Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải tạo lập môi trường thuận lợi cho việc phát triển năng lực cá nhân con người với thực tế môi trường này còn

Một phần của tài liệu la2 (Trang 110 - 113)

TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.2.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải tạo lập môi trường thuận lợi cho việc phát triển năng lực cá nhân con người với thực tế môi trường này còn

việc phát triển năng lực cá nhân con người với thực tế môi trường này còn bất cập, gây trở lực cho sự phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam

Trong bất cứ một xã hội nào, những điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường sống... có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển con người nói chung và phát triển năng lực cá nhân con người nói riêng. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng như hiện nay, việc tạo lập môi trường kinh tế - xã hội, văn hóa,

giáo dục thuận lợi làm tiền đề, bước đệm để phát triển năng lực cá nhân con người là một yêu cầu đầu tiên và vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục đã cho thấy nhiều bất cập, hạn chế trong việc tạo lập môi trường thuận lợi cho sự phát triển năng lực cá nhân con người trên tất cả các mặt.

Một là, mâu thuẫn giữa yêu cầu cần thiết phải tạo lập những tiền đề vật

chất, môi trường kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo phát triển làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức với thực tế những điều kiện, tiền đề này ở Việt Nam còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Trong điều kiện hội nhập, yêu cầu phải có một nền kinh tế tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ để tạo điều kiện vật chất cho mỗi cá nhân con người phát triển năng lực nhận thức. Tuy nhiên, ở nước ta, nền kinh tế còn ở tình trạng chưa phát triển, tăng trưởng kinh tế chưa đạt được mục tiêu đề ra, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân chưa ngang tầm với mức phát triển chung của các nước trong khu vực và trên thế giới; khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, miền xuôi và miền núi ngày càng tăng; việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, chính sách tiền lương, chính sách an sinh xã hội cũng chưa thực sự đem lại hiệu quả thiết thực. Vì vậy, nhiều cá nhân không có đủ những điều kiện vật chất để học tập, nghiên cứu, phát triển năng lực nhận thức.

Việc phát triển khoa học và công nghệ, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển giáo dục và đào tạo làm tiền đề cho sự hình thành, phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo.. của con người cũng là một yêu cầu đặt ra trong hội nhập quốc tế. Nhưng, cho đến nay, những điều kiện này ở nước ta vẫn chưa có được sự phát triển đáp ứng yêu cầu. Nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại không đạt được. Nhiều hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ chậm được khắc phục... Những hạn chế này đã là những trở lực kìm hãm sự phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo của cá nhân con người Việt Nam, mâu thuẫn với những yêu cầu đặt ra của thời kỳ hội nhập.

Hai là, mâu thuẫn giữa yêu cầu phải xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, lành mạnh, dân chủ, công bằng làm động lực thúc đẩy sự phát triển năng

lực làm việc cho con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế với thực tế xây dựng môi trường này còn nhiều yếu kém.

Việc xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, lành mạnh, dân chủ, công bằng, đoàn kết... là một trong những yêu cầu đặt ra để phát triển năng lực cá nhân con người trong thời đại hội nhập. Bởi lẽ, đây sẽ là động lực lớn kích thích cá nhân mỗi người lao động hăng say làm việc, tích cực chủ động nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực tự do sáng tạo, năng lực cải tiến phương pháp làm việc,.. Trên cơ sở đó, mỗi cá nhân có thể phát triển năng lực của mình. Tuy nhiên, yêu cầu này lại chưa được hiện thực hóa ở Việt Nam. Bởi, thực tế cho thấy, chúng ta chưa xây dựng được môi trường làm việc lành mạnh. Môi trường làm việc còn có nhiều biểu hiện tiêu cực như thiếu công bằng, minh bạch; cạnh tranh không lành mạnh, xử lý, phân công công việc còn mang tính cá nhân... Những bất cập này làm ảnh hưởng đến suy nghĩ, hoạt động và phong cách làm việc của con người, chưa tạo được động lực kích thích con người phát triển các năng lực của mình. Chưa xây dựng được bầu không khí dân chủ, khách quan, tâm lý thoải mái trong môi trường làm việc, tinh thần phê bình và tự phê bình còn chưa cao. Các điều kiện làm việc, cơ sở vật chất ở nhiều nơi, nhiều chỗ còn lạc hậu, thiếu thốn, chưa đáp ứng. Trong nhiều cơ quan, đơn vị, tập thể, tinh thần đoàn kết, thống nhất còn yếu, còn xảy ra nhiều mâu thuẫn cá nhân trong đơn vị, vẫn còn tồn tại nhiều hiện tượng bè cánh, cục bộ, mất đoàn kết... làm ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của con người. Qua đó cản trở mỗi cá nhân phát triển năng lực của bản thân mình.

Ba là, mâu thuẫn giữa yêu cầu phải xây dựng môi trường văn hóa, xã hội,

chính trị ổn định, lành mạnh làm điều kiện cho sự phát triển năng lực sống cho con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế với thực tế vấn đề này còn nhiều bất cập.

Xây dựng được môi trường văn hóa, xã hội tốt đẹp, đời sống tinh thần lành mạnh, nhân văn, lấy cái tích cực, cái tốt đẩy lùi các tiêu cực, xây dựng môi trường chính trị ổn định… sẽ góp phần hình thành, phát triển và hoàn thiện năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực hòa nhập, thích nghi, năng lực tự bảo vệ cho con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hội nhập quốc tế. Nhưng những điều này vẫn còn khoảng cách khá xa với thực tế đang diễn ra ở nước ta. Những thành quả

trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng, chưa đủ tầm để tác động có hiệu quả đến xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh. Đời sống văn hóa tinh thần

ở nhiều nơi còn nghèo nàn, đơn điệu. Môi trường văn hóa còn tồn tại nhiều biểu hiện thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục. Tệ nạn xã hội và một số loại tội phạm khác có chiều hướng gia tăng. Đạo đức, lối sống có mặt xuống cấp đáng lo ngại. Tình trạng lan tràn của các văn hóa phẩm độc hại từ nước ngoài mà không có sự kiểm soát, chọn lọc... Môi trường văn hóa - tư tưởng trên mạng Internet còn chưa có sự quản lý chặt chẽ. Những trang “web đen”, phản động, kích động bạo lực, kích động tự sát,... chưa được ngăn chặn kịp thời. Những bất cập này đã tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa, lối sống, phong cách sống, niềm tin, động lực phấn đấu, sự cố gắng vươn lên của không ít những người trẻ, nói cách khác, làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc hình thành và phát triển năng lực sống của một bộ phận cá nhân con người Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu la2 (Trang 110 - 113)