Khái niệm năng lực cá nhân

Một phần của tài liệu la2 (Trang 33 - 42)

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁ NHÂN CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

2.1.1. Khái niệm năng lực cá nhân

Để hiểu khái niệm năng lực cá nhân, trước hết cần tìm hiểu khái niệm năng lực. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về năng lực tùy theo góc độ tiếp cận. Trong quan điểm của các nhà triết học mácxít, năng lực và năng lực cá nhân con người được đặt trong tổng hòa về phẩm chất, nhân cách của con người. Con người là một thực thể thống nhất giữa cái tự nhiên và cái xã hội. Với tư cách là thực thể tự nhiên, hơn nữa là thực thể tự nhiên sống, con người “được phú cho những lực lượng tự nhiên, những lực lượng sống, nó là thực thể tự nhiên hoạt động; những lực lượng đó tồn tại trong nó dưới hình thức thiên bẩm và năng lực, dưới hình thức năng khiếu”

[17, tr.342]. Như vậy, các năng lực hình thành trên cơ sở của các tư chất tự nhiên bẩm sinh và dưới hình thức năng khiếu. Tuy nhiên, trên cơ sở chung của các đặc điểm năng lực giống loài, những động cơ, hứng thú, nhân cách được hình thành phụ thuộc vào điều kiện xã hội cụ thể của cuộc sống cá nhân, hay là “tính hiện thực”, là các mối “quan hệ xã hội” của con người. Mỗi cá nhân biến tiềm năng giống loài, tiềm năng của các mối quan hệ xã hội thành nhân cách thông qua hoạt động, học tập, giáo dục trong điều kiện lịch sử cụ thể của đời sống cá nhân. Năng lực được đặt trong tổng hòa nhân cách, phẩm chất của con người, nhưng năng lực con người không phải hoàn toàn tự nhiên mà chủ yếu do hoạt động, học tập, rèn luyện và giáo dục mà có. Theo C.Mác, “tư tưởng căn bản không thể thực hiện được cái gì hết. Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn” [11, tr.181] và “đời sống thực tiễn” là nơi sản sinh ra mọi năng lực, tài năng.

Theo C.Mác và Ph. Ăngghen, năng lực của mỗi người chính là sức mạnh vốn có hoặc do học tập, rèn luyện, tu dưỡng dưới dạng tiềm năng, khả năng, mang tính chủ quan kết hợp với những lực lượng vật chất khơi dậy tiềm năng sức mạnh đó của mỗi cá nhân nhằm đạt được mục tiêu nhất định. C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng:

Cái năng lực cho đến nay chỉ tồn tại như một tiềm năng ở những cá nhân tự giải phóng mình, bắt đầu hoạt động như là một sức mạnh thực sự, hoặc là cái sức mạnh đã tồn tại đó lớn lên nhờ việc thủ tiêu sự hạn chế. Việc thủ tiêu sự hạn chế, kết quả đơn thuần của sự sáng tạo ra sức mạnh mới, tất nhiên có thể được coi là cái chủ yếu [12, tr.439].

Kế thừa quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin cho rằng, thông qua hoạt động thực tiễn, con người mới phát lộ tài năng. Những phẩm chất “kết hợp với năng lực hiểu biết về con người, với năng lực giải quyết những vấn đề tổ chức, thì... mới có thể rèn luyện ra những nhà tổ chức lớn” [137, tr.94]. Tuy chưa đưa ra quan niệm về năng lực, nhưng V.I.Lênin luôn đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ trong xây dựng xã hội mới, phải chú trọng phát triển các năng lực cho con người, nhất là đội ngũ lãnh đạo như năng lực lao động, năng lực nhận thức, năng lực tư duy, năng lực tổ chức thực tiễn, năng lực lãnh đạo,... Theo ông, “một trong những nhiệm vụ quan trọng bậc nhất trong sự nghiệp xây dựng quân đội là đào tạo những chiến sĩ có năng lực nhất, có nghị lực nhất và trung thành nhất với sự nghiệp của chủ nghĩa xã hội, để họ lên nắm các chức vụ chỉ huy” [137, tr.514], hay, “điều rất quan trọng là tìm ra được một đồng chí có đủ những năng lực” [137, tr.274]...

Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, năng lực chính là mặt “tài” của con người. Bên cạnh “đức” thì “tài” là một yếu tố không thể thiếu được của con người, nhất là với người cán bộ. Người cán bộ phải “chuyên”, phải có “tài”, có năng lực, trí tuệ, trình độ chuyên môn, có năng lực lãnh đạo, quản lý, có năng lực tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước,v.v.. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của năng lực, Người đặc biệt chú trọng việc tuyển dụng “những người có năng lực, có đạo đức vào gánh vác công việc to tát của quốc gia” [71, tr.132]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, “bất kỳ cơ quan nào, bộ đội nào, cũng cần phải chọn một nhóm người hăng hái, trung thành, có năng lực, giữ kỷ luật, đoàn kết họ thành nhóm trung kiên lãnh đạo” [72, tr.330]. Vì vậy, “Việc dùng nhân tài, ta không nên căn cứ vào những điều kiện quá khắt khe... Tài to ta dùng làm việc to, tài nhỏ ta cắt làm việc nhỏ, ai có năng lực về việc gì, ta đặt ngay vào việc ấy” [71, tr.43]...

Có thể thấy, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa đưa ra định nghĩa đầy đủ về năng lực, nhưng đã đưa ra những gợi

mở, định hướng cho việc xây dựng khái niệm cũng như việc phát triển năng lực con người cho các nhà nghiên cứu sau này. Cho đến nay, đã có nhiều nhà nghiên cứu, tùy theo mỗi góc độ tiếp cận, hiểu khái niệm năng lực theo nhiều chiều cạnh khác nhau.

Nhiều nhà nghiên cứu quan niệm năng lực là một tổ hợp phẩm chất tâm lý cá nhân, là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của con người; năng lực của con người luôn gắn liền với hoạt động của chính họ. Để thực hiện có hiệu quả các hoạt động của mình, con người cần phải có một số phẩm chất tâm lý cần thiết và tổ hợp những phẩm chất này được gọi là năng lực. Khi nói đến năng lực cần phải hiểu năng lực không phải là một thuộc tính tâm lý duy nhất nào đó mà là tổng hợp các thuộc tính tâm lý cá nhân đáp ứng được những yêu cầu hoạt động thực tiễn và bảo đảm hoạt động đó đạt được kết quả tối ưu. Theo tác giả Phạm Tất Dong: “Năng lực là sự tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao” [26, tr.72].

Phạm Minh Hạc cũng khẳng định: “Năng lực chính là một tổ hợp đặc điểm tâm lý của một con người (còn gọi là tổ hợp thuộc tính tâm lý của nhân cách), tổ hợp đặc điểm này vận hành theo một mục đích nhất định, tạo ra kết quả của một hoạt động nào đấy”, hay, “năng lực là các đặc điểm tâm lý cá biệt tạo thành điều kiện quy định tốc độ, chiều sâu, cường độ của việc tác động và đối tượng lao động” [42, tr.146]. Lê Thị Bừng và Nguyễn Thị Vân Hương cũng quan niệm, năng lực là “tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy” [10, tr.10]... Các nhà nghiên cứu ở góc độ tiếp cận này đã khẳng định năng lực là một thuộc tính tâm lý vô cùng quan trọng đối với mỗi con người. Năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Năng lực cho biết con người có thể làm được gì và làm đến đâu, nó bảo đảm cho con người tiến hành được các hoạt động cải tạo tự nhiên và xã hội hiệu quả.

