Các hình thức đầu tư

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hàng hóa miễn thuế nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án đầu tư tại chi cục hải quan nam định (Trang 32 - 33)

3. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng và phạm vi nghiên cứu x

1.1.3.Các hình thức đầu tư

Các hình thức đầu tư theo quy định từ Điều 21 đến Điều 26 Luật Đầu tư năm 2005, cụ thể như sau:

- Các hình thức đầu tư trực tiếp, gồm: Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT; đầu tư phát triển kinh doanh; Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư; đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại DN.

- Đầu tư gián tiếp, gồm: Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; đầu tư thông qua quỹ đầu tư chứng khoán; đầu tư thông quan thông qua các định chế tài chính trung gian khác; đầu tư thông qua mua, bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác của tổ chức, cá nhân và thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp theo quy định của pháp luật về chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Luật Đầu tư còn quy định các trường hợp cấm đầu tư (đối với các dự án phương hại đến an ninh, quốc phòng, trật tự công cộng, phương hại đến các di tích lịch sử, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, phương hại đến sức khoẻ của nhân dân, cộng đồng, hủy hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường) và các trường hợp đầu tư có điều kiện về lĩnh vực có điều kiện (như tài chính, ngân hàng, văn hoá, thông tin, báo

chỉ, dịch vụ giải trí, kinh doanh bất động sản,…) và địa bàn có điều kiện theo các doanh mục địa bàn quy định.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hàng hóa miễn thuế nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án đầu tư tại chi cục hải quan nam định (Trang 32 - 33)