Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác tuyển dụng

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng công tác tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng TMCP an bình chi nhánh huế (Trang 29)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.2.2Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác tuyển dụng

1.2.2.1 Các chỉ tiêu định tính

Để đánh giá chất lượng công tác tuyển dụng nhân lực về mặt định tính, một số chỉ tiêu với nội dung có thể được sử dụng bao gồm:

 Sự đảm bảo công bằng của tất cả các cơ hội xin việc. Công bằng trong tuyển mộ nhân lực là cơ sở để nâng cao chất lượng ứng viên tuyển chọn.

 Các thông tin thu thập được đã đảm bảo đủ mức tin cậy cho việc xét tuyển chưa?

 Các tiêu chuẩn dùng để loại bỏ những người xin việc đã hợp lý chưa? Đã bao quát hết được các trường hợp phải loại bỏ chưa?

 Quy trình tuyển chọn có chặt chẽ hay không?

Quy trình tuyển chọn là thủ tục để loại bỏ các ứng viên không đạt yêu cầu để chọn được các ứng viên tốt nhất. Quy trình này cần phải được xây dựng một cách khoa học, chặt chẽ nhưng phải đảm bảo tính đơn giản và rõ ràng.

 Các sai lầm trong tuyển chọn như thế nào?

Sai lầm trong ra quyết định tuyển chọn ảnh hưởng trực tiếp tới việc tổ chức có tuyển chọn đúng người tài hay không. Cần thực hiện tất cả các giải pháp để hạn chế tối đa các sai lầm trong đánh giá ứng viên.

 Sự hài lòng của ứng viên khi được tiếp xúc trực tiếp với công việc?

Khi các ứng viên được trải qua công việc thực tế, sự hài lòng so với những thông tin họ được giới thiệu về công việc là điều rất quan trọng. Nó thúc đẩy và động viên tinh thần ứng viên làm việc tốt hơn, loại bỏ các hiện tượng bỏ việc, nhảy việc,...

1.2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng

 Tỷ lệ sàng lọc thực tế so với tỷ lệ sàng lọc theo kế hoạch

Tỷ lệ sàng lọc = Tổng số hồ sơ nhận vào / Chỉ tiêu tuyển dụng

Tỷ lệ sàng lọc liên quan tới các vấn đề về chất lượng, chi phí tài chính của cả quá trình tuyển dụng. Tỷ lệ thực tế càng xấp xỉ bằng với tỷ lệ dự kiến thì có thể đánh giá rằng quá trình tuyển mộ đó là đạt hiệu quả tốt.

 Số lượng hồ sơ nhận vào

Số lượng hồ sơ nhận vào có liên quan tới tỷ lệ sàng lọc thực tế. Qua đây có thể đánh giá hiệu quả của các quảng cáo tuyển mộ, hiệu quả của quá trình tuyển mộ với mục tiêu của tổ chức.

 Số lượng hồ sơ thiếu sót

Hồ sơ thiếu sót ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tuyển chọn, bởi không có đầy đủ căn cứ để đánh giá và ra quyết định tuyển chọn ứng viên.

Chi phí tài chính là vấn đề quan trọng trong bất kì hoạt động nào của doanh nghiệp. Các mục tiêu của quá trình trình tuyển dụng phải đạt được nhưng trong giới hạn cho phép về tài chính.

 Thời gian thực hiện công tác tuyển dụng?

Thời gian thực hiện tuyển dụng đảm bảo đúng kế hoạch đặt ra tạo những thuận lợi trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu lao động, tiến độ thực hiện công việc và chi phí tài chính. Ngược lại, quá trình này bị chậm trễ sẽ gây trở ngại hoặc gián đoạn công việc và phát sinh các chi phí liên quan.

 Số lượng lao động được tuyển chính thức?

Số lao động được tuyển chính thức là chỉ tiêu quan trọng của cả quá trình tuyển dụng nhân lực. Việc tuyển dụng đủ số lượng người lao động theo chỉ tiêu đặt ra có những ý nghĩa quan trọng trong kế hoạch công việc của toàn doanh nghiệp, nó giúp đáp ứng kịp thời các công việc, tạo nên hiệu quả trôi chảy từ hoạt động quản lý đến công việc cụ thể của nhân viên các bộ phận.

