Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ quy trình thủ tục hải quan hàng hóa miễn thuế nhập khẩu tạo TSCĐ của dự án đầu tư
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hàng hoá miễn thuế NK tạo TSCĐ của dự án đầu tư
NK tạo TSCĐ của dự án đầu tư
Công tác quản lý Nhà nước về hải quan đối với việc quản lý hàng hóa miễn thuế NK tạo TSCĐ của dự án đầu tư có hiệu quả hay không thì phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến việc hạn chế công tác chống thất thu thuế, chống gian lận thương mại qua việc xác định đối tượng miễn thuế. Các nhân tố này có thể được chia thành hai nhóm: Nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố chủ quan.
1.5.1. Nhóm nhân tố khách quan
1.5.1.1. Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước
Đối với nhân tố chính trị, đây là vấn đề được quan tâm đầu tiên của các nhà đầu tư nước ngoài khi có ý định đầu tư vào một nước mà đối với họ còn nhiều khác biệt. Khi đó một đất nước với sự ổn định và nhất quán về chính trị cũng như an ninh và trật tự xã hội được đảm bảo sẽ bước đầu gây được tâm lý yên tâm tìm kiếm cơ hội làm ăn cũng như có thể định cư lâu dài. Môi trường chính trị ổn định là điều kiện tiên quyết để kéo theo sự ổn định của các nhân tố khác như kinh tế, xã hội. Đó cũng chính là lý do tại sao các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư vào một nước lại coi trọng yếu tố chính trị đến vậy.
Đối với nhân tố kinh tế, bất cứ quốc gia nào dù giàu hay nghèo, phát triển hoặc đang phát triển đều cần nguồn vốn nước ngoài để phát triển kinh tế trong nước tùy theo các mức độ khác nhau. Những nước có nền kinh tế năng động, tốc độ tăng trưởng cao, cán cân thương mại và thanh toán ổn định, chỉ số lạm phát thấp, cơ cấu kinh tế phù hợp thì khả năng thu hút vốn đầu tư sẽ cao.
Môi trường văn hóa - xã hội ở nước nhận đầu tư cũng là một vấn đề được các nhà đầu tư rất chú ý và coi trọng. Hiểu được phong tục tập quán, thói quen, sở thích
tiêu dùng của người dân nước nhận đầu tư sẽ giúp cho nhà đầu tư thuận lợi trong việc triển khai và thực hiện một dự án đầu tư. Thông thường mục đích đầu tư là nhằm có chỗ đứng hoặc chiếm lĩnh thị trường của nước sở tại với kỳ vọng vào sức tiêu thụ tiềm năng của nó. Chính vì vậy, mà trong cùng một quốc gia, vùng hay miền nào có sức tiêu dùng lớn, thu nhập bình quân đầu người đi kèm với thị hiếu tiêu dùng tăng thì sẽ thu hút được nhiều dự án đầu tư hơn.
Hải quan là cơ quan quản lý Nhà nước về hải quan thông qua công tác làm thủ tục hải quan để quản lý các hoạt động XNK hàng hóa nói chung và hoạt động NK hàng hóa tạo TSCĐ nói riêng, tạo điều kiện thuận lợi cho DN khi làm thủ tục hải quan góp phần tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển nền kinh tế, thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Do vậy những biến động của môi trường kinh tế, chính trị và xã hội có những ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý của cơ quan hải quan. Nếu môi trường kinh tế, chính trị và xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước về hải quan có hiệu quả.
1.5.1.2. Môi trường pháp lý
Pháp luật và bộ máy hành pháp có liên quan đến việc chi phối hoạt động của nhà đầu tư ngay từ khi bắt đầu tìm kiếm cơ hội đầu tư cho đến khi dự án kết thúc thời hạn hoạt động. Đây là yếu tố có tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến hoạt động đầu tư. Nếu môi trường pháp lý và bộ máy vận hành nó tạo nên sự thông thoáng, cởi mở và phù hợp với thông lệ quốc tế, cũng như sức hấp dẫn và đảm bảo lợi ích lâu dài cho các nhà đầu tư thì cùng với các yếu tố khác, tất cả sẽ tạo nên một môi trường đầu tư có sức thu hút mạnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Từ hoạt động đầu tư ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động hàng hóa NK tạo TSCĐ.
Tổng cục Hải quan thuộc Bộ Tài chính là cơ quan trực tiếp quản lý Nhà nước về hải quan nói chung và đối với hoạt động NK hàng hóa tạo TSCĐ nói riêng. Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính tập trung xử lý kiến nghị, đề xuất và xin ý kiến chỉ đạo kịp thời về chính sách XNK, cơ chế điều hành, thủ tục hải quan, phân loại hàng hóa, chính sách thuế…hỗ trợ DN khi có yêu cầu. Các Bộ, ngành có trách nhiệm phối hợp
với Bộ Tài chính trong quản lý Nhà nước về hải quan như: Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Công an xây dựng quy chế phối hợp để quản lý hoạt động XNK có hiệu quả hơn.
