt Nam, nhờ triển khai, vận dụng đúng đắn những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, chúng ta đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc phát triển năng lực cá nhân con người. Bên cạnh việc phát triển những năng lực bản chất cơ bản của con người, nhiều loại năng lực mới đã được hình thành và phát triển cho phù hợp với thực tiễn, phần nào đáp ứng được những yêu cầu đặt ra ngày càng cao của thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên, trước những biến chuyển vô cùng nhanh chóng và mạnh mẽ của điều kiện hội nhập quốc tế, chúng ta vẫn không tránh khỏi những hạn chế, bất cập trong quá trình phát triển. Nhìn chung, năng lực của con người Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế, chưa có sự phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Từ đó, đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi phải được nhận thức, nhiều mâu thuẫn nảy sinh cần được giải quyết nhằm phát triển hơn nữa năng lực cá nhân con người Việt Nam nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của hội nhập quốc tế. Đó là: Mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao của điều kiện hội nhập quốc tế về phát triển năng lực cá nhân con người với thực tiễn phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam còn nhiều hạn chế; Mâu thuẫn giữa yêu cầu cần phải tạo lập môi trường thuận lợi cho việc phát triển năng lực cá nhân con người với thực tế môi trường này còn bất cập, gây trở lực cho sự phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam; Mâu thuẫn giữa đòi hỏi phải có hệ thống chính sách đào tạo,

tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nguồn nhân lực đồng bộ theo hướng thúc đẩy phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế với thực tế hệ thống chính sách này còn thiếu, không đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu.

Trên cơ sở thực trạng và những vấn đề đặt ra trong phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế những năm qua, để phát triển và “phát huy tối đa” năng lực cá nhân con người đáp ứng ngày càng tốt hơn những yêu cầu, đòi hỏi của điều kiện hội nhập quốc tế cần phải quán triệt tốt một số quan điểm cơ bản sau: Thứ nhất, phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam phải phù hợp yêu cầu thực tiễn. Thứ hai, phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam phải gắn với sự phát triển con người một cách bền vững và toàn diện. Thứ ba, kết hợp giữa giáo dục và tự giáo dục, “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” trong phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Đồng thời, tập trung thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp cơ bản: Thứ nhất, tạo lập những điều kiện, môi trường làm cơ sở cho việc phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế. Thứ hai, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập. Thứ ba, hoàn thiện các chủ trương, chính sách tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực nhằm kích thích phát triển năng lực cá nhân con người đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế. Thứ tư, phát huy tính tích cực, chủ động, nỗ lực của mỗi cá nhân trong phát triển năng lực cá nhân của bản thân. Những giải pháp này phải được tổ chức thực hiện đồng bộ mới mang lại hiệu quả thiết thực.

Một phần của tài liệu la2 (Trang 149 - 155)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w