Bảng 2.7 Số thuế được miễn và số thuế thu được qua các năm
2.4. Đánh giá thực trạng công tác quản lý đối với hoạt động NK hàng hóa tạo TSCĐ của dự án đầu tư
2.4.2.2. Về thủ tục, hồ sơ đăng ký và thực hiện miễn thuế
a) Về thủ tục hồ sơ đăng ký danh mục miễn thuế
Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 có hiệu lực từ ngày 20/01/2011 đã quy định cụ thể, rõ ràng việc đăng ký danh mục miễn thuế từ hồ sơ đăng, thủ tục đăng ký, thời điểm đăng ký, thẩm quyền xác nhận đăng ký. Quy trình thủ tục tiếp nhận, kiểm tra, xử lý hồ sơ đăng ký cũng được quy định rõ tại Quyết định 2424/QĐ-TCHQ, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số bất cập gây khó khăn cho DN, đó là:
Thứ nhất, tại khoản 1 Điều 38 Luật Đầu tư nêu “Đối với dự án đầu tư trong
nước thuộc diện không phải đăng ký đầu tư (dự án dưới 15 tỷ) và dự án thuộc diện đăng ký đầu tư quy định tại Điều 45 của Luật này (dự án từ 15 đến dưới 300 tỷ), nhà đầu tư căn cứ vào các ưu đãi và điều kiện ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật để tự xác định ưu đãi và làm thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu xác nhận ưu đãi đầu tư thì làm thủ tục đăng ký đầu tư để cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư ghi ưu đãi đầu tư vào Giấy chứng nhận đầu tư.”
Theo quy định trên thì trường hợp nhà đầu tư NK hàng hoá tạo TSCĐ của dự án thì tự xác định mức ưu đãi và đăng ký với cơ quan Hải quan có thẩm quyền xác
nhận theo pháp luật về thuế XK, thuế NK. Tuy nhiên điểm c khoản 4 Điều 102 Thông tư 194 yêu cầu DN phải nộp “giấy phép đầu tư” hoặc “giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư” khi đăng ký danh mục miễn thuế là chưa phù hợp, khó khăn cho DN.
Thứ hai, Danh mục hàng hoá miễn thuế có thể coi như một văn bản hay một
loại “giấy phép” miễn thuế, bắt buộc DN phải nộp khi đăng ký tờ khai hải quan nếu DN có yêu cầu được miễn thuế NK. Bởi vậy, khi xác nhận danh mục miễn thuế cho DN, cơ quan hải quan phải kiểm tra, rà soát hết các điều kiện được hưởng ưu đãi của DN, đối chiếu với dự án đầu tư và các chính sách hiện hành để tiến hành xác nhận. Thẩm quyền này thuộc về cấp Cục (hoặc Chi cục được Cục ủy quyền). Tuy nhiên theo quy định tài điểm c, bước 2 quy trình miễn thuế khi làm thủ tục hải quan ban hành kèm theo Quyết định 2424/QĐ-TCHQ thì công chức bước 1 của Chi cục phải kiểm tra đối chiếu với danh mục hàng hoá trong nước đã sản xuất được, văn bản xác nhận của Bộ Khoa học Công nghệ, tính đồng bộ của hàng hoá ghi trong danh mục đã đăng ký,... là chưa phù hợp và chồng chéo với Cục, đồng thời rất mất thời gian vì việc này thuộc thẩm quyền cấp Cục Hải quan tỉnh đã được quy định tại mục A phần II Quyết định này. Hơn nữa việc xác định tính đồng bộ của thiết bị phải có kiến thức kỹ thuật, do cơ quan có thẩm quyền xác nhận, không thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan. Trong quá trình cấp phiếu theo dõi trừ lùi Cục Hải quan tỉnh căn cứ trên Danh mục hàng hóa miễn thuế do DN kê khai. Trên thực tế việc kê khai của DN tên hàng hóa chung chung không cụ thể, hoặc kê khai gộp hàng hóa (có thể kê khai nhiều mặt hàng vào một nhóm hàng) rất khó cho việc thực hiện trừ lùi của Chi cục. Trong nhóm hàng DN kê khai trên Danh mục có mặt hàng thuộc đối tượng được miễn thuế có mặt hàng không thuộc đối tượng miễn thuế khó thực hiện việc xác định đối tượng miễn thuế. Mặt khác, theo quy định tại Điều 11 thông tư 194 quy định về Hồ sơ hải quan quy định DN chỉ phải nộp danh mục hàng hoá miễn thuế kèm phiếu theo dõi trừ lùi.
