Xây dựng chiến lược tự nguyện chấp hành pháp luật của cộng đồng DN trong hoạt động đầu

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hàng hóa miễn thuế nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án đầu tư tại chi cục hải quan nam định (Trang 120 - 122)

3. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng và phạm vi nghiên cứu x

3.2.2.5. Xây dựng chiến lược tự nguyện chấp hành pháp luật của cộng đồng DN trong hoạt động đầu

DN trong hoạt động đầu tư

cho các DN; xem DN như là “bạn đồng hành”, là đối tác trong quản lý đầu tư.

Khuyến khích ý thức tự giác, tự nguyện, tự chịu trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc kê khai danh mục miễn thuế trong khuôn khổ pháp luật quy định.

Quản lý DN có hoạt động NK hàng hóa miễn thuế NK tạo TSCĐ của dự án đầu tư là công tác đầu tiên và quan trọng trong công tác quản lý hàng đầu tư NK. Nhìn chung công tác quản lý hàng đầu tư thời gian qua là tương đối tốt tuy nhiên để công tác này được duy trì và phát huy hơn nữa cơ quan Hải quan cần quản lý chặt chẽ các đối tượng kinh doanh có hoạt động NK thường xuyên thông qua mã số XNK, hướng dẫn các đối tượng một cách đầy đủ khi khai báo thủ tục hải quan.

Một phương pháp nâng cao khá hiệu quả và được Nhà nước sử dụng chủ yếu là sử dụng phương pháp tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức cho mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Từ đó, các đối tượng này có thể thực hiện một cách chính xác những thông tin khi xuất hoặc NK hàng hoá tại Chi cục, đồng thời nâng cao tính tự giác và trách nhiệm của DN. Những khó khăn, vướng mắc của DN phải được tháo gỡ kịp thời, làm cho DN hiểu được các quy định của Luật Thuế XK, Thuế NK, Luật Hải quan, Luật Quản lý thuế và xác định được trách nhiệm của mình đối với pháp luật trong khi thực hiện hoạt động XK, NK nhất là hoạt động NK hàng hóa tạo TSCĐ của dự án đầu tư được miễn thuế.

Mặt khác cần phải phân loại DN, hàng hoá trọng điểm để quản lý:

- Số lượng các DN tham gia XNK là rất lớn. Tuy nhiên, mức độ chấp hành pháp luật của các DN là hoàn toàn khác nhau vì vậy phân loại DN theo từng nhóm để tập trung quản lý: Nhóm có nguy cơ rủi ro cao, nhóm có nguy cơ rủi ro trung bình và nhóm có nguy cơ rủi ro thấp.

- Đối với hàng hóa mà DN XK, NK cũng cần phân ra từng nhóm mặt hàng có nguy cơ rủi ro cao, nguy cơ rủi ro trung bình và nguy cơ rủi ro thấp, Chi cục Hải quan Nam Định tập trung nắm bắt tình hình từ nhóm có nguy cơ rủi ro cao và trung bình, ở nhóm có nguy cơ thấp dùng phương pháp chấm theo phân luồng ngẫu nhiên để đánh giá quá trình chấp hành pháp luật của DN. Nếu phát hiện nhóm nguy cơ rủi ro thấp có vi phạm pháp luật thì ngay lập tức được chuyển sang nhóm có nguy cơ cao đồng thời trừ điểm dựa trên mã số của DN đó.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hàng hóa miễn thuế nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án đầu tư tại chi cục hải quan nam định (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w