TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.2.1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao của điều kiện hội nhập quốc tế về phát triển năng lực cá nhân con người với thực tiễn phát triển
quốc tế về phát triển năng lực cá nhân con người với thực tiễn phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam còn nhiều hạn chế
Sau hơn 30 năm đổi mới đất nước, chúng ta vẫn đang đứng trước những nhiệm vụ và thử thách hết sức nặng nề. Những tác động mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội
đang tạo ra những thời cơ, vận hội mới, nhưng cũng đem lại nhiều khó khăn, thách thức lớn. Trong bối cảnh đó, Đảng ta xác định, chúng ta phải tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân... Đây vừa là mục tiêu vừa là nhiệm vụ hết sức khó khăn. Để đạt được những mục tiêu đó, vấn đề cốt lõi nhất vẫn là vấn đề con người - nguồn lực của mọi nguồn lực. Trong đó, phát triển năng lực cá nhân con người chính là yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất trong phát triển cá nhân con người Việt Nam. Để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của hội nhập quốc tế, năng lực con người cũng phải có sự phát triển tương ứng và toàn diện để phù hợp trên các mặt: năng lực nhận thức và năng lực hoạt động thực tiễn (năng lực làm việc và năng lực sống). Con người trong điều kiện hội nhập quốc tế không chỉ là những cá nhân người có những năng lực bản chất người như trí tuệ, năng lực tư duy, năng lực ứng dụng, thực hành tốt, mà còn là những cá nhân con người có năng lực phù hợp với yêu cầu của thực tiễn như năng lực đổi mới và sáng tạo; năng lực tư duy độc lập, năng lực xử lý công việc, năng lực làm việc nhóm, năng lực lãnh đạo quản lý, năng lực thích ứng, hòa nhập, giao tiếp, v.v.. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam những năm qua cho thấy, năng lực của cá nhân con người Việt Nam còn yếu và thiếu về nhiều mặt, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của điều kiện hội nhập quốc tế. Điều này thể hiện ở những vấn đề sau:
Một là, cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức ngày càng đòi
hỏi cao đối với sự phát triển của năng lực nhận thức của cá nhân mỗi con người với thực tế phát triển năng lực tư duy độc lập, chủ động, tích cực; năng lực nhận thức; năng lực sáng tạo... của cá nhân mỗi con người Việt Nam còn hạn chế.
Ở Việt Nam hiện nay, mặt bằng dân trí còn thấp, trình độ văn hóa, trình độ học vấn chưa cao, chưa có sự phát triển tương xứng giữa số lượng với chất lượng, tỉ lệ người có trình độ học vấn cao (từ đại học trở lên) còn thấp hơn nhiều nước trong khu vực; năng lực nhận thức của các cá nhân không đều... Những hạn chế này trở nên mâu thuẫn với những yêu cầu ngày càng cao của thời đại kinh tế tri thức, với sự
phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - đòi hỏi con người phải có được năng lực tư duy, năng lực sáng tạo,v.v.. ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Năng lực sáng tạo và đổi mới của cá nhân con người Việt Nam còn rất hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu trước sự phát triển mạnh mẽ của thành tựu khoa học - công nghệ, với những cải tiến không ngừng của những sản phẩm công nghệ cao.
Bên cạnh đó, nhiều cá nhân con người Việt Nam (nhất là những cá nhân trẻ) chưa có, hoặc có nhưng chưa phát triển tốt nhiều loại năng lực mới của thời kỳ hội nhập như: năng lực tiếp nhận, xử lý, tổng hợp thông tin; năng lực tư duy độc lập để phân tích và lựa chọn thông tin; năng lực vận dụng linh hoạt thông tin vào học tập, nghiên cứu, công việc chuyên môn, làm giàu vốn tri thức cho bản thân; năng lực ngoại ngữ,... nên chưa thích ứng được với yêu cầu của hội nhập quốc tế hiện nay.
Hai là, môi trường làm việc cạnh tranh, đa ngôn ngữ, chuyên môn hóa và
công nghệ cao đòi hỏi yêu cầu cao đối với sự phát triển của năng lực hoạt động thực tiễn của cá nhân con người Việt Nam mà cụ thể là năng lực làm việc với năng lực chuyên môn cao, năng lực xử lý công việc chủ động, tích cực... với thực tế các năng lực này của cá nhân con người Việt Nam còn hạn chế.
Hiện nay, nước ta đang phải đối mặt với áp lực thiếu hụt lao động có năng lực, kỹ năng cao ở nhiều lĩnh vực. Thị trường lao động trong nước và thế giới đòi hỏi mỗi cá nhân người lao động phải luôn luôn nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng với yêu cầu thay đổi của công nghệ sản xuất hiện đại và đòi hỏi của thực tiễn. Trong khi đó, tỷ lệ cá nhân người lao động qua đào tạo có năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao còn thấp. Năng lực thích ứng với sự thay đổi trong công việc; năng lực xử lý tình huống; năng lực làm việc nhóm... để phù hợp với môi trường làm việc cạnh tranh, đa ngôn ngữ, chuyên môn hóa cao còn nhiều hạn chế. Năng lực lãnh đạo, quản lý, quản trị doanh nghiệp là năng lực mới đặc biệt cần thiết trong nền kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế thì lại là một khâu còn nhiều yếu kém. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn hạn chế do thiếu nhiều lao động có năng lực đáp ứng. Trên thị trường lao động vẫn tồn tại tình trạng “vừa thừa vừa thiếu” lao động có trình độ cao, thợ lành nghề ở một số
ngành, lĩnh vực nhất định và có sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động. Người sử dụng lao động vẫn không thể tuyển đủ lao động có kỹ năng cao, hệ thống đào tạo cũng không thể theo kịp tốc độ thay đổi của cầu lao động.
Ba là, hội nhập quốc tế với những biến đổi khó lường của điều kiện hội
nhập, mở cửa cùng những biến đổi nhanh chóng của điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội, của môi trường sống, môi trường khí hậu và môi trường đa văn hóa đặt ra yêu cầu cao đối với sự phát triển năng lực sống của cá nhân con người Việt Nam nhưng thực tế phát triển năng lực thích ứng, ứng phó còn chậm; năng lực hòa nhập, tiếp biến, chọn lọc... của cá nhân con người Việt Nam còn bất cập.
Năng lực thích ứng, năng lực ứng phó, xử lý tình huống, khả năng đối phó… là những yêu cầu cơ bản để mỗi cá nhân có thể xử lý trước những khó khăn, thách thức và những biến đổi nhanh chóng trên mọi mặt của đời sống xã hội do hội nhập quốc tế gây ra,... nhưng lại chưa thực sự được phát triển đầy đủ trong thực tiễn. Năng lực hợp tác, kết nối giữa các thành viên trong cộng đồng dân cư; năng lực hòa nhập trong môi trường đa văn hóa, đa ngôn ngữ ở nước ta hiện nay cũng mâu thuẫn với thực tế phát triển những năng lực này.
Nhiều loại năng lực rất cần thiết trong điều kiện hội nhập quốc tế, như năng lực giao tiếp, ứng xử, thuyết trình, năng lực hội nhập, khả năng đàm phán và thỏa thuận… thì hiện tại lại là điểm yếu của nhiều cá nhân người Việt Nam. Bên cạnh đó, những năng lực khác như năng lực quản lý thời gian, năng lực thể hiện bản thân, năng lực tự bảo vệ mình của cá nhân con người Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập, mâu thuẫn với những đòi hỏi ngày càng khắt khe và khắc nghiệt của hội nhập quốc tế.