Thứ ba, Điểm c.1 khoản 5 Điều 102 Thông tư 194 quy định khi đăng ký
danh mục miễn thuế phải căn cứ vào “....Danh mục hoặc tiêu chuẩn xác định Bộ Khoa học và Công nghệ đối với hàng hóa là phương tiện vận tải chuyên dùng trong
dây chuyền công nghệ của hàng hóa tạo TSCĐ nêu tại khoản 7 Điều 101 Thông tư này” tức là khi đăng ký danh mục, DN phải xuất trình cho cơ quan hải quan văn bản này. Tuy nhiên tại Bước 2 Mục A phần II quy trình miễn thuế ban hành kèm theo Quyết định 2424/QĐ-TCHQ lại quy định DN có thể chưa xuất trình văn bản này khi đăng ký danh mục.
Thứ bốn, Điểm b Khoản 3 Điều 102 Thông tư số 194/2010/TT-BTC quy
định: Danh mục hàng hoá NK miễn thuế phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, mục tiêu, quy mô của dự án và phiếu theo dõi trừ lùi được xây dựng một lần cho cả dự án, hoặc xây dựng từng giai đoạn thực hiện dự án, từng hạng mục công trình của dự án (nếu tại giấy phép đầu tư của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật, các tài liệu khoa học kỹ thuật của dự án… thể hiện dự án thực hiện theo từng giai đoạn hoặc theo từng hạng mục công trình), hoặc xây dựng theo từng tổ hợp, dây chuyền nếu hàng hoá là hệ thống tổ hợp dây chuyền thiết bị, máy móc.
- Trường hợp Danh mục đã đăng ký cho cả dự án hoặc cho từng hạng mục, công trình, tổ hợp, dây chuyền có sai sót hoặc cần thay đổi thì người khai hải quan được sửa đổi với điều kiện phải có giấy tờ, tài liệu nộp cho cơ quan hải quan trước thời điểm NK hàng hoá để chứng minh việc bổ sung, điều chỉnh là phù hợp với nhu cầu của dự án.
Như vậy sẽ rất khó khăn đối với các trường hợp do các điều kiện khác nhau như thiếu vốn, hoặc gặp các khó khăn khác nhà đầu tư phải mua sắm dần và quy định này giữa các khoản của Điều này chưa thống nhất thể hiện rõ giữa điểm a Khoản 6 Điều 102 quy định trách nhiệm của người nộp thuế: Tự xác định nhu cầu sử dụng và xây dựng Danh mục hàng hoá XK, NK miễn thuế theo đúng quy định về đối tượng miễn thuế của Luật thuế XK, thuế NK, Nghị định số 87/2010/NĐ-CP, Điều 13 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg, hướng dẫn tại Thông tư này và các văn bản quy định khác có liên quan.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai chính xác, trung thực các mặt hàng NK tại Danh mục miễn thuế và việc sử dụng đúng mục đích miễn thuế đối với số hàng hoá này.
Hiện nay hầu hết các giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép đầu tư đều không ghi riêng phần vốn mua sắm máy móc, thiết bị chỉ ghi chung các loại vốn, nếu căn cứ vào luận chứng kinh tế kỹ thuật thì dễ xảy ra trường hợp gian lận thay thế sửa chữa luận chứng kinh tế kỹ thuật không đúng với đăng ký ban đầu tại cơ quan cấp phép đầu tư.
Trường hợp các dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế đối với nguyên liệu vật tư miễn thuế 5 năm kể từ ngày bắt đầu sản xuất không có quy định riêng cho việc đăng ký mà đều thực hiện theo quy định tại điều 102 thông tư 194/2010/TT-BTC. Theo quy định này thì việc đăng ký danh mục hàng hoá NK miễn thuế kể cả hàng hoá tạo TSCĐ hay nguyên liệu, vật tư linh kiện đều phải xây dựng một lần cho cả dự án, hoặc từng giai đoạn thực hiện dự án, từng danh mục công trình của dự án theo quy định tại giấy phép, hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc các tài liệu khoa học của dự án, nếu như vậy trường hợp đăng ký danh mục nguyên liệu, vật tư, linh kiện là không thể thực hiện được, về thực tế các giấy phép, luận chứng kinh tế kỹ thuật chỉ có thể đưa ra số liệu sản phẩm được sản xuất ra hàng năm còn nguồn nguyên liệu có thể NK tuỳ theo năng lực sản xuất theo từng năm do đó không có số liệu và trị giá cụ thể để đăng ký một lần cho cả dự án.
