4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng
Tỷ lệ sàng lọc thực tế so với tỷ lệ sàng lọc theo kế hoạch
Tỷ lệ sàng lọc = Tổng số hồ sơ nhận vào / Chỉ tiêu tuyển dụng
Tỷ lệ sàng lọc liên quan tới các vấn đề về chất lượng, chi phí tài chính của cả quá trình tuyển dụng. Tỷ lệ thực tế càng xấp xỉ bằng với tỷ lệ dự kiến thì có thể đánh giá rằng quá trình tuyển mộ đó là đạt hiệu quả tốt.
Số lượng hồ sơ nhận vào
Số lượng hồ sơ nhận vào có liên quan tới tỷ lệ sàng lọc thực tế. Qua đây có thể đánh giá hiệu quả của các quảng cáo tuyển mộ, hiệu quả của quá trình tuyển mộ với mục tiêu của tổ chức.
Số lượng hồ sơ thiếu sót
Hồ sơ thiếu sót ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tuyển chọn, bởi không có đầy đủ căn cứ để đánh giá và ra quyết định tuyển chọn ứng viên.
Chi phí tài chính là vấn đề quan trọng trong bất kì hoạt động nào của doanh nghiệp. Các mục tiêu của quá trình trình tuyển dụng phải đạt được nhưng trong giới hạn cho phép về tài chính.
Thời gian thực hiện công tác tuyển dụng?
Thời gian thực hiện tuyển dụng đảm bảo đúng kế hoạch đặt ra tạo những thuận lợi trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu lao động, tiến độ thực hiện công việc và chi phí tài chính. Ngược lại, quá trình này bị chậm trễ sẽ gây trở ngại hoặc gián đoạn công việc và phát sinh các chi phí liên quan.
Số lượng lao động được tuyển chính thức?
Số lao động được tuyển chính thức là chỉ tiêu quan trọng của cả quá trình tuyển dụng nhân lực. Việc tuyển dụng đủ số lượng người lao động theo chỉ tiêu đặt ra có những ý nghĩa quan trọng trong kế hoạch công việc của toàn doanh nghiệp, nó giúp đáp ứng kịp thời các công việc, tạo nên hiệu quả trôi chảy từ hoạt động quản lý đến công việc cụ thể của nhân viên các bộ phận.
Kết luận chương 1:
Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm, thu hút ứng viên từ những nguồn khác nhau đến tham gia dự tuyển vào các vị trí còn trống trong tổ chức và lựa chọn trong số họ những người đáp ứng tốt yêu cầu công việc đặt ra. Quá trình tuyển dụng nhân lực bao gồm hai quá trình, đó là quá trình tuyển mộ và quá trình tuyển chọn.
Quá trình tuyển mộ bao gồm các bước sau:
Bước 1: Xây dựng chiến lược tuyển mộ với các nội dung: Lập kế hoạch; xác định nguồn và phương pháp tuyển mộ; xác định nơi tuyển mộ, thời gian tuyển mộ.
Bước 2: Tìm kiếm người xin việc Bước 3: Đánh giá quá trình tuyển mộ.
Quá trình tuyển chọn thường bao gồm các bước sau: Bước 1: Phỏng vấn sơ bộ
Bước 2: Sàng lọc các ứng viên qua hồ sơ xin việc Bước 3: Trắc nghiệm tuyển chọn
Bước 4: Phỏng vấn tuyển chọn
Bước 5: Khám sức khỏe và đánh giá thể lực Bước 6: Phỏng vấn bởi người lãnh đạo trực tiếp Bước 7: Thẩm định các thông tin thu được Bước 8: Tham quan công việc
Bước 9: Ra quyết định tuyển chọn
Chất lượng công tác tuyển dụng là một phạm trù rộng lớn. Để có được chất lượng tuyển dụng thì hoạt động tuyển dụng của tổ chức, của Ngân hàng phải đạt hiệu quả theo các chỉ tiêu đặt ra và phải tạo được sự tin cậy đối với người lao động nói chung và ứng viên tham gia ứng tuyển nói riêng.
Đánh giá chất lượng công tác tuyển dụng nhân lực, nhiều chỉ tiêu có thể được sử dụng bao gồm các chỉ tiêu định tính (sự công bằng trong tuyển dụng, sự hài lòng của ứng viên,...) và các chỉ tiêu định lượng (số lượng hồ sơ nhận vào, chi phí tuyển dụng,...).
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH – CHI NHÁNH HUẾ