.Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hàng hóa miễn thuế nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án đầu tư tại chi cục hải quan nam định (Trang 64 - 67)

Cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ thông tin của ngành hải quan là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động quản lý Nhà nước về hải quan trong giai đoạn hiện nay, là nền tảng cho quá trình cải cách thủ tục, hiện đại hóa hải quan. Cùng với thời gian và sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học kỹ thuật hiện đại, cơ sở vật chất của ngành hải quan cũng ngày càng bị mài mòn, hỏng hóc hoặc không phù hợp để theo kịp với tiến trình hội nhập cũng như sự phát triển của các DN có hoạt động XNK. Do đó, ngành Hải quan muốn cải cách thủ tục, hiện đại hóa hải quan thì trong chiến lược phát triển phải chú trọng cả việc hiện đại hoá và mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với định hướng cải cách phát triển.

Nâng cao tính năng, tác dụng của trang thiết bị kỹ thuật trong giám sát, kiểm tra hải quan; Tăng cường trang thiết bị phục vụ cho việc kiểm tra hàng hoá XNK phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa bàn; Trang bị kỹ thuật đầy đủ cho cán bộ kiểm hoá; Trang bị đồng bộ máy soi hiện đại, quy trình nghiệp vụ hoàn chỉnh cho các điểm thông quan; Hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ hoạt động kiểm soát chống buôn lậu, buôn bán hàng cấm và các loại tội phạm mới.

Bên cạnh đó, cần rút kinh nghiệm bước đầu triển khai cải cách thủ tục, hiện đại hóa để đầu tư đồng bộ và có trọng tâm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tác nghiệp hải quan; phối hợp tích cực hơn với các ngành hữu quan để triển khai đồng bộ hiện đại hóa và cải cách thủ tục hành chính. Có như vậy kế hoạch cải cách, hiện đại hóa hải quan mới có bước đột phá.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 là cơ sở lý luận về đầu tư, chính sách đầu tư, ưu đãi đầu tư và các hình thức đầu tư trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Chính vì vậy trong chương này tôi chỉ đề cập đến các khái niệm cơ bản về đầu tư, chính sách đầu tư, ưu đãi đầu tư và các hình thức đầu tư. Vấn đề thủ tục hải quan và ảnh hưởng của nó đến chính sách ưu đãi đầu tư. Trong công tác quản lý Nhà nước về hải quan hiện nay chủ yếu thực hiện theo các quy trình thủ tục đã được Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan ban hành do đó trong chương này tôi chỉ nêu khái quát về quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa NK theo loại hình kinh doanh cũng như đối với hàng hóa NK tạo TSCĐ của dự án đầu tư. Trong chương 2 luận văn sẽ vận dụng các lý thuyết này để phân tích thực trạng thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa NK nói chung và đối với hàng hóa NK tạo TSCĐ của dự án đầu tư tại Chi cục Hải quan Nam Định.

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH, QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN QUẢN LÝ HÀNG HÓA MIỄN THUẾ NK

TẠO TSCĐ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI CỤC HẢI QUAN NAM ĐỊNH

2.1. Điều kiện kinh tế, xã hội tỉnh Nam Định

Nam Định là một tỉnh nằm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ, thuộc vùng

duyên hải Bắc Bộ, tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía bắc, tỉnh Nam Định ở phía nam, tỉnh Hà Nam ở phía tây bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía đông. Với diện tích 1.669 km², địa hình Nam Định có thể chia thành 3 vùng. Vùng đồng bằng thấp trũng gồm các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, đây là vùng có nhiều khả năng thâm canh phát triển nông nghiệp, công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí và các ngành nghề truyền thống. Vùng đồng bằng ven biển gồm các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hưng; có bờ biển dài 72 km, đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển. Vùng trung tâm công nghiệp - dịch vụ thành phố Nam Định: có các ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, các ngành nghề truyền thống, các phố nghề… cùng với các ngành dịch vụ tổng hợp, dịch vụ chuyên ngành hình thành và phát triển từ lâu. Thành phố Nam Định từng là một trong những trung tâm công nghiệp dệt của cả nước và trung tâm thương mại - dịch vụ, cửa Ngõ phía Nam của đồng bằng sông Hồng.

Trong những năm qua kinh tế tỉnh Nam Định luôn duy trì ở mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đã quy hoạch và phát triển 13 Khu công nghiệp (KCN Hoà xá, KCN An xá, KCN Mỹ Trung, KCN Bảo Minh, KCN Hồng Tiến, KCN Nghĩa An, KCN Xuân Kiên, KCN Trung Thành, KCN Thịnh Long, KCN Nghĩa Bình, KCN tàu Thuỷ, KCN Mỹ Lộc, Cụm công nghiệp La Xuyên) với diện tích 2.239 ha. Các KCN có kết cấu hạ tầng đã và đang được xây dựng đồng bộ sẵn sàng đón nhận các nhà đầu tư. Nam Định tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư, tăng cường cải cách thủ tục hành chính, khai thác triệt để những tiềm năng và lợi thế vốn có, kết hợp vận dụng những thiện chí và khuyến

khích đầu tư, hy vọng các nhà đầu tư sẽ quan tâm đến Nam Định nhiều hơn nữa.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hàng hóa miễn thuế nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án đầu tư tại chi cục hải quan nam định (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w