Bảng 2.7 Số thuế được miễn và số thuế thu được qua các năm
3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động
về hải quan đối với hoạt động NK hàng hóa miễn thuế NK tạo TSCĐ của dự án đầu tư
3.1.1. Dự báo về hoạt động NK hàng hóa miễn thuế NK tạo TSCĐ của dự án đầu tư trên địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan Nam Địnhdự án đầu tư trên địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan Nam Địnhdự án đầu tư trên địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan Nam Định dự án đầu tư trên địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan Nam Định
Nam Định là tỉnh đồng bằng ven biển, có 72 km bờ biển, nằm ở trung tâm khu vực Nam Đồng bằng sông Hồng, gần Thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng (khoảng 90km); có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển, có điều kiện khai thác và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Tập trung đầu tư xây dựng, thu hút đầu tư vào KKT, KCN, cụm công nghiệp (CCN) là nội dung quan trọng trong định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2025. Theo đó, tỉnh Nam Định đang cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư thông qua việc thực hiện cơ chế chính sách, đầu tư hạ tầng đồng bộ, cải cách thủ tục hành chính, đào tạo nguồn nhân lực,...
- Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào tỉnh, chú trọng lựa chọn các dự án đầu tư mang tính đột phá như: công nghiệp chế tạo cơ khí, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến hàng XK, dệt may, chế biến thủy sản XK,... đặc biệt là các dự án quy mô lớn có tiềm năng và phát triển chiều sâu.
- Khuyến khích các DN XK trên địa bàn tỉnh tham gia bảo hiểm tín dụng XK để bảo hiểm rủi ro trong quá trình XK; tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi vay từ các tổ chức tín dụng để mở rộng sản xuất, tăng sản lượng hàng hóa XK, tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế. Nâng cao vai trò của Ngân hàng Phát triển trong việc cung cấp tín dụng, bảo lãnh tín dụng XK và đầu tư cho các DN.
3.1.2. Định hướng công tác quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động NK hàng hóa miễn thuế NK tạo TSCĐ của dự án đầu tư trên địa bàn động NK hàng hóa miễn thuế NK tạo TSCĐ của dự án đầu tư trên địa bàn động NK hàng hóa miễn thuế NK tạo TSCĐ của dự án đầu tư trên địa bàn động NK hàng hóa miễn thuế NK tạo TSCĐ của dự án đầu tư trên địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan Nam Định
3.1.2.1. Định hướng của tỉnh Nam Định đối với dự án đầu tư
Một là, về cơ chế chính sách: Trên cơ sở quy định của pháp luật, ngoài cơ chế, chính sách ưu đãi của Chính phủ, Nam Định có cơ chế ưu đãi riêng, đặc biệt đối với các dự án đầu tư có vốn lớn, công nghệ cao, đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng KCN và đầu tư sản xuất, kinh doanh trong các KCN của tỉnh Nam Định...
Hai là, đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật như: giao thông, cấp điện, cấp nước và thông tin liên lạc. Chú trọng đầu tư hạ tầng của các KCN, KKT trong tỉnh, đảm bảo đúng yêu cầu về chất lượng kỹ thuật và tiến độ thời gian hoàn thành. Đem đến tiện ích lớn nhất cho các nhà đầu tư.
Ba là, cải cách thủ tục hành chính: Tỉnh Nam Định luôn quan tâm và chỉ đạo các Sở, ban, ngành của tỉnh tiêu chuẩn hóa các thủ tục hành chính theo tiêu chuẩn ISO với chế độ làm việc một cửa, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, tạo sự thuận lợi cho các nhà đầu tư khi liên hệ và làm việc.
Bốn là, đào tạo nguồn nhân lực: Tỉnh chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo các trường, mở rộng ngành nghề, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng, phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, tỉnh Nam Định luôn chú trọng bồi dưỡng về đạo đức, nghiệp vụ và chuyên môn cho cán bộ công chức đang làm việc trong tỉnh, tiếp cận được với sự phát triển tiến bộ của khoa học hiện đại.
Tỉnh Nam Định luôn sẵn sàng đón tiếp các nhà đầu tư, ưu tiên thu hút các nhà đầu tư có các dự án có công nghệ hiện đại, các dự án có vốn đầu tư lớn, thân thiện với môi trường....Cam kết với các nhà đầu tư khi về đầu tư tại tỉnh sẽ nhận được sự giúp đỡ với trách nhiệm cao nhất, được hưởng đầy đủ các ưu đãi về đầu tư hiện hành của Chính phủ và những ưu đãi của tỉnh đã ban hành. Tỉnh Nam Định luôn đồng hành cùng các nhà đầu tư và coi các nhà đầu tư là những công dân tích cực của tỉnh.
