Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, lối sống, chú trọng việc phát triển các kỹ năng sống, kỹ năng mềm trong cuộc sống nhằm phát

Một phần của tài liệu la2 (Trang 142 - 146)

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁ NHÂN CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY

4.2.2.3. Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, lối sống, chú trọng việc phát triển các kỹ năng sống, kỹ năng mềm trong cuộc sống nhằm phát

việc phát triển các kỹ năng sống, kỹ năng mềm trong cuộc sống nhằm phát triển năng lực sống cho cá nhân con người trong điều kiện hội nhập, mở cửa và môi trường đa văn hóa

Một là, tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục chính trị- tư tưởng, pháp luật, giáo dục truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc giúp con người có khả năng chọn lọc, tiếp biến, thích ứng, hòa nhập cộng đồng đa văn hóa.

Hiện nay, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho con người Việt Nam là sự kế thừa, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp đi đôi với thúc đẩy xây dựng các hệ giá trị đạo đức mới cho cá nhân con người Việt Nam hiện nay phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế và truyền thống dân tộc. Trước hết, cần đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống, nhất là truyền thống đạo đức và văn hóa tốt đẹp của dân tộc, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân con người Việt Nam trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của cha ông. Chú trọng giáo dục truyền thống cách mạng của Đảng, của địa phương. Khơi dậy phong trào toàn dân chăm lo giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống, các phong tục, tập quán lành mạnh của dân tộc, đấu tranh chống lại các hành vi phản đạo đức, nhất là nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác. Tiếp tục phát động nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước và các phong trào mang tính chất nhân đạo khác như phong trào giúp đỡ người già, người tàn tật, lập quỹ đền ơn đáp nghĩa những người có công với nước, học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, ủng hộ đồng bào vùng bị bão lụt... nhằm nâng cao tính cộng đồng, tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau, thúc đẩy hình thành năng lực hợp tác, tương trợ, làm việc nhóm trong cuộc sống và công việc của cá nhân con người Việt Nam.

Bên cạnh việc giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống, cần phải học tập, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, thúc đẩy xây dựng các hệ giá trị đạo đức mới cho con người Việt Nam. Đổi mới và bổ sung nhiều giá trị đạo đức mới cho phù hợp với sự phát triển của thực tiễn cuộc sống trong điều kiện hội nhập quốc tế. Vì vậy, trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống trong nhà trường cũng như ngoài xã hội, cần giáo dục, bổ sung nhiều chuẩn mực giá trị mới, nhiều định hướng giá trị

đạo đức mới của con người hiện đại như tính kỷ luật, kỷ luật lao động, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân, tính cộng đồng, đạo đức nghề nghiệp… Trên cơ sở đó hình thành ở con người Việt Nam những kỹ năng mềm như năng lực hợp tác, tương tác, làm việc nhóm, năng lực giao tiếp, ứng xử… đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Đổi mới nội dung, phương pháp công tác tư tưởng, giáo dục lý luận chính trị theo hướng gắn với thực tiễn, phù hợp với từng đối tượng, hiệu quả thiết thực, giải đáp được những vấn đề đặt ra từ thực tiễn. Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Đạo đức, Giáo dục công dân, giáo dục pháp luật, các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và một số môn thuộc khối xã hội và nhân văn như Văn học, Lịch sử, Mỹ học… trong các nhà trường. Một mặt, cần đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy các môn học này bằng phương pháp giảng dạy tích cực, các phương tiện đa dạng cho phong phú, cuốn hút người học. Mặt khác, phải gắn nội dung giảng dạy lý luận với thực tiễn cuộc sống, đưa vào nội dung giảng dạy những tấm gương đạo đức, những bài học đạo đức trong thực tiễn; đưa nội dung truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng của dân tộc vào giảng dạy. Đồng thời, nâng cao trình độ lý luận khoa học, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên làm công tác giảng dạy các môn Đạo đức học, Giáo dục công dân, các môn Lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin được coi là một biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng giáo dục đạo đức trong trường học. Thực hiện được những giải pháp này nhằm định hướng xây dựng nhân cách, giúp con người có lập trường tư tưởng vững vàng, có nền tảng văn hóa, có “phông” kiến thức xã hội và nhân văn, có thể xử lý, chọn lọc thông tin, tiếp biến những giá trị tốt đẹp; có bản lĩnh, tự tin để vượt qua những khó khăn, cám dỗ, thách thức của cuộc sống, có năng lực thích ứng và hòa nhập với những biến đổi khó lường của đời sống kinh tế, xã hội trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Việc giáo dục đạo đức cần được gắn bó chặt chẽ với giáo dục pháp luật và thực hiện nghiêm minh luật pháp trong xã hội. Giáo dục pháp luật nhằm tác động lên đối tượng giáo dục hình thành trong họ những tri thức pháp luật, tình cảm, thói quen tuân thủ pháp luật, hành vi phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành. Đồng thời, giáo dục pháp luật tạo ra những khả năng thiết lập những nguyên

tắc đạo đức, củng cố tình cảm, nghĩa vụ đạo đức cho mỗi người, hình thành văn hóa pháp lý và trang bị những chuẩn mực pháp lý cho con người. Điều này không chỉ là cơ sở cho con người thực hiện nghĩa vụ pháp lý mà còn là cơ sở để thực hiện những nghĩa vụ đạo đức tối thiểu của con người. Do đó, giáo dục pháp luật, hình thành ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý là điều kiện cần thiết để xây dựng nhân cách người công dân trong xã hội hiện đại, hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, tuân thủ kỷ luật lao động cho từng cá nhân con người Việt Nam.

