Các khái niệm, đặc điểm, vai trò của đầu tư, chính sách đầu tư, ưu đãi đầu tư

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hàng hóa miễn thuế nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án đầu tư tại chi cục hải quan nam định (Trang 28 - 33)

3. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng và phạm vi nghiên cứu x

1.1. Các khái niệm, đặc điểm, vai trò của đầu tư, chính sách đầu tư, ưu đãi đầu tư

đãi đầu tư

1.1.1. Khái niệm đầu tư, chính sách đầu tư

Hoạt động đầu tư là một dạng hoạt động kinh tế, một quá trình chi tiêu cho các dự án sản xuất, kinh doanh, trong đó các nguồn lực sản xuất được huy động và sử dụng nhằm làm tăng năng lực sản xuất với mục đích thu được lợi ích tương lai lớn hơn chi phí ban đầu bỏ ra.

Ngày nay, thuật ngữ đầu tư được sử dụng rất rộng rãi để chỉ tất cả các hoạt động có sử dụng vốn (tiền) nhằm mục đích thu lợi ích tương lai. Về phương diện pháp lý, khái niệm đầu tư tại khoản 1, điều 3 Luật Đầu tư năm 2005 là: Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản nhằm tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên tuỳ theo góc độ nghiên cứu, tuỳ góc độ tiếp cận của các chủ thể nghiên cứu liên quan đến đầu tư mà hoạt động đầu tư được chia ra các hình thức đầu tư khác nhau như đầu tư phát triển (đầu tư sản xuất, kinh doanh) và đầu tư chuyển dịch (gửi tiết kiệm, mua cổ phiếu để bán lại, tích trữ hàng hoá để bán lại,..); đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp; v.v....

Hoạt động đầu tư là nằm mục đích đạt kết quả mang tính dài hạn trong tương lai, vì vậy thường kéo dài từ vài năm đến vài chục năm, do đó nó đòi hỏi một môi trường pháp lý, một chính sách kinh, tế xã hội ổn định. Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế nước ta hiện nay, hoạt động đầu tư được thực hiện bởi các DN vì mục tiêu kinh doanh dài hạn của họ (đầu tư trực tiếp từ NSNN chỉ chiếm khoảng 20 - 25%, trong khi đầu tư từ DN chiếm 75 - 80%, trong đó chủ yếu từ DN dân doanh). Vì vậy để điều tiết, định hướng hoạt động đầu tư của các chủ thể kinh tế phục vụ cho các mục tiêu kinh tế của quốc gia, Nhà nước thì cần

phải có những chính sách đầu tư phù hợp, tiến bộ để vừa đảm bảo định hướng chung của quốc gia, vừa đảm bảo các nguyên tắc của cơ chế thị trường: bình đẳng trong đầu tư, không phân biệt đầu tư trong nước hay nước ngoài; cạnh tranh lành mạnh,...Ngoài ra còn cần phải có một cơ chế quản lý các hoạt động đầu tư có hiệu năng bao gồm các thủ tục quản lý và bộ máy quản lý Nhà nước về đầu tư để các hoạt động đầu tư được cố định, có hướng đích, tiết kiệm cho phí giao dịch, giảm thời gian đi lại,...Vì vậy, đối với tất cả các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển như nước ta hiện nay, chính sách đầu tư được coi là một nội dung đặc biệt quan trọng và hết sức chú ý.