Kết luận chương 1:

Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm, thu hút ứng viên từ những nguồn khác nhau đến tham gia dự tuyển vào các vị trí còn trống trong tổ chức và lựa chọn trong số họ những người đáp ứng tốt yêu cầu công việc đặt ra. Quá trình tuyển dụng nhân lực bao gồm hai quá trình, đó là quá trình tuyển mộ và quá trình tuyển chọn.

Quá trình tuyển mộ bao gồm các bước sau:

Bước 1: Xây dựng chiến lược tuyển mộ với các nội dung: Lập kế hoạch; xác định nguồn và phương pháp tuyển mộ; xác định nơi tuyển mộ, thời gian tuyển mộ.

Bước 2: Tìm kiếm người xin việc Bước 3: Đánh giá quá trình tuyển mộ.

Quá trình tuyển chọn thường bao gồm các bước sau: Bước 1: Phỏng vấn sơ bộ

Bước 2: Sàng lọc các ứng viên qua hồ sơ xin việc Bước 3: Trắc nghiệm tuyển chọn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 4: Phỏng vấn tuyển chọn

Bước 5: Khám sức khỏe và đánh giá thể lực Bước 6: Phỏng vấn bởi người lãnh đạo trực tiếp Bước 7: Thẩm định các thông tin thu được Bước 8: Tham quan công việc

Bước 9: Ra quyết định tuyển chọn

Chất lượng công tác tuyển dụng là một phạm trù rộng lớn. Để có được chất lượng tuyển dụng thì hoạt động tuyển dụng của tổ chức, của Ngân hàng phải đạt hiệu quả theo các chỉ tiêu đặt ra và phải tạo được sự tin cậy đối với người lao động nói chung và ứng viên tham gia ứng tuyển nói riêng.

Đánh giá chất lượng công tác tuyển dụng nhân lực, nhiều chỉ tiêu có thể được sử dụng bao gồm các chỉ tiêu định tính (sự công bằng trong tuyển dụng, sự hài lòng của ứng viên,...) và các chỉ tiêu định lượng (số lượng hồ sơ nhận vào, chi phí tuyển dụng,...).

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH – CHI NHÁNH HUẾ

2.1 Tìm hiểu về Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Huế

2.1.1Tổng quan về Ngân hàng TMCP An Bình

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) được thành lập từ năm 1993, sau hơn 18 năm hoạt động và phát triển, ABBANK hiện là một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam với vốn điều lệ trên 4.200 tỷ Đồng. Cùng với mạng lưới hơn 133 điểm giao dịch và còn tiếp tục được mở rộng, ABBANK đã trở thành một địa chỉ uy tín và thân thuộc với hơn 10.000 khách hàng doanh nghiệp và trên 100.000 khách hàng cá nhân tại 29 Tỉnh thành trên cả nước.

Với sự hỗ trợ từ cổ đông chiến lược trong nước là Tập đoàn Điện lực ViệtNam (EVN), cùng sự chia sẻ kinh nghiệm về mô hình quản lý chuyên nghiệp của đối tác chiến lược nước ngoài Maybank – Ngân hàng lớn nhất Malaysia, Tổ chức tài chính quốc tế - IFC và các đối tác lớn khác như Tổng công ty bưu chính Việt Nam (VNPost), Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel, Prudential…, ABBANK đang tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành một “Ngân hàng bán lẻ thân thiện”, hoạt động với mô hình

“Siêu thị tài chính”, qua đó khách hàng có thể dễ dàng chọn được những sản phẩm dịch vụ phù hợp nhất với kế hoạch tài chính của mình.

Các nhóm khách hàng mục tiêu hiện nay của ABBANK bao gồm: nhóm khách hàng doanh nghiệp, nhóm khách hàng cá nhân và nhóm khách hàng đầu tư.

Đối với khách hàng Doanh nghiệp, ABBANK sẽ cung ứng sản phẩm - dịch vụ tài chính Ngân hàng trọn gói như: sản phẩm cho vay, sản phẩm bao thanh toán, sản phẩm bảo lãnh, sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu, sản phẩm tài khoản, dịch vụ thanh toán quốc tế, gói dịch vụ ưu đãi dành cho các khách hàng doanh nghiệp, tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (theo dự án SMEFP III)...

