Chính sách pháp luật liên quan

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hàng hóa miễn thuế nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án đầu tư tại chi cục hải quan nam định (Trang 109 - 118)

Bảng 2.7 Số thuế được miễn và số thuế thu được qua các năm

3.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động NK hàng hóa

3.2.2.1. Chính sách pháp luật liên quan

a) Về thủ tục đăng ký Danh mục và thủ tục miễn thuế hàng hoá NK.

- Tại Điều 12 Nghị định 87/2010/NĐ-CP chỉ quy định chung miễn thuế đối với thiết bị, máy móc không quy định phục vụ nhà xưởng hay văn phòng vậy khi DN đăng ký thiết bị, máy móc văn phòng như máy tính, hệ thống âm thanh nhà xưởng, máy điều hoà, thiết bị phòng thí nghiệm… có được miễn thuế hay không và để được miễn thuế có cần điều kiện nào không?

Đề xuất: Khi đăng ký Danh mục DN cần kê khai và xác định rõ những máy móc thiết bị đó phục vụ cho văn phòng hay phục vụ cho nhà xưởng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khai báo đó. Nếu có thông tin, nghi vấn cơ quan hải quan sẽ thực hiện việc kiểm tra sau thông quan hàng năm khi DN thực hiện báo cáo quyết toán.

- Điểm b khoản 4 Điều 102 Thông tư số 194/2010/TT-BTC quy định: Danh mục hàng hoá XK, NK miễn thuế và phiếu theo dõi trừ lùi được xây dựng 01 lần cho cả dự án, hoặc từng giai đoạn thực hiện dự án, từng hạng mục công trình của dự án (nếu tại giấy phép đầu tư của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật, các tài liệu khoa học kỹ thuật của dự án …thể hiện dự án thực hiện theo từng giai đoạn hoặc theo từng hạng mục công trình). Trường hợp có sai sót hoặc cần thay đổi thì người khai hải quan được sửa đổi.

Trong thực tế có trường hợp trong giấy phép đầu tư, luận chứng kinh tế kỹ thuật không ghi theo từng giai đoạn, từng hạng mục công trình nhưng do các điều kiện khác nhau như thiếu vốn, lựa chọn công nghệ, máy móc hoặc gặp các khó khăn khác… DN chưa đủ điều kiện để mua sắm và đăng ký danh mục 01 lần và đề nghị đăng ký theo từng lần NK thì có được đăng ký không?

Đề xuất: Đồng ý cho đăng ký nhưng vốn đăng ký sửa đổi bổ sung không vượt quá phần vốn mua máy móc, thiết bị của dự án đầu tư.

danh mục hiện nay đang gặp khó khăn trong việc theo dõi quản lý vì thực tế khi đăng ký thì tại Hải quan nơi thực hiện dự án đầu tư còn khi làm thủ tục NK có thể Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc ngoài cửa khẩu nếu các Chi cục này không foto gửi về thì không biết quy trách nhiệm cho ai và đòi ai vì không biết DN làm thủ tục đối với mặt hàng cuối cùng tại Chi cục nào, thực tế hiện nay hầu như không có Chi cục Hải quan cửa khẩu nào gửi trả phiếu theo dõi trừ lùi.

Đề xuất: Giao cho DN chịu trách nhiệm gửi lại Hải quan nơi đăng ký danh mục và có chế tài cụ thể trong trường hợp không gửi trả bản foto phiếu trừ lùi vì hiện nay chưa có chế tài xử lý hành vi không nộp phiếu theo dõi trừ lùi.

- Khi đăng ký và làm thủ tục và xét miễn thuế đối với hàng hoá NK theo loại hình hàng đầu tư cơ quan hải quan kiểm tra, xem xét trên 02 phương diện:

+ Giấy chứng nhận đầu tư phục vụ cho việc kiểm tra xác định mục tiêu, quy mô, vốn, lĩnh vực và địa bàn ưu đãi của dự án đầu tư để xác định đối tượng đăng ký là làm thủ tục.

+ Khi xét miễn thuế thì cơ quan hải quan căn cứ vào quy định và hướng dẫn tại Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 08/12/2005, Thông tư 194/2010/TT-BTC của Bộ Tài Chính, Thông tư 02/2007/TT-BTM ngày 02/02/2007 của Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công Thương).