Bên cạnh đó, có rất nhiều người coi năng lực là khả năng, tiềm năng, kỹ năng… bẩm sinh sẵn có hoặc được hình thành thông qua rèn luyện của con người nhằm đạt được hiệu quả hành động. Theo Amartya Sen, năng lực là tổ hợp khả

năng thực hiện các chức năng (hay đạt được các chức năng). Nói cách khác, năng lực là sự tự do hiện thực mà con người được thụ hưởng để cuộc sống có ý nghĩa [153, tr.97]. Năng lực liên quan đến các thiết lập của chức năng có giá trị mà một người có thể tiếp cận được một cách có hiệu quả. Năng lực của một người đại diện cho tự do hiệu quả của một người để lựa chọn giữa những sự kết hợp các chức năng khác nhau - giữa các dạng khác nhau của cuộc sống mà người đó có lý do để coi trọng [108, tr.67]. Theo ông, năng lực gắn liền với khả năng của một cá thể hoặc sức mạnh để đạt được những chức năng nhất định. Denys Tremblay, nhà tâm lý học người Pháp lại quan niệm rằng: “Năng lực là khả năng hành động, đạt được thành công và chứng minh sự tiến bộ nhờ vào khả năng huy động và sử dụng hiệu quả nhiều nguồn lực tích hợp của cá nhân khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống” [148, tr.12]. Đối với Joe Bolger, năng lực được hiểu là “khả năng, kỹ năng, sự hiểu biết, thái độ, các giá trị, các mối quan hệ, hành vi, động lực, nguồn lực và điều kiện cho phép các cá nhân, tổ chức, ngành nghề và hệ thống xã hội rộng lớn hơn để thực hiện các chức năng và đạt được mục tiêu phát triển của họ theo thời gian” [150, tr.2]. Theo F.E.Weinert: “Năng lực là những kỹ năng, kỹ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt” [156, tr.12]...

Tác giả Nguyễn Văn Tuấn quan niệm, năng lực là “khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động” [134, tr.9]. Tác giả Bùi Thị Hường cho rằng, năng lực là “khả năng bên trong của mỗi con người, khả năng tạo ra một sức mạnh vượt trội với nhóm, với cộng đồng, biết làm chủ bản thân và lôi cuốn người khác vào hoạt động đạt hiệu quả cao” [51, tr.186]. Tác giả Đinh Thị Hồng Minh cũng khẳng định: “Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở kết hợp sự hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm” [77, tr.6].

Trong một công trình nghiên cứu khác, các tác giả lại nhấn mạnh tính chủ thể trong năng lực cá nhân. Nhóm tác giả cho rằng, năng lực nói chung được hiểu là khả

năng của chủ thể trong việc thực hiện tối đa một công việc cụ thể, một hoạt động cụ thể nào đó trong những điều kiện nhất định; là những phẩm chất của con người tạo cho họ có khả năng hoàn thành một công việc nào đó có hiệu quả nhất. Nói đến năng lực là nói đến năng lực của từng người - chủ thể cụ thể [88, tr.11-12]…

Như vậy, đã có nhiều cách hiểu khác nhau về năng lực. Từ mỗi một góc độ tiếp cận, có thể thấy được ít nhiều sự hợp lý và tính khoa học của các quan niệm này. Năng lực là khả năng hiện thực của một chủ thể xác định, không có năng lực chung chung, trừu tượng, tách rời chủ thể. Khả năng đó luôn phải đi kèm với việc đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu của hoạt động, đảm bảo cho hoạt động đạt kết quả tối ưu. Năng lực của con người thể hiện, bộc lộ qua việc thực hiện thành công hoạt động, nhưng bản thân nó không phải là hoạt động. Nó là kết quả “huy động” tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính tâm lý cá nhân khác nhưng không phải chính “sự huy động” ấy [3, tr.23]. Vì vậy, có thể hiểu, năng lực là tổng hợp các thuộc tính riêng có của chủ thể tạo thành khả năng đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả tối ưu. Các thuộc tínhriêng có của chủ thể này không chỉ được hiểu đơn giản theo nghĩa gốc của từ “thuộc tính” (là đặc tính vốn có của một sự vật, nhờ đó sự vật tồn tại, và qua đó, con người nhận thức được sự vật, phân biệt được sự vật này với sự vật khác); mà ở đây, nó là sự kết hợp giữa cái bẩm sinh sẵn có với những đặc tính hình thành và phát triển nhờ quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động thực tiễn của con người [3, tr.23, 24].