3.1.2.2. Định hướng Chi cục Hải quan Nam Định trong quản lý Nhà nước về hải quan đối với hàng hóa miễn thuế NK tạo TSCĐ của dự án đầu tưhải quan đối với hàng hóa miễn thuế NK tạo TSCĐ của dự án đầu tưhải quan đối với hàng hóa miễn thuế NK tạo TSCĐ của dự án đầu tư hải quan đối với hàng hóa miễn thuế NK tạo TSCĐ của dự án đầu tư
Để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nước về Hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động XK, NK, đầu tư, trên địa bàn tỉnh Nam Định theo định hướng phát triển chung, công tác cải cách hành chính, hiện đại hóa Hải quan được Chi cục Hải quan Nam Định hết sức chú trọng, từ đó đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý điều hành của đơn vị.
Trong đó, Chi cục Hải quan Nam Định tập trung đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin; triển khai thực hiện đồng bộ công tác khai báo hải quan điện tử; tích cực triển khai chạy thử Hệ thống thông quan hàng hóa tự động Việt Nam (VNACCS/VCIS). Tiếp tục thực hiện dự án án hiện đại hóa thu ngân sách Nhà nước giữa cơ quan Thuế - Kho bạc - Hải quan giai đoạn 2, phối hợp thu ngân sách Nhà nước và bảo lãnh thuế bằng phương thức điện tử giữa cơ quan hải quan, các ngân hàng thương mại.
Bên cạnh đó, Chi cục đã tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, tiếp nhận, xử lý khối lượng lớn công văn đi, đến, đảm bảo kịp thời, chính xác, góp phần hỗ trợ cho công tác nghiệp vụ và trao đổi thông tin nhanh chóng thông qua mạng quản lý điều hành Net.office; Áp dụng có hiệu quả các quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại Chi cục; Ban hành quy chế làm việc của Chi cục trong đó chú trọng đến khâu tiếp nhận hồ sơ và xử lý kết quả kiểm tra theo cơ chế một cửa.
Thực hiện thủ tục hải quan điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn bộ qui trình thủ tục hải quan, trong quản lý điều hành nhằm nâng cao năng lực quản lý hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại góp phần phục vụ có hiệu quả nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Cùng với đó, quyết tâm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ, kỷ cương, hành chính đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan hiện đại.
Tăng cường quản lý rủi ro, xây dựng hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử đối với các cơ quan quản lý có liên quan đến tiếp nhận thông tin trước về hàng hoá nhập khẩu tạo TSCĐ của dự án đầu tư.
3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động NK hàng hóa miễn thuế NK tạo TSCĐ của dự án hải quan đối với hoạt động NK hàng hóa miễn thuế NK tạo TSCĐ của dự án hải quan đối với hoạt động NK hàng hóa miễn thuế NK tạo TSCĐ của dự án hải quan đối với hoạt động NK hàng hóa miễn thuế NK tạo TSCĐ của dự án đầu tư
3.1.3.1. Thuận lợi
Các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá tạo TSCĐ của dự án đầu tư thường là các doanh nghiệp có năng lực tài chính lớn, hoạt động có hiệu quả, thời gian hoạt động lâu dài (thường đăng ký từ 30 - 50 năm). Đây là điểm thuận lợi hơn cả trong quản lý Nhà nước về hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu tạo TSCĐ của dự án đầu tư so với các loại hình khác.
Chi cục Hải quan Nam Định là một trong những đơn vị có số lượng hàng hoá, kim ngạch XNK lớn so với Chi cục Hải quan Ninh Bình, Chi cục Hải quan Quản lý các KCN tỉnh Hà Nam thuộc Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá (chiếm tỷ trọng 40% kim ngạch XNK).
Chi cục Hải quan Nam Định có đội ngũ CBCC có năng lực trình độ (như đã dẫn chiếu ở Phụ lục 1). Tập thể lãnh đạo và CBCC luôn đoàn kết, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm được giao.
Theo dự kiến, tháng 6/2014 Chi cục Hải quan Nam Định sẽ chính thức triển khai thực hiện Hệ thống thông quan hàng hóa tự động Việt Nam (VNACCS/VCIS). Điều này sẽ tạo điều kiện cho các DN rút ngắn thời gian làm TTHQ, nhất là việc đăng ký danh mục hàng hoá miễn thuế nhập khẩu tạo TSCĐ của dự án đầu tư.
Mặt khác, đã có sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước đối với hàng hoá miễn thuế nhập khẩu tạo TSCĐ của dự án đầu tư giữa Chi cục Hải quan Nam Định, Ban quản lý các KCN, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế tỉnh Nam Định, Kho bạc Nhà nước... tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường đầu tư phát triển.