- Tổng Cục Hải quan, Cục Hải quan các địa phương, các Chi cục Hải quan cần tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát việc NK hàng hoá tạo TSCĐ, nguyên liệu, vật tư, linh kiện miễn thuế của dự án đầu tư (Tổng cục Hải quan nên có quy định cụ thể chức năng theo dõi và quyết toán đối với nguyên liệu, vật tư NK cho các Chi cục nơi làm thủ tục theo năm tài chính vì bản thân các Chi cục mới biết và theo dõi hàng hoá thực tế NK của DN có như vậy hiệu quả kiểm tra chặt chẽ và khả thi hơn.

- Đề nghị sửa đổi Thông tư 194/2010/TT-BTC chuyển tiết e.7.3 khoản 2 Điều 11 về hồ sơ phải nộp đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực sử dụng thường xuyên 500 đến 5000 lao động sang Khoản 3 Điều 101 hồ sơ đăng ký như vậy tại khâu đăng ký danh mục mới có căn cứ để kiểm tra lĩnh vực ưu đãi đầu tư.

b) Về quy mô, thời gian thực hiện dự án

- Trường hợp nếu tại luận chứng kinh tế kỹ thuật và tại giấy phép, giấy chứng nhận đầu tư không ghi rõ số vốn đầu tư máy móc, thiết bị nhưng khi đăng ký trị giá máy móc, thiết bị có thể chiếm ½ hoặc chiếm ¾ số vốn đầu tư thì có được chấp nhận không? đề nghị quy định rõ việc xác định quy mô dự án về nguồn vốn, nguồn nhân lực, công suất thiết kế hay sản lượng sản phẩm…

- Thời gian của dự án đầu tư căn cứ vào tiến độ thực hiện dự án hay căn cứ vào thời hạn thực hiện dự án? Có nhiều giấy phép, giấy chứng nhận đầu tư không ghi tiến độ thực hiện dự án mà chỉ ghi thời hạn là 49 hoặc 50 năm, vậy căn cứ vào đâu để xác định thời hạn thực hiện dự án, trường hợp quá tiến độ thực hiện dự án ghi trong giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư có được đăng ký Danh mục hàng hoá miễn thuế không? Trường hợp DN đăng ký 1 lần với số lượng nhiều cho cả dự án nhưng tại giấy phép, giấy chứng nhận đầu tư ghi tiến độ thực hiện dự án chỉ trong thời hạn 1 đến 2 năm nhưng sau khi đăng ký Danh mục, DN lại NK trong thời hạn có thể kéo dài đến 5 năm hoặc dài hơn, vậy khi làm thủ tục miễn thuế có xét đến yếu tố về thời hạn về tiến độ hay không? DN có được làm thủ tục nhập hết số hàng hoá còn lại tại danh mục hay không?

- Khi xây dựng cơ chế chính sách về các hoạt động XNK nói chung về hoạt động đầu tư nói riêng, các cơ quan chức năng nên tham khảo ý kiến các địa phương, các Bộ ngành nhằm tham mưu cho Nhà nước, Chính phủ đưa ra các chính sách đảm bảo phù hợp và đồng bộ (nhất là quy định giữa Luật Thương Mại, Luật Đầu tư, Luật Thuế XK, Thuế NK, đặc biệt là các Nghị định và các Thông tư hướng dẫn phải đồng bộ thống nhất).

- Nên sửa đổi, bổ sung và quy định thống nhất giữa điểm 31 và điểm 53 danh mục B phụ lục I Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ về lĩnh vực đầu tư:

“31. Đầu tư kinh doanh hạ tầng và đầu tư sản xuất trong cụm công nghiệp, điểm công nghiệp, cụm làng nghề nông thôn”.

“53. Dự án đầu tư sản xuất trong các khu công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập”.

Vì trong hai điểm này cùng trong mục B lĩnh vực khuyến khích đầu tư và điểm 31 gần như tất cả các dự án nằm trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề đều được hưởng ưu đãi do đó nên bỏ điểm 53 thêm vào điểm 31 như sau:

“31. Đầu tư kinh doanh hạ tầng và đầu tư sản xuất trong cụm công nghiệp, điểm công nghiệp, cụm làng nghề nông thôn và khu công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập”.

