Đổi mới toàn diện và đồng bộ giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học nhằm phát triển năng lực nhận thức cho con người Việt Nam đáp ứng

Một phần của tài liệu la2 (Trang 133 - 137)

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁ NHÂN CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY

4.2.2.1. Đổi mới toàn diện và đồng bộ giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học nhằm phát triển năng lực nhận thức cho con người Việt Nam đáp ứng

học nhằm phát triển năng lực nhận thức cho con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay

Có thể nói, phát triển giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay là nhằm đào tạo ra những con người có đủ khả năng, trí tuệ, bản lĩnh thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao trình độ dân trí tiệm cận với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học - công nghệ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động. Để làm được điều đó, cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:

Trước hết, đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế [34, tr.130], nhằm nâng cao trình độ, kích thích tính chủ động, sáng tạo, năng lực tư duy và khả năng tự học, tự nghiên cứu của mỗi người. Để đổi mới nội dung chương trình, phải đổi mới quan điểm nhận thức về vị trí, vai trò của việc phát triển năng lực cho người học. Đó là phải chú ý đến sự khác biệt cá nhân về năng lực nhằm tạo điều

kiện phát triển phong phú và toàn diện các năng lực của con người trong chừng mực nhất định. Đổi mới nội dung chương trình phải phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, tạo nền tảng tri thức cho sự phát triển năng lực nhận thức của con người, đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng về trình độ công nghệ, trình độ lực lượng sản xuất của nước ta trong các ngành, lĩnh vực, địa phương, đồng thời phù hợp với yêu cầu của xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.

Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn [37, tr.114]. Đổi mới chương trình theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề. Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người. Tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học, coi trọng kiến thức xã hội và nhân văn, bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh và tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước trong khu vực và thế giới. Nâng cao trình độ nhận thức tri thức khoa học công nghệ, khoa học xã hội; thường xuyên cập nhật thông tin và những tri thức mới tiên tiến của thế giới trong giáo dục đào tạo, cũng như trong truyền thông đại chúng. Tăng cường giảng dạy công nghệ thông tin trong tất cả các bậc học. Chú trọng trang bị kiến thức tin học, nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ. Bởi đây là những công cụ có thể tiếp cận nhanh với xã hội, thế giới, tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Chú trọng đổi mới từ chương trình dạy học định hướng nội dung sang chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học. Đồng thời, nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Muốn vậy, cần nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức. Trong đó, kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được; thể hiện được mức độ tiến bộ của người học một cách liên tục. Lựa chọn những nội

dung nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định, gắn với các tình huống thực tiễn. Chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp,… Chú trọng sử dụng các quan điểm, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, các phương pháp dạy học thí nghiệm, thực hành. Tổ chức hình thức học tập đa dạng; chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn... Có các chính sách quan tâm, ưu tiên đặc biệt hơn nữa cho những cá nhân có tài năng, năng khiếu đặc biệt, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn nhằm phát triển tài năng, năng khiếu cá nhân.

Tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực tư duy độc lập, sáng tạo cho con người: vận dụng những phương pháp kích thích tính tích cực nhận thức của người học, tăng cường các phương pháp dạy học mang tính chất nghiên cứu khoa học, đổi mới phương tiện dạy học, ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin vào dạy học. Thay đổi tiêu chí đánh giá trình độ người học từ chỗ coi trọng việc hấp thụ tri thức đến việc đề cao năng lực tư duy, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành của người học. Chuyển từ hướng dạy học theo lối “áp đặt” sang hướng trang bị các phương pháp tiếp cận, thu nhận và xử lý các thông tin và tri thức nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề, tư duy nhạy bén, tính tích cực chủ động của cá nhân người học. Tăng cường sự tương tác giữa thầy giáo và người học, kích thích năng lực tư duy, năng lực giao tiếp... cho người học. Chuyển từ hình thức học chủ yếu ở trên lớp sang hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Trang bị máy móc, phương tiện hiện đại phục vụ việc giảng dạy trong các nhà trường, nhất là những trường kỹ thuật - công nghệ và trường dạy nghề, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học gắn với yêu cầu của hội nhập quốc tế.

Không ngừng bồi dưỡng, rèn luyện phương pháp tư duy khoa học cho cá nhân người học. Chuyển trọng tâm của giáo dục từ trang bị kiến thức sang bồi dưỡng rèn luyện phương pháp tư duy, phương pháp giải quyết vấn đề, kích thích năng lực sáng tạo, năng lực tự đào tạo của cá nhân người học. Tăng cường bồi dưỡng năng lực tư duy biện chứng duy vật, nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập

các môn khoa học Mác - Lênin, logic học, các môn khoa học tự nhiên nhằm rèn luyện tư duy logic, năng lực tư duy biện chứng, phát triển tư duy lý luận, xây dựng niềm tin khoa học cho cá nhân con người.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo.

Trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, hội nhập và hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo là một xu thế khách quan mang tính toàn cầu, đem lại cơ hội lớn, quan trọng đối với phát triển giáo dục, đào tạo của đất nước, mở rộng cơ hội để nâng cao trình độ, năng lực trí tuệ cho con người. Do đó, cần phải đẩy mạnh nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo, về chuyển giao công nghệ, trao đổi kinh nghiệm giáo dục... Phải căn cứ vào các yêu cầu được đặt ra do quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế, khoa học - công nghệ, văn hóa - xã hội của đất nước để xác định mục tiêu, nội dung, phương thức, đối tác trong hội nhập quốc tế về đào tạo. Tránh hiện tượng khập khiễng, khiên cưỡng khi áp dụng những kinh nghiệm của nước khác vào nước mình. Cần xây dựng và hoàn thiện pháp luật; hoàn thiện hệ thống tổ chức và cơ chế quản lý nhà nước về hợp tác, hội nhập quốc tế trong giáo dục, đào tạo, khắc phục tình trạng vừa trùng chéo, vừa buông lỏng chất lượng không đảm bảo và những hiện tượng tự phát như hiện nay. Xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ, công khai, minh bạch về hợp tác quốc tế (nước sở tại, nơi đào tạo, chuyên ngành đào tạo, nội dung chương trình). Kiểm định chất lượng, hình thức hợp tác, học phí, văn bằng, cơ sở đào tạo. Quản lý chặt chẽ hệ thống tư vấn du học...

Cùng các giải pháp trên, cần tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp: Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học trong các nhà trường và các cơ sở nghiên cứu; Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên; Thực hiện công bằng trong giáo dục; Đa dạng hóa các loại hình giáo dục; Xây dựng “xã hội học tập”, học tập thường xuyên, học suốt đời; Xây dựng lộ trình phát triển kinh tế tri thức trên cơ sở phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ; Đổi mới mạnh mẽ hệ thống quản lý đánh giá chất lượng giáo dục... mới có thể nâng cao được năng lực nhận thức cho cá nhân con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập hiện nay.

Một phần của tài liệu la2 (Trang 133 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w