4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.2.4 Cơ cấu lao động của Chi nhánh
Chi nhánh Huế của Ngân hàng TMCP An Bình là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nên yếu tố con người có một vai trò rất quan trọng. Trình độ, khả năng và kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ nhân viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ của Ngân hàng, ảnh hưởng đến các mối quan hệ với khách hàng và ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Hoạt động kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng thường xuyên đối mặt với các rủi ro xuất phát từ nhiều phía, trong đó rủi ro từ đến từ phía nhân viên là rất lớn. Các sai phạm do một cá nhân gây ra có mức độ thiệt hại lớn hơn hẳn so với các ngành kinh doanh khác. Nhận thức được vấn đề đó, ABBANK Huế trong những năm qua đã không ngừng bổ sung và phát triển nguồn nhân lực của mình để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Để hiểu rõ hơn nguồn nhân lực của ABBANK Huế, ta nghiên cứu bảng 1, thống kê về Cơ cấu lao động của Chi nhánh qua các năm 2009 – 2011 ở bên dưới.
Cùng với sự phát triển và mở rộng quy mô hoạt động, số lượng lao động làm việc tại Chi nhánh ABBANK Huế liên tục tăng qua các năm và tăng khá đều xét về mặt số lượng. Năm 2009, tổng số lao động của Chi nhánh là 11 người; đến năm 2010, cùng với việc nâng cấp thành lập Phòng giao dịch Đông Ba, con số này là 23 người, tăng 11 người (tương ứng tăng 47,83%). Năm 2011 lại tiếp tục chứng kiến sự phát
triển mạnh mẽ của ABBANK Huế khi Phòng giao dịch Bà Triệu được thành lập, số lao động làm việc trên toàn Chi nhánh tăng lên 44 người, tăng 10 người so với năm 2010 (tương ứng tăng 29,41%). Như vậy có thể nhận xét rằng ABBANK Huế tăng trưởng khá ổn định về quy mô lao động.
Bảng 1: Cơ cấu lao động của ABBANK – Chi nhánh Huế
Đơn vị tính: Người
Tiêu thức phân chia
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
So sánh
2010/2009 2011/2010
SL % SL % SL % +/- % +/- %
Tổng số lao
động 23 100 34 100 44 100 11 47,83 10 29,41
1. Phân theo giới tính
Nam 11 47,83 16 47,06 21 47,73 5 45.45 5 31,25 Nữ 12 52,17 18 52,94 23 52,27 6 50,00 5 27,78 2. Phân theo trình độ Đại học, trên Đại học 19 82,61 27 79,41 34 77,27 8 42,11 7 25,93 Cao đẳng, Trung cấp 3 13,01 5 14,71 7 15,91 2 66,67 2 40,00 Lao động phổ thông 1 4,35 2 5,88 3 6,82 1 100,0 1 50,00
(Nguồn: Phòng Hành chính – Tổng hợp ABBANK Huế)
Xét theo giới tính, cơ cấu lao động tại Ngân hàng không có sự chênh lệch lớn và giữ ở mức khá ổn định qua các năm. Năm 2009, ABBANK Huế có 11 lao động nam (chiếm 47,83%) và 12 lao động nữ (chiếm 52,17%). Qua năm 2010, số lao động nam tăng 5 người (tương ứng tăng 45,45%) và lao động nữ tăng 6 người (tương ứng tăng 50,00%). Đến năm 2011, số lao động tăng thêm là 5 nam và 5 nữ (tương ứng tăng 31,25% và 27,78% so với năm 2010), lúc này Chi nhánh có 21 nam (chiếm 47,73%)
và 23 nữ (chiếm 52,27%). Lao động nữ luôn chiếm tỷ lệ lớn hơn trong cơ cấu lao động của Chi nhánh, đây cũng là đặc trưng chung của ngành Ngân hàng.
Phân theo trình độ, có thể thấy rằng lao động tại Ngân hàng đa phần là người có trình độ đại học và trên đại học. Năm 2009, trong tổng số 23 lao động, có tới 19 người được đào tạo đại học - trên đại học (chiếm 82,61%), chỉ có 3 người có trình độ cao đẳng - trung cấp (chiếm 13,04%) và 1 lao động phổ thông (chiếm 4,35%). Sang đến năm 2010, số lao động được đào tạo đại học – trên đại học tăng thêm 8 người (tương ứng tăng 42,11%), lao động có trình độ cao đẳng – trung cấp tăng thêm 2 người và lao động phổ thông tăng 1 người. Năm 2011, cùng với sự tăng thêm về số lượng, cơ cấu lao động về trình độ vẫn giữ ở mức ổn định: Số lao động có trình độ đại học – trên đại học là 34 người (chiếm 77,27%), tăng 7 người so với năm 2010 (tương ứng tăng 25,93%); số lao động có trình độ cao đẳng – trung cấp là 7 người (chiếm 15,91%), tăng thêm 2 người; lao động phổ thông là 3 người (chiếm 6,82%). Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao là một thuận lợi giúp Chi nhánh có thể đạt được hiệu quả công việc một cách tối ưu và phát triển bền vững.
Như vậy có thể thấy lực lượng lao động làm việc tại ABBANK Huế ngày càng tăng và tăng một cách ổn định; cơ cấu lao động cũng luôn giữ ổn định cả về mặt giới tính và trình độ được đào tạo.