- Để đảm bảo quản lý chặt chẽ và có cơ sở kiểm tra, tiếp nhận đề nghị UBND, Ban quản lý các Khu Công nghiệp các địa phương khi cấp giấy chứng nhận, giấy phép đầu tư phải ghi đầy đủ các tiêu chí theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ, Thông tư của Bộ Kế hoạch Đầu tư, đồng thời tại giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép đầu tư ghi rõ vốn đầu tư thiết bị máy móc, phương tiện vận tải… tránh trường hợp vốn thiết bị máy móc, phương tiện vận tải chiếm đến 2/3 hoặc 3/4 vốn của dự án đầu tư như vậy là không hợp lý.

- Hiện nay theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 102 của Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ về lĩnh vực đầu tư đối với trường hợp phải đăng ký Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu miễn thuế thì người nộp thuế vẫn phải tự tính, khai số tiền thuế được miễn. Đề nghị nên bỏ quy định này với các lý do như sau:

Thứ nhất, việc tính thuế đã gây mất nhiều thời gian, giấy tờ tốn kém về mặt tài chính cho doanh nghiệp không phù hợp với cải cách hành chính theo đề án 30 của Chính phủ.

Thứ hai, tính thuế nhưng không được theo dõi, không cập nhật vào hệ thống Kế toán Thuế KT559, không vào sổ sách do đó cũng không theo dõi được cụ thể số thuế được miễn, nếu có biết cũng không phục vụ mục đích gì.

Thứ ba, đã tính thuế và thuộc đối tượng miễn thuế thì các Chi Hải quan nơi

quyền xét miễn thuế trường hợp này không thuộc thẩm quyền của Chi cục Hải quan theo quy định tại Điều 107 Thông tư số 194/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.

c) Tại khâu làm thủ tục nhập khẩu và xét miễn thuế

- Khi làm thủ tục hải quan đối với NK hàng hoá đầu tư Lãnh đạo Hải quan các Chi cục cần tăng cường kiểm tra đôn đốc các khâu nghiệp vụ.

Tại khâu đăng ký tiếp nhận tờ khai, kiểm tra chi tiết hồ sơ phải tập trung kiểm tra kỹ việc khai báo, mô tả hàng hoá, việc dịch thuật các thiết bị, phụ tùng máy móc, việc áp mã hàng hoá của các DN vì thực tế một số DN biết một số máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được bị chịu thuế đã tìm mọi cách khai báo mập mờ, hoặc cố tình dịch sai bản chất hàng hoá để áp mã khác đi so với tên và mã hàng hoá tại Thông tư số 04/2012/TT-BKH ngày 13/8/2012 của Bộ Kế hoạch Đầu tư nhằm gian lận trốn thuế.

Khâu kiểm tra thực tế hàng hoá, lãnh đạo các Chi cục Hải quan làm thủ tục nên chú trọng khâu kiểm tra thực tế hàng hoá NK với khai báo. Chú ý nên tăng tỷ lệ chuyển từ luồng xanh sang luồng đỏ đối với những hiện tượng nghi vấn, cử CBCC kiểm tra thực tế hàng hoá phải là những CBCC có trình độ năng lực về thương phẩm học có hiểu biết về thiết bị cơ khí, máy móc… Khi kiểm tra thực tế hàng hoá CBCC kiểm hoá cần chú ý tập trung kiểm tra phụ tùng và linh kiện đi kèm của máy móc thiết bị tránh trường hợp NK linh kiện, phụ tùng thay thế, dự trữ nhằm trốn thuế, hoặc NK hàng cấm, hàng hoá NK có điều kiện.

- Về nguyên liệu, vật tư NK của dự án đầu tư, sau khi NK của các nhà đầu tư Cục Hải quan các địa phương tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng đăng ký sản xuất tại địa bàn được hưởng ưu đãi nhưng lại chuyển nguyên liệu, vật tư đến địa bàn không được hưởng ưu đãi để sản xuất, đây cũng là biện pháp tuyên truyền người khai hải quan thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, đồng thời cũng nâng cao hiệu quả phòng ngừa trong công tác quản lý Nhà nước về hải quan.

d) Đối với việc theo dõi trừ lùi, quyết toán hàng hoá NK d.1) Việc theo dõi trừ lùi.