Đối với các khách hàng cá nhân, ABBANK cung cấp đầy đủ và nhanh chóng chuỗi sản phẩm tiết kiệm và sản phẩm tín dụng tiêu dùng linh hoạt, an toàn, hiệu quả như: Cho vay tiêu dùng có thế chấp; Cho vay tín chấp, Cho vay mua nhà, Cho vay sản xuất kinh doanh, Cho vay bổ sung vốn lưu động; Cho vay mua xe; Cho vay du học…và các dịch vụ thanh toán tiền điện, nạp tiền điện thoại qua tin nhắn, SMS banking, Online-banking, chuyển tiền trong và ngoài nước…

Bên cạnh các sản phẩm dịch vụ cho vay, bảo lãnh, thanh toán quốc tế… ABBANK cũng được biết đến với sản phẩm thẻ YOUcard - Thẻ đầu tiên được chấp nhận rộng rãi tại hầu khắp các ATM/POS của các Ngân hàng trên toàn quốc. Năm 2009, ABBANK đã ra mắt thành công Thẻ thanh toán quốc tế YOUcard VISA debit, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu chi tiêu của khách hàng.

Đối với các khách hàng đầu tư, ABBANK thực hiện các dịch vụ ủy thác và tư vấn đầu tư cho các khách hàng công ty và cá nhân. Riêng với các khách hàng công ty, ABBANK cũng cung cấp thêm các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn phát hành và bảo lãnh phát hành trái phiếu, đại lý thanh toán cho các đợt phát hành trái phiếu.

Đối với nhóm khách hàng thuộc Tập đoàn Điện lực và các đơn vị thành viên,

với lợi thế am hiểu chuyên sâu ngành điện, thấu hiểu khách hàng, ABBANK đã nghiên cứu và triển khai nhiều sản phẩm tối ưu dành riêng cho khách hàng Điện lực: Thu hộ tiền điện, Quản lý dòng tiền, Thu xếp vốn cho các dự án truyền tải điện, Gói sản phẩm dành cho Nhà thầu Điện lực…

Với phương châm “Trao giải pháp – Nhận nụ cười”, cùng tinh thần phục vụ Thân thiện - Đồng cảm - Chu đáo, lấy nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng là trọng tâm của mọi hoạt động kinh doanh, tại ABBANK, khách hàng không chỉ hài lòng với các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng đa dạng, linh hoạt, hiệu quả, mà còn bởi phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tận tâm của đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt huyết.

2.1.1.2 Các mốc son phát triển của ABBANK

Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBANK) được thành lập theo giấy phép số 535/GP-UB do UBND TP Hồ Chí Minh cấp vào ngày 13 tháng 5 năm 1993.

Năm 2002: Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, ABBANK tiến hành cải cách mạnh mẽ về cơ cấu và nhân sự để tập tung vào chuyên ngành kinh doanh Ngân hàng thương mại.

Năm 2004: ABBANK tăng vốn điều lệ lên 70,04 tỷ Đồng.

Năm 2005: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trở thành cổ đông chiến lược

của ABBANK. Các cổ đông khác gồm: Tổng công ty tài chính Dầu khí (PVFC), Tổng công ty Xuất Nhập Khẩu Hà Nội (GELEXIMCO).

Năm 2006: Vốn điều lệ tăng từ 165 tỷ Đồng vào đầu năm lên 1.131 tỷ Đồng

vào cuối năm.

Năm 2007: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- ABBANK ký kết hợp tác chiến lược với Agribank và các công ty thành viên của EVN như: PC1, PC2, PC3...

- ABBANK trở thành thành viên của mạng thanh toán PAYNET, Đồng thời vốn điều lệ của ABBANK tăng lên 2.300 tỷ Đồng.

Năm 2008:

- ABBANK triển khai thành công phần mềm Ngân hàng lõi (Core Banking) vào hoạt động trên toàn hệ thống.

- MayBank (Malaysia) chính thức trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của ABBANK với tỷ lệ sở hữu là 15%.

- ABBANK tăng vốn điều lệ lên 2.705 tỷ Đồng.

Năm 2009:

- Tháng 7/2009, ABBANK tăng vốn điều lệ lên 2.850 tỷ Đồng.

- Tháng 9/2009, ABBANK chính thức khai trương Hội sở mới tại 170 Hai Bà Trưng, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tháng 12/2009, ABBANK tăng vốn điều lệ lên 3.482 tỷ Đồng.

- ABBANK công bố hợp tác với Prudential Việt Nam và Deutsche Bank.

