Bảng 2.7 Số thuế được miễn và số thuế thu được qua các năm
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Đối với Nhà nước
Thứ nhất, để đảm bảo chính sách ưu đãi thuế, ưu đãi đầu tư hiệu quả đáp
ứng được mục tiêu và yêu cầu đặt ra, việc xây dựng các chính sách ưu đãi cần được xem xét trong bối cảnh phát triển kinh tế tổng thể của cả nước. Việc ban hành chính sách mới, trong đó có chính sách ưu đãi thuế, ưu đãi đầu tư cần tuân thủ nghiêm các nguyên tắc, các cam kết mà Việt Nam đã cam kết thực hiện với các tổ chức quốc tế, theo đó mặc dù cần trao đổi và tìm kiếm giải pháp để đẩy mạnh thu hút nguồn vốn ĐT, tuy nhiên việc xây dựng các chính sách ưu đãi cần đảm bảo đúng mục tiêu công bằng và không có sự phân biệt đối xử giữa các DN có vốn đầu tư trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, do tính chất thiếu đồng bộ giữa các hệ thống văn bản pháp luật hiện
nay nên nhiều khi quy định về chính sách ưu đãi thuế, ưu đãi đầu tư ngoài việc được quy định tại các văn bản chuyên ngành thì còn có nhiều hệ thống văn bản khác cũng quy định chính sách ưu đãi thuế, tài chính, đầu tư. Vì vậy, để khắc phục tính dàn trải, phức tạp của chính sách ưu đãi thuế đồng thời tăng tính minh bạch của chính sách thuế thì kiến nghị các cơ quan khi xây dựng chính sách: quy định về ưu đãi thuế nên được tập trung trong các văn bản qui phạm pháp luật về thuế, tránh tình trạng qui định ưu đãi thuế được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác như hiện hành (khoa học công nghệ; chuyển giao công nghệ; giáo dục; xã hội hoá;...).
Thứ ba, về định hướng xây dựng lĩnh vực ưu đãi đầu tư trong thời gian tới,
trong thời gian gần đây, khi danh mục lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại Luật Đầu tư chưa được sửa đổi, bổ sung đang diễn ra xu hướng là: trong các chiến lược và chính sách phát triển ngành, lĩnh vực đầu tư đều quy định danh mục địa bàn, lĩnh vực ưu đãi riêng; chính sách ưu đãi đầu tư hiện hành được điều chỉnh bởi rất nhiều văn bản pháp luật. Trong quá trình tham gia phối hợp xây dựng chính sách ngành, lĩnh vực với một số Bộ, ngành, thì một số văn bản quy định và hướng dẫn chính sách đối với các ngành/lĩnh vực như nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ trợ… cũng đang được nghiên cứu theo hướng xây dựng một danh mục lĩnh vực, địa
bàn ưu đãi riêng. Các quy định này đã và sẽ làm giảm đi vai trò định hướng của chính sách ưu đãi đầu tư chung, đồng thời chưa thể hiện được tính đồng bộ, nhất quán của các chính sách ưu đãi đối với các địa bàn có cùng điều kiện về phát triển kinh tế xã hội.
Vì vậy, để chính sách ưu đãi đầu tư (về thuế, về tài chính, tín dụng, đất đai...) thực sự có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo đúng định hướng của Nhà nước trong những năm tới, đề nghị cần rà soát lại toàn bộ hệ thống ngành kinh tế quốc dân và địa bàn cần khuyến khích đầu tư trong cả nước, nghiên cứu để xây dựng một danh mục lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư áp dụng chung cho tất cả các ngành/lĩnh vực. Trên cơ sở danh mục này, các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về thuế, tài chính, đất đai, tín dụng... sẽ quy định cụ thể mức ưu đãi, hình thức ưu đãi, quy trình thủ tục thực hiện ưu đãi mà không quy định thêm lĩnh vực, địa bàn ưu đãi.