3.1.3.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi còn rất nhiều những khó khăn phải kể đến như: Văn bản pháp luật liên quan đếnm hàng nhập đầu tư chưa rõ ràng, cụ thể; cơ sở vật chất, trang thiết bị của Chi cục chưa đồng bộ dẫn đến chưa đáp ứng toàn diện yêu cầu hiện đại hóa và cải cách hành chính. Việc triển khai trang bị kỹ thuật mới và hệ thống thông tin, hướng dẫn thủ tục còn chậm. Bên cạnh đó, trình độ nghiệp vụ của các CBCC tại Chi cục chưa đồng đều, chưa đáp ứng đủ về cả số lượng và chất lượng. Việc phối hợp hiệu quả công tác giữa các bộ phận liên quan trong quá trình thực hiện các quy trình nghiệp vụ hải quan còn chưa cao. Ngoài ra, do thực hiện chế độ luân chuyển CBCC định kỳ nên ảnh hưởng đến việc thực hiện quy trình nghiệp vụ tại các khâu nghiệp vụ chuyên sâu, đặc biệt là đối với loại hình phức tạp như hàng hóa miễn thuế NK tạo TSCĐ của dự án đầu tư.
Nhân viên đi làm thủ tục hải quan của DN còn hạn chế về trình độ, nắm bắt các quy định mới chưa tốt dẫn đến việc khai hồ sơ hải quan thường xảy ra sai sót, thiếu các giấy tờ cần thiết trong bộ hồ sơ hải quan, khai báo chưa đúng mã số, tên hàng, kê khai danh mục hàng hóa miễn thuế còn sơ sài khó khăn cho việc xác định đúng hàng hóa, xác định tính đồng bộ của hàng hóa nhập khẩu...
Thời gian hoạt động của dự án đầu tư thường dài, máy móc thiết bị nhập để phục vụ hoạt động dự án thường phức tạp, trong nước chưa sản xuất được nên quản lý hàng ĐT cũng gặp nhiều khó khăn đặc biệt là làm thủ tục nhập khẩu và quản lý việc sử dụng hàng hóa nhập khẩu đã được miễn thuế. Ngoài ra, khó khăn trong việc phân loại xác định mã số hàng hóa nhập khẩu, phải có cơ quan trung gian (Đại lý hải quan) đứng ra xác định làm tăng chi phí cho DN cũng như hải quan và kéo dài thời gian làm thủ tục cho lô hàng, bất lợi cho DN, gây khó khăn cho việc giải phóng hàng.
Mặt khác, lợi dụng việc được ưu đãi miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị tạo TSCĐ DN đã nhập khẩu máy móc thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu dẫn đến khó khăn cho công tác kiểm soát, cũng như quản lý đối với loại hình hàng hóa này.
3.1.3. Mục tiêu về quản lý đối với hàng hóa NK miễn thuế NK tạo TSCĐ của dự án đầu tư trong thời gian tớicủa dự án đầu tư trong thời gian tớicủa dự án đầu tư trong thời gian tới của dự án đầu tư trong thời gian tới
Xuất phát từ yêu cầu hội nhập và xu hướng phát triển của Hải quan quốc tế cũng như khu vực, Hải quan Việt Nam cần thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế liên quan đến Hải quan nói chung, cũng như lĩnh vực đầu tư nói riêng. Trong khuôn khổ WTO, ASEAN, APEC, ASEM, WCO và các tổ chức Quốc tế khác, với các hiệp định, chương trình Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN, Chương trình hành động xúc tiến đầu tư Á - Âu, Kế hoạch hành động tự do hóa đầu tư của APEC... Việt Nam cần phải đảm bảo hệ thống pháp luật về hải quan đầy đủ, thống nhất, rõ ràng và công khai, phù hợp với các cam kết quốc tê; bảo đảm cho các quy định pháp luật hải quan được thực hiện nghiêm chỉnh, bình đẳng cho mọi đối tượng. Bên cạnh đó, xuất hiện hình thức buôn lậu và gian lận mới như: vi phạm bản quyền, xâm phạm sở hữu trí tuệ, vi phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin,...Một yêu cầu nữa đặt ra cho ngành Hải quan là phải quản lý lượng hàng hóa NK nói chung và hàng nhập ĐT nói riêng ngày càng gia tăng, nhưng số lượng CBCC Hải quan không tăng theo tỷ lệ thuận. Trong khi đó hoạt động quản lý Nhà nước về hải quan vẫn phải đảm bảo tạo thuận lợi, thông thoáng cho hoạt động NK ĐT cũng như thủ tục hải quan phải đơn giản, minh bạch, cung cấp thông tin nhanh chóng, công khai, đặc biệt là phải thông quan nhanh, giảm thiểu chi phí cho DN, tạo môi trường thu hút đầu tư nước ngoài nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.