Năm 2010:

- Tháng 12/2010, ABBANK tăng vốn điều lệ lên 3.830 tỷ Đồng.

- Mạng lưới ABBANK đạt trên 110 điểm giao dịch phủ khắp 29 Tỉnh thành trên toàn quốc.

- ABBANK đã kết nối thành công với hệ thống mạng lưới VNBC thông qua Smartlink.

- ABBANK thành lập trung tâm tài trợ Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (SMEs) và tham gia Dự án tài trợ Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa giai đoạn III (SMEFP III).

Năm 2011:

- Ngày 26/9/2011, ABBANK chính thức tăng vốn điều lệ lên 4.200 tỷ Đồng. - Mạng lưới giao dịch của ABBANK đạt con số 133 Chi nhánh / Phòng giao dịch và Quỹ tiết kiệm.

2.1.1.3 Tầm nhìn chiến lược và tôn chỉ hoạt động của ABBANK

 Tầm nhìn chiến lược

ABBANK hướng đến trở thành một Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, hoạt động theo mô hình Ngân hàng thương mại trọng tâm bán lẻ theo những thông lệ quốc tế tốt nhất với công nghệ hiện đại, đủ năng lực cạnh tranh với các Ngân hàng trong nước và quốc tế hoạt động tại Việt Nam.

 Tôn chỉ hoạt động

- Phục vụ khách hàng với sản phẩm, dịch vụ an toàn, hiệu quả và linh hoạt - Tăng trưởng lợi ích cho cổ đông

- Hướng đến sự phát triển toàn diện, bền vững của Ngân hàng

- Đầu tư vào yếu tố con người làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài.

2.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Huế 2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển. 2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển.

Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Huế được thành lập ngày 25/12/2009, trên cơ sở được nâng cấp từ ABBANK - Phòng giao dịch Huế thành lập năm 2007.

ABBANK chi nhánh Huế có trụ sở đặt tại 100 Nguyễn Huệ - TP Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua gần 5 năm phát triển, ABBANK – Chi nhánh Huế đã đạt được những thành quả hết sức ấn tượng.

Tháng 9/2010, ABBANK quyết định nâng cấp Quỹ tiết kiệm ABBANK Đông Ba thành Phòng giao dịch ABBANK Đông Ba, đóng tại 209 Trần Hưng Đạo - Phường Phú Hòa - TP Huế. Đây là địa điểm giao dịch thứ hai trên địa bàn Thành phố Huế của

ABBANK. Phòng giao dịch ABBANK Đông Ba ra đời đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của ABBANK tại thị trường Huế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày 6/9/2011, ABBANK Huế tiếp tục thành lập điểm giao dịch thứ ba, Phòng giao dịch ABBANK Bà Triệu, có trụ sở đóng tại 166 Bà triệu - Phường Phú Hội - TP Huế.

Việc nâng cấp và phát triển Chi nhánh tại Huế sẽ tạo điều kiện để ABBANK nâng cao năng lực cạnh tranh, quảng bá sản phẩm, nâng cao giá trị thương hiệu tại thị trường Tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và khu vực miền Trung nói chung, tiến tới thực thi chiến lược phát triển của mình: Trở thành Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam; hoạt động theo mô hình Ngân hàng thương mại trọng tâm bán lẻ theo những thông lệ quốc tế tốt nhất với công nghệ hiện đại, Đồng thời giúp cho cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính – Ngân hàng nhiều tiện ích.

Sự ra đời và phát triển của ABBANK Huế là một động lực lớn làm thị trường tài chính Ngân hàng tại Huế trở nên sôi động, góp phần đáp ứng các nhu cầu của khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp về các nhu cầu tài chính.

2.1.2.2 Các hoạt động của ABBANK - Chi nhánh Huế

 Huy động vốn

- Nhận tiền gửi không ỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức và cá nhân.

- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng...

- Phát hành trái phiếu

 Cho vay, đầu tư

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ - Thấu chi, cho vay tiêu dùng

- Góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế trong nước và quốc tế

- Đầu tư trên thị trường vốn và thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế - Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài.

 Bảo lãnh

Thực hiện bảo lãnh và tái bảo lãnh trong nước và quốc tế: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp Đồng, bảo lãnh thanh toán...

 Thanh toán và tài trợ thương mại

- Chuyển tiền trong nước và quốc tế

- Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc

- Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng công tác tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng TMCP an bình chi nhánh huế (Trang 29)