Kể từ khi Bộ Tài chính ban hành quy định về việc đăng ký danh mục hàng miễn thuế đối với hàng NK miễn thuế thuộc các trường hợp phải đăng ký danh mục thì Danh mục hàng NK miễn thuế là một trong những cơ sở chủ yếu để cơ quan Hải Quan giải quyết miễn thuế cho DN. Tuy nhiên, cho đến nay, công tác theo dõi, kiểm tra, quyết toán danh mục hàng NK miễn thuế vẫn chưa được quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan hải quan sau khi kiểm tra xong báo cáo quyết toán, quá trình thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc và chưa đáp ứng yêu cầu về hàng NK miễn thuế.

Thời điểm bắt đầu thực hiện việc đăng ký danh mục hàng NK miễn thuế là khi Thông tư 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài Chính có hiệu lực thực hiện ngày 01/01/2006, lúc này Thông tư 113/2005/TT-BTC chỉ đưa ra quy định về việc đăng ký danh mục hàng NK miễn thuế nhưng chưa hướng dẫn công tác theo dõi, kiểm tra, quyết toán danh mục.

Khi Thông tư 59/2007/TT-BTC ban hành có hiệu lực vào ngày 14/7/2007 thay thế Thông tư 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài Chính thì việc theo dõi, kiểm tra, quyết toán danh mục hàng miễn thuế được quy định thực hiện như sau: Hết lượng hàng hóa XK, NK ghi trên danh mục, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục cuối cùng xác nhận lên phiếu theo dõi trừ lùi, người nộp thuế phải gửi 01 bản photocopy phiếu theo dõi trừ lùi cho Cục Hải quan nơi đăng ký lần đầu khi nhập hết hàng hóa ghi trong danh mục đã đăng ký, với quy định này, việc theo dõi, quyết toán danh mục hầu như không thực hiện được vì: Thực tế cho thấy, chỉ có một số dự án nhỏ, đăng ký danh mục với số lượng hàng hóa không nhiều và NK hết hàng hóa đăng ký trong danh mục trong thời gian ngắn đã thực hiện đúng quy định trên, đối với những dự án lớn có thời gian thi công kéo dài đến vài năm, danh mục hàng hóa rất nhiều, có những danh mục có đến hơn 10.000 dòng hàng, hàng hóa được NK rất nhiều lần và có thể được đăng ký thủ tục hải quan ở bất kỳ Chi cục Hải quan nơi DN thấy thuận tiện…thì việc thực hiện quy định trên là rất khó khăn cho cơ quan hải quan.

Để kiểm tra hàng hóa trong danh mục đã NK hết chưa, công chức hải quan phải kiểm tra, đối chiếu từng dòng hàng trong danh mục và trên phiếu theo dõi trừ

lùi do cơ quan hải quan ghi chép, ký xác nhận số lượng, trị giá hàng hóa đã thực tế NK sau mỗi lần NK hàng hóa. Trong khi đó, mỗi dòng hàng có thể NK nhiều lần mới hết lượng hàng hóa đăng ký, điều này đồng nghĩa với việc công chức hải quan phải rà soát trên toàn bộ danh mục để tổng hợp lượng hàng hóa đã NK của từng dòng hàng và phải làm như vậy cho đến khi đã kiểm tra hết tất cả hàng hóa trong danh mục, rõ ràng công việc này mất rất nhiều thời gian và gây áp lực cho công chức hải quan trong điều kiện cải cách thủ tục hành chính phải giải quyết hồ sơ nhanh chóng, chính xác, đúng thời hạn cho DN. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy tất cả hàng hóa đã NK hết thì thực hiện xác nhận lên phiếu theo dõi trừ lùi để người nộp thuế có cơ sở gửi 01 bản photocopy phiếu theo dõi trừ cho Cục Hải quan nơi đăng ký lần đầu để theo dõi, nắm tình hình. Ngược lại, nếu kết quả kiểm tra cho thấy hàng hóa chưa được NK hết và chỉ cần một dòng hàng nào đó trong danh mục chưa NK hết hoặc không có nhu cầu NK nữa và DN không tự giác khai báo thì công chức hải quan chưa thực hiện xác nhận lên phiếu theo dõi trừ lùi và danh mục hàng hóa này xem như chưa NK xong.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hàng hóa miễn thuế nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án đầu tư tại chi cục hải quan nam định (Trang 109 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w