Trong thực tế, khái niệm năng lực và khả năng, kỹ năng trong nhiều trường hợp được dùng với nghĩa như nhau, nhưng chúng không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Năng lực, khả năng, kỹ năng đều dùng để chỉ khả năng đáp ứng được yêu cầu của hoạt động của con người. Năng lực là khả năng hiện thực, khả năng đáp ứng được yêu cầu của hoạt động và bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả tối ưu nhất. Năng lực của con người được hình thành và phát triển không chỉ dựa trên cơ sở những yếu tố bẩm sinh sẵn có, mà còn thông qua tự học tập, rèn luyện và hoạt động thực tiễn. Còn khả năng được hiểu là cái có thể xuất hiện, có thể xảy ra khi có những điều kiện nhất định; là cái vốn có về vật chất hoặc tinh thần để có thể làm được việc gì; là những phẩm chất thể hiện khả năng làm một công việc nào đó. Khả năng là cái vốn có của một người từ khi sinh ra, nó phụ thuộc vào cấu tạo di truyền của người đó. Kỹ năng là sự thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hoạt động trên

cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi; là sự thống nhất giữa tri thức, kinh nghiệm, thực hành của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống. Kỹ năng là sự thông thạo được phát triển thông qua quá trình đào tạo, thực hành và trải nghiệm. Vì thế, chúng ta có thể phát triển những kỹ năng của mình thông qua việc trau dồi kiến thức, rèn luyện, học hỏi... Như vậy, trong một số trường hợp nhất định, một khả năng, kỹ năng nào đó cũng được hiểu là một loại năng lực của con người và nhiều khả năng, kỹ năng có thể phát triển thành năng lực.

Ngoài ra, còn một số khái niệm như kỹ xảo, kinh nghiệm… trong một số trường hợp cũng được coi là năng lực. Ở đây, kỹ xảo có thể hiểu là những kỹ năng được lặp đi lặp lại nhiều lần đến mức thuần thục; còn kinh nghiệm là những tri thức từ thực tiễn được cá nhân lĩnh hội và tích lũy thông qua hoạt động và giao tiếp. Vì vậy, kỹ xảo và kinh nghiệm chỉ là một trong những thành tố cấu thành nên năng lực, nếu chỉ có kỹ xảo và kinh nghiệm không thôi thì chưa thể gọi đó là năng lực. Trong quá trình hoạt động của mình, mỗi cá nhân cần phải biến kiến thức thành tri thức, thường xuyên rèn luyện để hình thành kỹ năng, kỹ xảo; đồng thời kế thừa và tiếp thu kinh nghiệm từ các thế hệ đi trước để phát triển năng lực của bản thân.

Ở đây, chúng ta xem xét năng lực dưới góc độ là tổng hợp những thuộc tính riêng có của cá nhân, là một yếu tố cấu thành của nhân cách, cho nên, năng lực được hiểu là năng lực cá nhân, chứ không phải năng lực của tổ chức, tập thể, nhóm... Năng lực của con người là những yếu tố chủ quan tiềm tàng bên trong, tham gia vào việc giải quyết, thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu do thực tiễn đặt ra, thiên về phản ánh mức độ con người hiểu biết chính xác, đúng đắn cũng như khả năng của họ nắm vững, làm chủ các sự vật, hiện tượng thuộc thế giới tự nhiên và xã hội. Cùng với phẩm chất đạo đức, năng lực là một trong những yếu tố hợp thành cơ bản của hệ thống - cấu trúc nhân sinh quan, thế giới quan, nhân

Một phần của tài liệu la2 (Trang 33 - 42)