Số lượng hồ sơ ứng viên nhận được

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng công tác tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng TMCP an bình chi nhánh huế (Trang 58 - 60)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.3.1.1.1Số lượng hồ sơ ứng viên nhận được

Số lượng hồ sơ nhận được trong quá trình tuyển mộ có vai trò quyết định đến cả quá trình tuyển chọn. Số lượng này nằm trong phạm vi kế hoạch thì quá trình tuyển chọn sẽ thuận lợi về các mặt nguồn lực, đảm bảo các vấn đề về bố trí cơ sở vật chất,

nhân sự, góp phần nâng cao chất lượng ứng viên được chọn. Số lượng hồ sơ thực tế được ABBANK Huế đánh giá là đạt nếu có chênh lệch tăng hoặc giảm nằm trong khoảng 10% con số kế hoạch.

Quá trình tuyển mộ năm 2010 cho kết quả:

 Ngân hàng nhận được 180 hồ sơ ứng viên, tăng khoảng 20 hồ sơ so với dự kiến (tương ứng tăng 12,5%).

 Vị trí tuyển dụng Kế toán có mức tăng hồ sơ cao nhất, tăng 6 hồ sơ (tương ứng tăng 20,00%), tỷ lệ sàng lọc vị trí này được đẩy lên mức 18,0.

Như vậy, hoạt động tuyển mộ năm này không đạt được mục tiêu đặt ra bởi có 3 vị trí tuyển mộ có số lượng hồ sơ nhận được thực tế tăng vượt quá 10% số lượng dự kiến, đó là: Chuyên viên QHKH tăng 16,67%, Kế toán tăng 20,00% và Chuyên viên Tín dụng tăng 13,33% .

Quá trình tuyển mộ năm 2011 cho kết quả:

 ABBANK Huế nhận được 220 hồ sơ, tăng khoảng 55 hồ sơ so với kế hoạch đặt ra (tương ứng tăng 33,33%).

 Vị trí Giao dịch viên có mức tăng số lượng hồ sơ cao nhất. Với chỉ tiêu tuyển dụng 4 lao động, Ngân hàng nhận được 89 hồ sơ ứng tuyển, tăng 29 hồ sơ so với dự kiến (tương ứng tăng 48,33%), tỷ lệ sàng lọc thực tế của vị trí này được đẩy lên 22,25.

 Hai vị trí tuyển dụng là Phó Giám đốc Chi nhánh và Phó phòng vẫn chưa thật sự thu hút được người xin việc, số lượng hồ sơ nhận vào chưa đạt yêu cầu đặt ra, giảm 30,00% đối với vị trí Phó Giám đốc Chi nhánh và giảm 10,00% đối với các vị trí Phó phòng.

Như vậy, quá trình tuyển mộ năm 2011 vẫn không đạt được các mục tiêu về số lượng bởi có tới 4 trong tổng số 5 vị trí tuyển mộ có lượng hồ sơ nhận được tăng hoặc giảm vượt quá 10% số lượng dự kiến, bao gồm: vị trí Phó Giám đốc Chi nhánh giảm 30,00%, Chuyên viên Quan hệ khách hàng tăng 33,33%, nhân viên Quan hệ khách hàng tăng 24,44% và Giao dịch viên tăng 48,33%.

Có thể thấy rằng, số lượng hồ sơ ứng viên mà ABBANK Huế nhận được trong hai năm qua là rất lớn, lớn hơn mức dự kiến mà Ngân hàng đưa ra, điều này có ảnh hưởng đến nhiều vấn đề của cả quá trình tuyển dụng. Số lượng hồ sơ nhận vào lớn tạo

cơ hội để ABBANK Huế tuyển chọn được người xin việc có chất lượng cao. Tuy nhiên, số lượng hồ sơ thu được quá lớn, vượt quá mức chấp nhận được (10% tổng hồ sơ dự kiến), sẽ làm tăng chi phí tài chính cho công tác tuyển chọn sau này, đồng thời ảnh hưởng tới chất lượng của quá trình tuyển chọn do Ngân hàng không bố trí được nhân sự hoặc các yếu tố khác để phục vụ quá trình tuyển chọn. Lượng hồ sơ tăng quá mức dễ dẫn tới tình trạng khó kiểm soát được quá trình thi tuyển, đánh giá ứng viên hoặc xảy ra sự cố mệt mỏi, căng thẳng về tâm lý cho Hội đồng tuyển chọn, gây nên các đánh giá sai lầm trong tuyển chọn. Một thực tế khác, khi số lượng hồ sơ vượt quá mức dự kiến thì tạo nên sự lãng phí trong công tác truyền thông quảng cáo tìm người xin việc.

Số lượng hồ sơ người xin việc mà ABBANK Huế nhận được ngày càng lớn có thể được giải thích là bởi nguồn cung lao động cho lĩnh vực Ngân hàng tại Huế có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây, thấy rõ nhất là có một loạt hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp đào tạo về các chuyên ngành kinh tế hoặc tài chính.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng công tác tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng TMCP an bình chi nhánh huế (Trang 58 - 60)