Bảng 2.7 Số thuế được miễn và số thuế thu được qua các năm
2.4. Đánh giá thực trạng công tác quản lý đối với hoạt động NK hàng hóa tạo TSCĐ của dự án đầu tư
2.4.2.1. Về chính sách ưu đãi miễn thuế
Chính sách ưu đãi miễn thuế còn thiếu đồng bộ và chưa rõ ràng trong một số văn bản pháp quy, đó là:
Thứ nhất, khái niệm “ Dự án khuyến khích đầu tư” được dùng theo Luật
khuyến khích đầu tư trong nước trước đây, khi Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ra đời (thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước), thì khái niệm này không còn nữa. Tại Luật Đầu tư, Nghị định 108/2006/NĐ-CP chỉ có khái niệm về “dự án đầu tư”, “dự án đầu tư mới” và “dự án đầu tư mở rộng”, không có khái niệm “dự án khuyến khích đầu tư”, tuy nhiên trong các văn bản quy định về
thuế như Luật Thuế XK, Thuế NK, Nghị định 87/2010/NĐ-CP và Thông tư 194/TT-BTC vẫn dùng khái niệm này mà không có sự giải thích gì thêm.
Như vậy “Dự án khuyến khích đầu tư” được hiểu là dự án gì?
Tại khoản 6 Điều 12 Nghị định 87/NĐ - CP ghi”Hàng hoá NK tạo để TSCĐ của dự án đầu tư quy định tại Phụ lục I (lĩnh vực ưu đãi đầu tư) hoặc địa bàn được ưu đãi về thuế NK....”. Với dòng này ta có thể hiểu là khuyến khích đầu tư là đầu tư vào các lĩnh vực (phụ lục I) hay địa bàn (NĐ 124/2008/NĐ-CP) ưu đãi đầu tư.
Thứ hai, khái niệm “phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền
công nghệ” được hiểu là thế nào? Phương tiện này chỉ được hoạt động trong khu vực dự án (không cấp tờ khai nguồn gốc, không đăng ký biển số) hay được phép chạy ra ngoài dự án. Theo đó một DN NK xe ô tô khách về để thực hiện dự án vận tải hành khách công cộng hay NK xe ô tô dùng dạy lái xe của một trung tâm đào tạo lái xe có được xem là phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ không. Vấn đề này cũng cần được giải thích rõ ràng hơn.
Thứ ba, khái niệm “Tài sản cố định” theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT - BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính thì về trị giá TSCĐ phải thoả mãn quy định “Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên”, tuy nhiên trên thực tế hiện nay nhiều dự án đầu tư có máy móc, thiết bị (như máy may công nghiệp, mô tơ điện,...) không đạt được tiêu chuẩn trên 30 triệu/1 đơn vị tài sản thì có được xem là TSCĐ không? Vấn đề này cần được quy định cụ thể.
Thứ tư, khái niệm “Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư” quy định tại điểm c
khoản 4 Điều 102 Thông tư 194/2010/TT-BTC là không phù hợp với Luật Đầu tư và Nghị định 108/2006/NĐ-CP vì pháp luật về đầu tư hiện nay không sử dụng khái niệm này nữa mà sử dụng “Giấy chứng nhận đầu tư” trong đó có điều khoản quy định về ưu đãi đầu tư.
Thứ năm, Danh mục máy móc thiết bị, vật tư nguyên liệu, phương tiện vận
tải, vật tư xây dựng,... trong nước chưa sản xuất được do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành đang áp dụng để miễn thuế NK hiện nay là Thông tư 04/2009/TT-BKH còn rất
hạn chế về chủng loại thiết bị, model và các chỉ tiêu kỹ thuật. Trên thực tế nhiều loại máy móc, thiết bị trong nước đã sản xuất được nhưng chưa có tên trong danh mục. Quy định “đã sản xuất được nhưng chưa đạt chất lượng” cũng là một nội dung mang tính hình thức và chưa rõ ràng. Trong trường hợp này chỉ có cơ quan quản lý chuyên ngành mới biết và xác định được, vì vậy cần quy định cơ quan quản lý chuyên ngành nào xác định việc “chưa đạt chất lượng” này để làm căn cứ miễn thuế.
Thứ sáu, chưa có quy định cơ quan quản lý chuyên ngành nào (Công thương, xây dưng,...), cấp nào (Bộ hay tỉnh) xác nhận máy móc, thiết bị đồng bộ, máy chính và thuộc loại trong nước sản xuất được hay chưa? Trên thực tế cùng một loại thiết bị nhưng có DN xin xác nhận của Bộ, có DN xin xác nhận của Sở chuyên ngành (thuộc tỉnh).
