Kết hợp giữa giáo dục và tự giáo dục, “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” trong phát triển năng lực cá nhân con ngườ

Một phần của tài liệu la2 (Trang 122 - 124)

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁ NHÂN CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY

4.1.3. Kết hợp giữa giáo dục và tự giáo dục, “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” trong phát triển năng lực cá nhân con ngườ

thành quá trình tự đào tạo” trong phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

Có thể khẳng định, vai trò to lớn, quan trọng của giáo dục, đào tạo đối với sự phát triển năng lực cá nhân con người. Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, khi mà cuộc cách mạng khoa học, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng thì nhà trường dù tốt đến mấy cũng không thể cung cấp hết được những lượng tri thức ngày một phong phú của nhân loại và không thể đáp ứng hết nhu cầu học tập của người học cũng như đòi hỏi ngày càng cao của đời sống xã hội. Vì vậy, việc gắn giáo dục với tự giáo dục, tự học, bồi dưỡng năng lực tự học, tự giáo dục cho mỗi người là một vấn đề quan trọng trong các nhà trường nói chung. Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà nước ta từ lâu đã chỉ ra định hướng phát triển giáo dục hiện nay là: Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, “Biến quá trình đào tạo trở thành tự đào tạo”. Đảng ta đã coi tự học, tự đào tạo là vấn đề mấu chốt có vị trí quan trọng trong chiến lược giáo dục - đào tạo của đất nước. Đảng ta đã xác định “Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy - học, bảo đảm điều kiện và thời

gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên” [36]. Theo đó, thay vì phải học quá nhiều trong nhà trường, người học sẽ tự học hỏi, tự nghiên cứu thêm để có những kết quả và những năng lực phù hợp, thích ứng với nhu cầu của thực tiễn xã hội.

Tự học, tự giáo dục, tự đào tạo là hoạt động độc lập, chủ động chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo; là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) cùng các phẩm chất, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học; là biến kiến thức khoa học tích lũy từ nhiều thế hệ của nhân loại thành kiến thức của mình, tự cải tạo, phát triển tư duy của mình và rèn luyện cho mình kĩ năng thực hành những tri thức ấy. Khái niệm tự học, tự giáo dục, tự đào tạo luôn đi cùng, gắn bó chặt chẽ với khái niệm “tự thân”. Tri thức, kinh nghiệm, năng lực của mỗi cá nhân chỉ được hình thành, phát triển một cách bền vững và phát huy hiệu quả thông qua các hoạt động tự thân ấy.

Chỉ có tự học, tự giáo dục, tự đào tạo con người mới có thể tự bồi đắp tri thức bằng nhiều con đường, nhiều cách thức khác nhau, bù đắp được những thiếu hụt, khiếm khuyết về tri thức khoa học, tri thức về đời sống xã hội, những năng lực cần cho công việc chuyên môn và đời sống thực tiễn... Bằng con đường tự học, tự giáo dục, tự đào tạo, mỗi cá nhân có thể thích ứng và bắt nhịp nhanh với những biến đổi của thực tiễn, kể cả những thách thức to lớn từ môi trường nghề nghiệp, không bị lạc hậu so với thực tiễn. Từ đó, mỗi cá nhân có thể hình thành, phát triển và hoàn thiện những năng lực của bản thân cho phù hợp với nhu cầu cuộc sống và công việc.

Quá trình tự học, tự giáo dục, tự đào tạo sẽ thật sự phát huy hiệu quả và vai trò của nó trong việc hình thành, phát triển và hoàn thiện năng lực cá nhân con người nếu người học dựa trên nền tảng giáo dục, đào tạo nhất định ở nhà trường. Nhà trường và cộng đồng xã hội (bao gồm cả gia đình, cơ quan, đoàn thể...) là những nhân tố, điều kiện, tiền đề khách quan, đóng vai trò cơ sở, môi trường, hướng dẫn và định hướng quá trình tự đào tạo nhằm phát triển năng lực cá nhân con người

phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế. Tuy là quá trình “tự thân”, song, tự giáo dục, tự đào tạo sẽ không thể phát huy tối ưu hiệu quả nếu tách rời quá trình giáo dục, đào tạo. Vì vậy, vấn đề kết hợp giữa giáo dục và tự giáo dục, “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” phải được coi là một phương hướng chỉ đạo quan trọng nhằm phát triển năng lực cá nhân con người đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu la2 (Trang 122 - 124)