Theo Luật Đầu tư năm 2005: “Chính sách đầu tư là hệ thống những biện pháp sử dụng các công cụ và đòn bẩy kinh tế tác động vào hoạt động đầu tư nhằm định hướng chúng theo một chiến lược định trước, góp phần đảm bảo các mục tiêu kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng, giải quyết việc làm, cán cân thanh toán”

Thực chất, chính sách đầu tư là một hệ thống các chính sách liên ngành được phân công cho nhiều bộ phận chức năng cùng phối hợp điều hành nhằm quản lý, định hướng, điều tiết hoạt động đầu tư theo đúng quĩ đạo; khuyến khích đầu tư và tạo sự bình đẳng, lành mạnh trong đầu tư, kinh doanh cho các nhà đầu tư. Để thực hiện chính sách đầu tư, có thể sử dụng rất nhiều công cụ, mỗi công cụ có một cơ chế và hiệu ứng tác động khác nhau, bởi vậy trong hoạch định và điều hành chính sách cần thấy rõ cơ chế và hiệu ứng tác động của từng công cụ chính sách cụ thể để điều chính phù hợp với thực tiễn hoạt động đầu tư trong từng giai đoạn cụ thể, chẳng hạn trước năm 2006, nước ta đang tồn tại song song hai Luật Đầu tư: Một là, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (năm 1996, sửa đổi, bổ sung năm 2000); Hai là, Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998, trong đó các chính sách ưu đãi hơn đối với DN đầu tư nước ngoài nhằm mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài, giải quyết việc làm và các khó khăn nội tại trong nước, đồng thời khích thích đầu tư của các DN non trẻ trong nước. Khi nền kinh tế đã ổn định, để tạo sự cạnh tranh bình đẳng của các DN trong nền kinh tế thị trường. Từ 01/7/2006 đã ban hành Luật Đầu tư áp dụng chung cho các DN, không phân biệt là đầu tư nước ngoài hay trong

nước.

Một trong các công cụ hữu hiệu nhằm quản lý, thu hút và khuyến khích đầu tư là các chính sách ưu đãi đầu tư bao gồm:

- Đối tượng được ưu đãi: là các lĩnh vực ngành nghề; địa bàn ưu đãi và đặc biệt ưu đãi;

- Các hình thức ưu đãi: ưu đãi về miễn thuế NK (đối với máy móc thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng, vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được...); ưu đãi về thuế thu nhập DN (miễn, giảm thuế TNDN); ưu đãi về sử dụng đất (tiền thuế đất, thuế sử dụng đất,...); ưu đãi về việc chuyển lỗ từ năm báo cáo sang năm sau; về khấu hao TSCĐ; hỗ trợ tiền lãi suất ưu đãi vay ngân hàng, tiền đào tạo công nhân;....

Trong đề tài này, tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan đến chính sách ưu đãi về thuế đối với thiết bị máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ; vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được,... NK để tạo TSCĐ của dự án đầu tư bao gồm: thủ tục hải quan; chế độ ưu đãi về thuế; chính sách quản lý hàng hoá miễn thuế thuộc trách nhiệm và thẩm quyền quản lý Nhà nước về đầu tư của ngành Hải quan theo Điều 81 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005; Điều 73 Nghị đinh số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư; Khoản 6,7,8,9 Điều 16 Luật Thuế XK, Thuế NK số 15/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Điều 12 Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế XK, Thuế NK.

Trên cơ sở phân tích tác động của chính sách đầu tư vào thực tiễn hoạt động đầu tư tại Nam Định; quá trình làm TTHQ và thủ tục ưu đãi miễn thuế tại Chi cục Hải quan Nam Định, phân tích những tồn tại cả về cơ chế, chính sách, cả về thực tiền đầu tư, thực tiễn quản lý Nhà nước về hải quan và hoạt động của DN,... Từ đó, đề xuất những biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách, thủ tục miễn thuế, thủ tục hải quan để đảm bảo quản lý chặt chẽ, hạn chế thấp nhất những hiện tượng gian lận, trốn thuế thông qua hoạt động đầu tư; đảm bảo thuận tiện trong thủ tục hải quan, thủ

tục miễn thuế, thu hút mạnh đầu tư cả trong nước, ngoài nước.

1.1.2. Đặc điểm, vai trò đầu tư

- Đặc điểm, vai trò của đầu tư:

+ Trước hết đầu tư là hoạt động bỏ vốn (bằng tiền hoặc tài sản có giá trị) để tiến hành các hoạt động nhằm thu lợi ích trong tương lai, chủ yếu là dài hạn từ vài năm đến vài chục năm.