Mặt khác, ở mỗi Cục Hải quan địa phương quản lý trên địa bàn một số tỉnh nhất định. Vì vậy, công tác quản lý Nhà nước về hải quan cần phải có sự phối hợp của UBND, HĐND các cấp tùy vào phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà tổ chức thực hiện tốt pháp luật Nhà nước về hải quan tại địa phương.
1.5.1.3. Ý thức chấp hành pháp luật của DN
Công tác quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động hàng hóa NK tạo TSCĐ sẽ dễ dàng hơn, thuận lợi hơn nếu như các DN thực hiện đầy đủ và đúng quy định của pháp luật. Nhưng bên cạnh các DN chấp hành tốt pháp luật vẫn còn một số DN lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước để lợi dụng gian lận thương mại, trốn thuế. Ngoài ra, trên thực tế việc am hiểu pháp luật trong kinh doanh của các DN hiện nay còn nhiều hạn chế. Nhiều DN biết luật, hoặc chưa nắm vững luật mà vẫn cố tình làm trái pháp luật vì lợi ích kinh doanh, hay không hiểu rõ luật dẫn đến việc việc làm sai hoặc trái pháp luật. Trong hoạt động kinh doanh hầu hết các DN chỉ quan tâm đến lợi nhuận, nên khi đứng trước những rủi ro liên quan đến pháp luật, họ thường lúng túng. Điều đó cũng ảnh hưởng không ít đến những DN chấp hành tốt pháp luật, ảnh hưởng đến hoạt động XNK nói chung và hoạt động hàng hóa NK tạo TSCĐ nói riêng.
Trước tình hình đó đòi hỏi cơ quan hải quan phải tập trung nghiên cứu tìm ra những kẽ hở của pháp luật DN dễ lợi dụng để từ đó đề xuất cấp trên sửa đổi, bổ sung kịp thời và phù hợp cũng như việc kiểm tra, giám sát hoạt động hàng hóa NK tạo TSCĐ, định hướng cho hoạt động này phát triển theo đúng quy định của pháp luật.
1.5.2. Nhóm nhân tố chủ quan
1.5.2.1. Con người
Ngày nay người ta nhìn nhận, do sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ và khoa học trên thế giới, nhân tố con người ngày càng trở nên quan trọng, là nhân tố đảm bảo sự thành công của cơ quan quản lý Nhà nước. Trong bất cứ thời đại nào
thì nhân tố con người cũng luôn là nhân tố quan trọng nhất trong hoạt động của DN cũng như hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi công nghệ khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại thì việc nâng cao trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ CBCC cho phù hợp với trang thiết bị hiện đại trong các cơ quan quản lý Nhà nước càng trở lên quan trọng hơn hết. Do đó, trong công tác quản lý Nhà nước trong bất kỳ lĩnh vực nào, để đạt được hiệu quả thì nhân tố con người cũng phải được đưa lên hàng đầu.
Cải cách thủ tục, hiện đại hóa là một trong những nhiệm vụ cấp bách của ngành Hải quan khi Việt Nam hội nhập quốc tế. Bởi vậy, để thực hiện cải cách, hiện đại hóa đạt kết quả tốt, ngành Hải quan cần có cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút được nguồn nhân lực có trình độ cao; đồng thời tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, công chức. Bên cạnh đó, ngành hải quan cũng cần có các chính sách đãi ngộ, thưởng phạt rõ ràng đối với CBCC để họ gắn bó và đóng góp nhiều hơn nữa cho công tác quản lý Nhà nước về hải quan ngày một hiệu quả hơn.
Phải xây dựng lực lượng hải quan là lực lượng hoạt động có tính kỷ luật cao; thành thạo về trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo chức trách được phân công; hoạt động minh bạch, liêm chính; có trình độ hiểu biết đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác; làm chủ được các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại.
1.5.2.2. Cơ cấu bộ máy, trình độ tổ chức
Để quản lý tốt hoạt động NK hàng hóa tạo TSCĐ, cơ quan hải quan phải có bộ máy quản lý chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương. Tại Cục Hải quan địa phương phải tổ chức thực hiện quản lý tốt theo các quy trình nghiệp vụ mà Tổng cục Hải quan đã đề ra.
Tổng cục Hải quan là cơ quan trực tiếp quản lý Cục Hải quan các tỉnh, thành phố. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố quản lý trực tiếp các Chi cục Hải quan đóng trên địa bàn quản lý của mình. Các Chi cục là nơi trực tiếp làm tiếp nhận và thực hiện thủ tục hải quan theo đúng quy trình nghiệp vụ hải quan. Từ đó sự quản lý của cơ quan hải quan ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động NK hàng hóa tạo TSCĐ của
DN. Nên bộ máy tổ chức tốt sẽ giúp cho việc quản lý hoạt động NK hàng hóa tạo TSCĐ được thực hiện kịp thời, chính xác, thông quan hàng hóa nhanh chóng, giảm chi phí phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho DN, phòng chống gian lận thương mại.