4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các bộ phận tại Chi nhánh Huế
2.1.2.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
ABBANK Huế là Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP An Bình. Chi nhánh có 3 điểm giao dịch:
Điểm giao dịch tại trụ sở Chi nhánh: 100 Nguyễn Huệ - TP Huế
Điểm giao dịch Đông Ba: 209 Trần Hưng Đạo – TP Huế
Điểm giao dịch Bà Triệu: 166 Bà Triệu – TP Huế.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của ABBANK – Chi nhánh Huế được thể hiện qua sơ đồ sau:
Chú thích:
Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng
(Nguồn: Phòng Hành chính – Tổng hợp ABBANK Huế)
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Huế
Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Hành chính - Tổng hợp Phòng Kế toán - Dịch vụ KH Kế toán nội bộ Sàn giao dịch Kho quỹ Phòng Quan hệ Khách hàng BP QHKH Doanh nghiệp BP QHKH Cá nhân BP Thẻ Phòng Quản lý tín dụng Phòng Giao dịch Bà Triệu Phòng Giao dịch Đông Ba BP Kế toán Kho quỹ BP Quan hệ Khách hàng BP Kế toán Kho quỹ BP Quan hệ Khách hàng
2.1.2.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận trực thuộc
Giám đốc
Giám đốc có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành chung mọi hoạt động của Chi nhánh, đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp với Ngân hàng Nhà nước và cơ quan Pháp luật.
Phó Giám đốc
Phó Giám đốc hỗ trợ Giám đốc quản lý điều hành hoạt động của Chi nhánh và các phòng Giao dịch trực thuộc. Chủ trì, quản lý điều hành các bộ phận, phòng Giao dịch được phân công, tham gia định hướng phát triển Chi nhánh theo định hướng phát triển chung của ABBANK, thực hiện kế hoạch chiến lược đã đề ra; phân công, theo dõi và hỗ trợ thường xuyên để đảm bảo các nhiệm vụ được thực hiện tốt, phát triển đội ngũ nhân sự đoàn kết vững mạnh.
Phòng Hành chính – Tổng hợp
- Tham mưu cho ban lãnh đạo về công tác: Tổ chức và cán bộ; Hành chính – Tổng hợp; Triển khai quán triệt kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến Chi nhánh và quyền lợi, nghĩa vụ của cá nhân cán bộ nhân viên trong Chi nhánh biết để thống nhất thực hiện. Thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, nhân viên; công tác tổng hợp; hành chính; văn thư, lưu trữ, lễ tân; công tác bảo vệ an ninh trật tự, tài sản của Chi nhánh thuộc trách nhiệm và thẩm quyền.
- Tham mưu và đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện quy chế bảo mật và an toàn thông tin, xử lý dữ liệu; đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng công tác thông tin báo cáo trong toàn hệ thống.
Phòng Kế toán – Dịch vụ Khách hàng
Bộ phận kế toán nội bộ: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ thanh toán theo quy định giữa các Ngân hàng với nhau và giữa Ngân hàng với khách hàng. Tổng hợp, lưu trữ đầy đủ hồ sơ, thực hiện quyết toán tháng, quý, năm theo quy định của Ngân hàng...
Sàn giao dịch: Thực hiện huy động vốn, mua bán ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế và cá nhân dưới các hình thức khác nhau trong khuôn khổ được Giám đốc giao. Quản lý, phát triển và khai thác tối đanhu cầu tiềm năng của khách hàng trên địa bàn mình quản lý nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho Ngân hàng...
Bộ phận kho quỹ: Thực hiện chế độ thu chi tiền mặt, bảo quản tiền tại kho đúng tiến độ...
Phòng Quan hệ Khách hàng
Bộ phận Quan hệ Khách hàng – Khách hàng Doanh nghiệp:
- Duy trì, phát triển và mở rộng các mối quan hệ kinh doanh với khách hàng là các doanh nghiệp
- Thẩm định khách hàng; hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng về phương án sử dụng sản phẩm dịch vụ Ngân hàng; đề xuất phương án cung cấp sản phẩm dịch vụ
- Kiểm tra, giám sát trước – trong và sau quá trình cung cấp sản phẩm dịch vụ - Bán chéo sản phẩm
- Quan hệ với các định chế tài chính nhằm thu xếp cho vay hợp vốn và quản lý đồng tài trợ cho toàn Chi nhánh
- Phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Bộ phận Quan hệ Khách hàng – Khách hàng Cá nhân:
- Phát triển hoạt động kinh doanh các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng và quản trị rủi ro của Chi nhánh đối với các đối tượng là khách hàng cá nhân theo định hướng, chính sách quy định của Ngân hàng
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của khối khách hàng cá nhân tại hội sở và của Giám đốc Chi nhánh về kế hoạch liên quan đến khối khách hàng cá nhân như phát triển mạng lưới, kênh phân phối, marketing...