Thứ bảy, Theo quy định tại Điều 49 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ thì Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ của nhà đầu tư;
b) Địa điểm thực hiện dự án đầu tư; nhu cầu diện tích đất sử dụng; c) Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư;
d) Tổng vốn đầu tư;
đ) Thời hạn thực hiện dự án; e) Tiến độ thực hiện dự án đầu tư;
g) Xác nhận các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (nếu có).
Tuy nhiên trong thực tế UBND tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp các tỉnh khi cấp giấy chứng nhận đầu tư thường chỉ ghi thời hạn thực hiện dự án đầu tư không ghi tiến độ thực hiện dự án (do đó cơ quan hải quan không có cơ sở để xác định thời gian tiến độ thực hiện dự án), hoặc xác nhận ưu đãi chung chung “Dự án đầu tư được hưởng các ưu đãi về thuế theo quy định của Pháp Luật”, hoặc có những dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn đầu tư được hưởng các ưu đãi đặc biệt về thuế nhưng lại không được nêu cụ thể các ưu đãi.
+ Theo giấy chứng nhận đầu tư số 193/GCNĐC - UBND ngày 14 tháng 01 năm 2011 do UBND tỉnh Nam Định cấp, tại điều 7 có ghi: “ Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Chế biến Thủy sản của Công ty TNHH Thủy sản Hà Lan nên thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư theo mục I, phần A, phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính Phủ nếu dự án thực hiện đúng như hồ sơ đăng ký thì được hưởng các ưu đãi …” đây là là vấn đề khó khăn cho cơ quan hải quan trong việc đăng ký và xét miễn thuế, là cơ quan có chức năng thẩm định, cấp phép và xử lý các vi phạm về đầu tư lại không xác định cụ thể các ưu đãi theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định của Chính phủ và nêu giả định vậy cơ quan nào chịu trác nhiệm kiểm tra thẩm định xử lý cam kết thực hiện của nhà đầu tư.
+ Tại giấy chứng nhận đầu tư số: 07121000109 ngày 16/5/2012 của UBND tỉnh Nam Định cấp cho Công ty CP May Sông Hồng có điạ bàn đầu tư tại Huyện Hải Hậu tỉnh Nam Đinh là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Theo khoản 14 điều 12 Nghị định 87/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định thì dự án đầu tư tại địa bàn này được miễn thuế đối với nguyên liệu để phục vụ sản xuất trong thời hạn 05 năm kể từ ngày bắt đầu đi vào sản xuất. Nhưng khi xác nhận các ưu đãi thì UBND tỉnh Nam Định lại không xác nhận ưu đãi này.
+ Tương tự như trên theo quy định tại Khoản 14 Điều 12 Nghị định 87/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định thì dự án đầu tư thuộc lĩnh vực tại các Khu công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thì được miễn thuế đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được trong thời hạn 05 năm kể từ ngày bắt đầu đi vào sản xuất, nhưng tại giấy chứng nhận đầu tư số 07121000079 ngày 19 tháng 10 năm 2011 của Ban Quản lý các Khu công tỉnh Nam Định lại cũng không xác nhận ưu đãi đầu tư miễn thuế đối với nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được cho Công ty TNHH Đức Phương Nam Định.
Đến khi các DN kiểm tra Nghị định và Thông tư hướng dẫn phát hiện thấy mình được hưởng ưu đãi về thuế đến cơ quan hải quan để làm thủ tục, khi cơ quan
hải quan kiểm tra và đề nghị DN điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư thì DN thắc mắc vì theo quy định tại Khoản 14 điều 12 Nghị định 87/2010/NĐ-CP, cũng như Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài Chính thì các dự án đầu tư theo danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được miễn thuế NK nguyên liệu, vật tư, linh kiện không có quy định bắt buộc điều kiện là nếu được hưởng thì phải có xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại giấy phép đầu tư, như vậy gây khó khăn cho cơ quan hải quan và gây nhiều thắc mắc cho DN.
Như vậy giữa Luật, Nghị định và Thông tư chưa đồng bộ thống nhất, các cơ quan cấp phép đầu tư thực hiện chưa đầy đủ đồng bộ đã tạo một số hiểu nhầm trong cộng đồng DN và các nhà đầu tư.