Hai là, cần chú trọng việc phát triển năng lực sống cho cá nhân con người

trong các cấp học thông qua tiếp cận các phương pháp giáo dục hiện đại với các môn học bổ trợ và các hoạt động ngoại khóa nhằm phát triển năng lực sống, năng lực giao tiếp... cho cá nhân con người.

Trước những yêu cầu đặt ra của thời đại hội nhập, đòi hỏi mỗi cá nhân con người phải có những năng lực sống, những kỹ năng mềm phù hợp. Vì vậy, cần tăng cường triển khai giáo dục các năng lực sống, kỹ năng mềm trong cuộc sống thông qua nhiều hình thức khác nhau ở tất cả trường trong các bậc học khác nhau. Về nội dung giáo dục năng lực sống, cần giáo dục cho người học những kỹ năng cơ bản, cần thiết, hướng tới hình thành những thói quen tốt giúp người học thành công, bảo đảm vừa phù hợp với thực tiễn và thuần phong mỹ tục Việt Nam vừa hội nhập quốc tế trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại đất nước. Nội dung giáo dục năng lực sống phải phù hợp với từng lứa tuổi và tiếp tục được rèn luyện theo mức độ tăng dần.

Các nhà trường có thể chủ động tổ chức các hoạt động giáo dục năng lực sống hoặc liên kết với các đơn vị để tổ chức các hoạt động giáo dục năng lực sống thông qua việc lồng ghép, tích hợp vào các môn học Đạo đức, Giáo dục công dân, Ngữ văn hoặc một số môn học bổ trợ khác và qua các hoạt động trải nghiệm thực tế trong và ngoài nhà trường. Việc giáo dục năng lực sống phải căn cứ điều kiện của nhà trường, thực tế của địa phương và đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi, khả năng, nhu cầu của học sinh để tổ chức các hoạt động giáo dục năng lực sống cho học sinh. Đảm bảo an toàn, nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, phát huy tính tự quản, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc tham gia các hoạt động giáo dục năng lực sống.

Việc giáo dục năng lực sống không chỉ thực hiện trong nhà trường, qua các môn học chính khóa, mà còn phải được thực hiện trong sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình, các đoàn thể và toàn xã hội. Tăng cường hiệu quả hoạt động, mở rộng hơn nữa các hình thức hoạt động nhằm giáo dục năng lực sống bằng nhiều hoạt động trải nghiệm đa dạng, phong phú như: hoạt động văn hóa, nghệ thuật; hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa; hoạt động tiếp cận khoa học - kĩ thuật; hoạt động tham quan, dã ngoại… Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức cho các gia đình về vai trò quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống, giáo dục đạo đức, lối sống trong việc hình thành nhân cách cũng như phát triển năng lực sống cho cá nhân con người thông qua tuyên tuyền, vận động, qua các phương tiện truyền thông...

Nâng cao hơn nữa vai trò của tổ chức Đoàn trong công tác quản lý, giám sát đoàn viên thanh niên trong các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện, trong sinh hoạt thường ngày nhằm định hướng cho họ những giá trị đúng đắn, từ đó hình thành nên nhận thức tích cực, những năng lực sống cần thiết trong cuộc sống. Tiếp tục phát huy, nâng cao hơn nữa chất lượng của các hoạt động Đoàn, Đội đã chứng tỏ hiệu quả trong thời gian qua như: Chương trình “Học làm người có ích”, Chương trình “Một ngày để sống -Sống có niềm tin”, Chương trình “Một ngày để sống - Sống biết tiết kiệm”, Chương trình “Vượt qua nỗi sợ hãi”, Chương trình “Học kì quân đội”… Qua đó, giới trẻ hình thành những kiến thức và năng lực thiết thực giúp ích cho họ khi bước vào cuộc sống như năng lực tự bảo vệ bản thân, năng lực thể hiện bản thân, kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, phản biện, kỹ năng quản trị thời gian, kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng ứng phó với những rủi ro của cuộc sống,...

Tập trung bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của cộng đồng và giới trẻ về sự cần thiết của việc giáo dục giá trị sống và năng lực sống và trang bị cho bản thân những kỹ năng sống cần thiết. Có nhận thức được như vậy thì bản thân mỗi người, nhất là giới trẻ sẽ tích cực tìm hiểu những kiến thức có liên quan để học, để nghiên cứu tìm cho mình có một phương pháp tốt nhất để lĩnh hội những kiến thức về kỹ năng sống trong giao tiếp, ứng xử, quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa những người xung quanh với nhau…

Một phần của tài liệu la2 (Trang 142 - 146)