Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách thu hút, đãi ngộ, trọng dụng nhân tài nhằm phát huy và kích thích sự phát triển năng lực cá

Một phần của tài liệu la2 (Trang 148 - 149)

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁ NHÂN CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY

4.2.3.2. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách thu hút, đãi ngộ, trọng dụng nhân tài nhằm phát huy và kích thích sự phát triển năng lực cá

trọng dụng nhân tài nhằm phát huy và kích thích sự phát triển năng lực cá nhân con người đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

Trước hết, để thu hút được những người có năng lực, có tài năng thực sự, bên cạnh việc cần tạo ra những điều kiện môi trường thuận lợi như có cơ chế pháp lý thông thoáng; môi trường làm việc dân chủ, công bằng, chuyên nghiệp... thì cần phải thực hiện một số giải pháp quan trọng sau:

Cần có cơ chế chính sách phù hợp góp phần phát hiện, tuyển chọn, tiến cử, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ người hiền tài vào làm việc tại các cơ quan Nhà nước. Nghiên cứu xây dựng và xác định đúng nội hàm của khái niệm nhân tài, thực sự coi trọng “hiền tài là nguyên khí quốc gia” tránh hình thức, đánh đồng nhân tài với người có bằng cấp cao nhưng thiếu kỹ năng nghề nghiệp, thiếu đạo đức trong thực thi công vụ.

Đẩy mạnh các chính sách coi trọng và đãi ngộ nhân tài. Coi trọng vai trò tư vấn, phản biện, giám định xã hội của các cơ quan nghiên cứu khoa học trong việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng Nhà nước và các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Coi trọng tri thức và quyền sở hữu trí tuệ của con người. Trọng dụng trí thức trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến. Tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo. Đầu tư, tạo điều kiện cho những nhà khoa học, kĩ sư sáng chế biến ý tưởng triển vọng thành sản phẩm sáng tạo thực tế; đầu tư đặc biệt cho những ý tưởng đột phá. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đãi ngộ xứng đáng những cống hiến của trí thức. Có chế tài, quy định quản lý chặt chẽ đối với du học sinh đi học ở nước ngoài tránh hiện tượng “chảy máu chất xám”, gây lãng phí nguồn nhân lực cũng như ngân sách của nhà

nước; đồng thời, có cơ chế, chính sách đãi ngộ, chế độ lương bổng xứng đáng, điều kiện việc làm hấp dẫn đối với nhân tài nhằm thu hút “chất xám về nguồn”.

Đổi mới chính sách đãi ngộ và trọng dụng nhân tài như cải cách chính sách tiền lương, chế độ xã hội nhằm khuyến khích, tạo động lực kích thích con người phát huy và phát triển năng lực cá nhân là một giải pháp rất quan trọng. Tiến hành cải cách cơ bản chế độ tiền lương và thu nhập tạo động lực cho con người phát huy hết năng lực làm việc, sức sáng tạo và cống hiến, khuyến khích, thu hút người tài. Nhà nước, các cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh cần nhanh chóng cải cách chế độ tiền lương theo hướng toàn diện, triệt để, xây dựng hệ thống lương, thưởng hợp lý phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Tiền lương phải là nguồn thu nhập chủ yếu của người làm công, phải bảo đảm đủ sống cho người lao động, được điều chỉnh tương ứng với nhịp độ tăng thu nhập của xã hội. Hệ thống thang bậc lương phải đảm bảo sự tương quan hợp lý, khuyến khích mọi người phát triển năng lực cá nhân đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Thực hiện việc đánh giá đúng và trả thù lao xứng đáng với kết quả lao động sáng tạo của người lao động, không để lẫn lộn, cào bằng người có tài với kẻ bất tài. Có chính sách khen thưởng, động viên kịp thời đối với những người có thành tích xuất sắc, vượt trội. Có cơ chế khuyến khích cán bộ khoa học tiến thân bằng những cống hiến do năng lực chuyên môn của mình, kích thích sự nỗ lực,

Một phần của tài liệu la2 (Trang 148 - 149)