+ Đầu tư có tác động trực tiếp làm tăng tổng cung (sản xuất ra của cải, vật chất) của xã hội nên về mặt dài hạn, đầu tư quyết định sự tăng trưởng của nền kinh tế xã hội;

+ Đầu tư là yếu tố cấu thành có tỷ trọng khá lớn của tổng cầu (nhu cầu về mua tư liệu sản xuất như máy móc thiết bị, vật tư, phương tiện,...) do đó về ngắn hạn, đầu tư có vai trò cân đối tổng cung - tổng cầu trong nền kinh tế;

+ Đầu tư có vai trò quyết định đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu sở hữu;

+ Đầu tư tạo điều kiện cho các DN và quốc gia nhất là các nước đang phát triển đổi mới công nghệ, hiện đại hoá quá trình sản xuất, thực hiện đi tắt, đón đầu trong điều kiện cạnh tranh, hội nhập hiện nay.

- Đặc điểm, vai trò của chính sách đầu tư - mục tiêu, cấu trúc và các công cụ của chính sách đầu tư:

+ Chính sách đầu tư là một chính sách vào loại phức tạp nhất bao gồm nhiều công cụ, biện pháp tác động hướng đến nhiều mục tiêu khác nhau. Có thể coi đây là một chính sách liên ngành được phân công cho nhiều bộ phận chức năng cùng phối hợp điều hành.

+ Tuỳ theo mối quan hệ tác động đến động cơ đầu tư mà chính sách đầu tư chia ra làm hai là chính sách đảm bảo đầu tư và chính sách khuyến khích đầu tư:

++ Chính sách đảm bảo đầu tư là các yếu tố pháp lý, môi trường chính trị, hành chính, an ninh ổn định, tin cậy để nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn để đầu tư dài hạn;

thu hút; chính sách kích cầu; hỗ trợ vốn,...

Ngoài ra, căn cứ theo cơ cấu nguồn vốn còn được chia ra đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài,...

+ Chính sách đầu tư được hoạch định trên cơ sở mục tiêu của nhà hoạch định chính sách bao gồm mục tiêu chung (còn gọi là mục tiêu xa) và mục tiêu trực tiếp (còn gọi là mục tiêu gần). Khi hoạch định chính sách đầu tư cần hướng sự gắn kết giữa mục tiêu gần và mục tiêu xa.

+ Chính sách đầu tư định hướng phát triển của hoạt động đầu tư xoay quanh quĩ đạo đã vạch sẵn…

1.1.3. Các hình thức đầu tư

Các hình thức đầu tư theo quy định từ Điều 21 đến Điều 26 Luật Đầu tư năm 2005, cụ thể như sau:

- Các hình thức đầu tư trực tiếp, gồm: Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT; đầu tư phát triển kinh doanh; Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư; đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại DN.

- Đầu tư gián tiếp, gồm: Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; đầu tư thông qua quỹ đầu tư chứng khoán; đầu tư thông quan thông qua các định chế tài chính trung gian khác; đầu tư thông qua mua, bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác của tổ chức, cá nhân và thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp theo quy định của pháp luật về chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Luật Đầu tư còn quy định các trường hợp cấm đầu tư (đối với các dự án phương hại đến an ninh, quốc phòng, trật tự công cộng, phương hại đến các di tích lịch sử, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, phương hại đến sức khoẻ của nhân dân, cộng đồng, hủy hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường) và các trường hợp đầu tư có điều kiện về lĩnh vực có điều kiện (như tài chính, ngân hàng, văn hoá, thông tin, báo

chỉ, dịch vụ giải trí, kinh doanh bất động sản,…) và địa bàn có điều kiện theo các doanh mục địa bàn quy định.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hàng hóa miễn thuế nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án đầu tư tại chi cục hải quan nam định (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w