Thứ năm, Thực hiện Điều 104 Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày
06/12/2010 của Bộ Tài chính quy định về việc báo cáo, kiểm tra, quyết toán việc XK, NK, sử dụng hàng hoá miễn thuế, qua thực tế thực hiện cho thấy: Thủ tục, trình tự công tác kiểm tra quyết toán việc XK, NK, sử dụng hàng hoá miễn thuế đối với các dự án ưu đãi đầu tư chưa được quy định cụ thể, do đó khi thực hiện kiểm tra quyết toán hàng hóa miễn thuế của người nộp thuế gặp một số vướng mắc chưa thực hiện được như sau:
- Việc kiểm tra hàng hoá XK NK miễn thuế của các dự án ưu đãi đầu tư được thực hiện tại trụ sở DN hay tại trụ sở cơ quan hải quan.
- Trường hợp kiểm tra tại trụ sở DN phải thực hiện theo quyết định thanh tra hay kiểm tra theo biểu mẫu nào? Thời hạn kiểm tra, quyết toán cho 01 DN là bao nhiêu ngày?
b) Về thủ tục hải quan đối với hàng hoá NK tạo TSCĐ của dự án đầu tư miễn thuế
Hồ sơ, thủ tục miễn thuế đối với hàng hoá tạo TSCĐ là một bước (hay một công đoạn) của thủ tục hải quan đối với hàng hoá XK, NK thương mại, vì vậy thủ tục miễn thuế phải dựa trên nền tảng của quy trình 1171/QĐ - TCHQ và 209/QĐ- TCHQ (trong trường hợp hàng hoá chuyển cửa khẩu), đồng thời việc thực hiện miễn thuế được thực hiện cụ thể theo điểm b khoản 2 Điều 103 thông tư 194; Mục B phần II quy trình miễn thuế ban hành kèm theo Quyết định 2424/QĐ-TCHQ. Quá trình thực hiện còn một số bất cập sau:
Thứ nhất, đăng ký tờ khai loại hình đầu tư còn nhiều bất cập.
Thế nào là một bộ hồ sơ đăng ký theo loại hình đầu tư? để đăng ký loại hình đầu tư cần phải có những giấy tờ gì? Câu hỏi này không ít công chức thừa hành không khỏi phân vân khi thực hiện quy trình thủ tục hải quan.
Về chính sách, hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về việc khai báo và đăng ký tờ khai theo loại hình đầu tư. Theo Quyết định số 02/QĐ-TCHQ ngày 02/01/2013 của Tổng cục Hải quan về việc Ban hành bộ mã loại hình quản lý hàng hóa XNK thì có nhiều loại hình đầu tư như: đầu tư, đầu tư kinh doanh (trong nước); đầu tư nộp thuế; đầu tư tại chỗ; đầu tư liên doanh, đầu tư nộp thuế....
Trên thực tế thực hiện rất khác nhau: Có Chi cục cho rằng chỉ có hàng hoá miễn thuế (kể cả TSCĐ và vật tư nguyên vật liệu,...) mới đưa vào đầu tư (NĐT; có Chi cục thì cho rằng chỉ trong trường hợp DN nộp giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc Danh mục hàng hoá miễn thuế mới đưa vào loại hình đầu tư...; cùng một hình thức hàng hoá NK nhưng Chi cục này đưa vào loại hình đầu tư, Chi cục khác lại đưa vào loại hình kinh doanh, thậm chí ngay trong một Chi cục, cách hiểu của mỗi công chức thừa hành cũng khác nhau, người này cho rằng đưa vào loại hình đầu tư là phù hợp, người khác lại đưa vào loại hình khác....
Thứ hai, việc yêu cầu phải tính thuế NK đối với hàng hoá đầu tư miễn thuế
là không cần thiết, gây khó khăn cho DN khi kê khai và việc kiểm tra của hải quan vì hầu hết các dự án đầu tư hiện đại hiện nay được thực hiện theo hình thức chìa
khoá trao tay, không tách rời máy móc, thiết bị nên rất khó tính thuế. Mặt khác, việc xác định số thuế phải nộp rồi được miễn là công việc thừa, không phải là mục tiêu quản lý đầu tư. Đồng thời, hiện nay khai báo điện tử thì DN không thể khai báo số tiền thuế được miễn vào các ô tương ứng tại tờ khai được vì như vậy số thuế sẽ được cập nhật vào các chương trình khác liên quan thì không phù hợp.
Thứ ba, Mục B phần II Quy trình miễn thuế, xét miễn thuế,....ban hành theo
Quyết định 2424/QĐ-TCHQ quy định phải đóng dấu miễn thuế lên tờ khai hải quan sau khi kiểm tra hồ sơ và chấp nhận miễn thuế đối với DN nhưng không quy định mẫu dấu này được đóng vào ô nào trên tờ khai. Phía dưới mẫu dấu có chức danh “Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ký tên đóng dấu” là không cần thiết vì Lãnh đạo Chi cục đã duyệt vào phiếu đề xuất của công chức thực hiện.