Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, lành mạnh, dân chủ, công bằng làm động lực thúc đẩy sự phát triển năng lực làm việc cho cá

Một phần của tài liệu la2 (Trang 129 - 130)

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁ NHÂN CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY

4.2.1.2. Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, lành mạnh, dân chủ, công bằng làm động lực thúc đẩy sự phát triển năng lực làm việc cho cá

chủ, công bằng làm động lực thúc đẩy sự phát triển năng lực làm việc cho cá nhân con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay

Môi trường làm việc bao gồm tất cả những gì có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và sự phát triển, nâng cao năng lực làm việc của mỗi cá nhân, cán bộ, công chức (như cơ sở vật chất, không khí nơi làm việc, tinh thần làm việc, chế độ chính sách, mối quan hệ giữa lãnh đạo đối với nhân viên và giữa nhân viên với nhân viên… trong một cơ quan, tổ chức, đơn vị). Môi trường làm việc tốt là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực làm việc của mỗi thành viên cũng như quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Để xây dựng được một môi trường làm việc chuyên nghiệp, lành mạnh, dân chủ, công bằng, đoàn kết... đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của các nhà lãnh đạo, quản lý, thủ trưởng cơ quan, mà cần có sự chung tay của tất cả các thành viên trong tập thể đó. Bởi vậy, mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhất là đối với người đứng đầu phải xác định đây là một nhiệm vụ cần được ưu tiên song song với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

Trước hết, cần bảo đảm điều kiện làm việc, cơ sở vật chất một cách đầy đủ và hiện đại, thông tin và các nội dung công việc được công khai, minh bạch, đầy đủ và rõ ràng tạo điều kiện tốt cho mỗi người lao động có đủ phương tiện để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Thứ hai, thực hiện các chế độ, chính sách theo đúng quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước và pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ để phát huy năng lực làm việc cho mỗi người. Xây dựng hệ

chính sách này một cách đồng bộ theo hướng thúc đẩy phát triển năng lực cá nhân con người đáp ứng các yêu cầu của hội nhập quốc tế. Thứ ba, có cơ chế, chế độ chính sách tiền lương, khen thưởng, kỷ luật một cách công bằng, hợp lý nhằm kích thích tinh thần, thái độ làm việc, phát huy năng lực làm việc của họ. Thứ tư, trong môi trường làm việc, các qui tắc, nội quy, qui định đều phải rõ ràng, công khai, phù hợp và đúng luật. Thứ năm, cần tạo được sự cạnh trạnh mạnh mẽ nhưng vẫn đảm bảo công bằng, lành mạnh cho nhân viên, trong đó họ được đánh giá và nhìn nhận đúng với những gì họ cống hiến, không có sự chèn ép hay hiềm khích cá nhân. Mọi công việc cần có tính chuyên môn hoá cao, làm việc trên tinh thần hợp tác vì mục tiêu chung là hiệu quả cao trong công việc. Thứ sáu, tạo bầu không khí dân chủ, khách quan trong môi trường làm việc tạo một tâm lý thoải mái, khuyến khích sự sáng tạo, khuyến khích mọi người bày tỏ chính kiến, lập trường quan điểm và tinh thần phê bình và tự phê bình, tạo điều kiện cho việc thực hiện cơ chế phản biện xã hội với tinh thần lành mạnh, xây dựng và phát huy trách nhiệm công dân. Đồng thời, tạo điều kiện cho người tài thăng tiến nghề nghiệp và cống hiến chính là yếu tố có tính quyết định để giữ chân và tạo cơ hội thuận lợi cho tất cả mọi người có thể phát triển năng lực làm việc của mình một cách tối ưu. Thứ bảy, cần xây dựng một tập thể đoàn kết, thống nhất, hình thành cho mọi người ý thức làm việc tập thể, biết quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ nhau trong cuộc sống và công việc, kịp thời giải quyết những mâu thuẫn cá nhân bên trong đơn vị; có thái độ ứng xử văn hoá, đúng mực, hòa đồng với nhau đối với mọi người từ nhân viên hay các cấp lãnh đạo... Có như vậy thì mỗi cá nhân người lao động mới có điều kiện làm việc tốt, phát huy và phát triển năng lực làm việc của bản thân đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.

Một phần của tài liệu la2 (Trang 129 - 130)