- Phối hợp với các phòng ban khác của Chi nhánh và các Chi nhánh khác để đảm bảo thực hiện các mục tiêu đề ra.
Bộ phận thẻ:
Tổ chức triển khai, phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của Chi nhánh theo chỉ tiêu, kế hoạch Tổng Giám đốc giao hàng năm. Quản lý giám sát hoạt động kinh doanh thẻ của Chi nhánh.
Phòng Quản lý tín dụng
- Tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý tín dụng: cơ chế, chính sách, chế đôn, quy trình tín dụng, bảo lãnh, giới hạn tín dụng; quản lý và xử lý nợ xấu.
- Giúp việc cho Giám đốc, phòng Quan hệ Khách hàng trong các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động tín dụng
- Tập hợp, lập báo cáo phục vụ cho công tác quản trị, điều hành
- Xây dựng chiến lược, cơ cấu, giới hạn tín dụng; xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng và giao kế hoạch cho các phòng ban.
Phòng Giao dịch Đông Ba và Phòng Giao dịch Bà Triệu
Hoạt động kinh doanh trên địa bàn được giao, chịu sự quản lý về mặt kinh doanh từ Giám đốc Chi nhánh và thực hiện các chỉ tiêu giao khoán của lãnh đạo Ngân hàng.
Mỗi phòng giao dịch đều có 2 bộ phận:
Kế toán Kho quỹ
Quan hệ Khách hàng.
2.1.2.4 Cơ cấu lao động của Chi nhánh
Chi nhánh Huế của Ngân hàng TMCP An Bình là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nên yếu tố con người có một vai trò rất quan trọng. Trình độ, khả năng và kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ nhân viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ của Ngân hàng, ảnh hưởng đến các mối quan hệ với khách hàng và ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Hoạt động kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng thường xuyên đối mặt với các rủi ro xuất phát từ nhiều phía, trong đó rủi ro từ đến từ phía nhân viên là rất lớn. Các sai phạm do một cá nhân gây ra có mức độ thiệt hại lớn hơn hẳn so với các ngành kinh doanh khác. Nhận thức được vấn đề đó, ABBANK Huế trong những năm qua đã không ngừng bổ sung và phát triển nguồn nhân lực của mình để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Để hiểu rõ hơn nguồn nhân lực của ABBANK Huế, ta nghiên cứu bảng 1, thống kê về Cơ cấu lao động của Chi nhánh qua các năm 2009 – 2011 ở bên dưới.
Cùng với sự phát triển và mở rộng quy mô hoạt động, số lượng lao động làm việc tại Chi nhánh ABBANK Huế liên tục tăng qua các năm và tăng khá đều xét về mặt số lượng. Năm 2009, tổng số lao động của Chi nhánh là 11 người; đến năm 2010, cùng với việc nâng cấp thành lập Phòng giao dịch Đông Ba, con số này là 23 người, tăng 11 người (tương ứng tăng 47,83%). Năm 2011 lại tiếp tục chứng kiến sự phát
triển mạnh mẽ của ABBANK Huế khi Phòng giao dịch Bà Triệu được thành lập, số lao động làm việc trên toàn Chi nhánh tăng lên 44 người, tăng 10 người so với năm 2010 (tương ứng tăng 29,41%). Như vậy có thể nhận xét rằng ABBANK Huế tăng trưởng khá ổn định về quy mô lao động.
Bảng 1: Cơ cấu lao động của ABBANK – Chi nhánh Huế
Đơn vị tính: Người
Tiêu thức phân chia
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
So sánh
2010/2009 2011/2010
SL % SL % SL % +/- % +/- %
Tổng số lao
động 23 100 34 100 44 100 11 47,83 10 29,41
1. Phân theo giới tính
Nam 11 47,83 16 47,06 21 47,73 5 45.45 5 31,25 Nữ 12 52,17 18 52,94 23 52,27 6 50,00 5 27,78 2. Phân theo trình độ Đại học, trên Đại học 19 82,61 27 79,41 34 77,27 8 42,11 7 25,93 Cao đẳng, Trung cấp 3 13,01 5 14,71 7 15,91 2 66,67 2 40,00 Lao động phổ thông 1 4,35 2 5,88 3 6,82 1 100,0 1 50,00
(Nguồn: Phòng Hành chính – Tổng hợp ABBANK Huế)
Xét theo giới tính, cơ cấu lao động tại Ngân hàng không có sự chênh lệch lớn và giữ ở mức khá ổn định qua các năm. Năm 2009, ABBANK Huế có 11 lao động nam (chiếm 47,83%) và 12 lao động nữ (chiếm 52,17%). Qua năm 2010, số lao động nam tăng 5 người (tương ứng tăng 45,45%) và lao động nữ tăng 6 người (tương ứng tăng 50,00%). Đến năm 2011, số lao động tăng thêm là 5 nam và 5 nữ (tương ứng tăng 31,25% và 27,78% so với năm 2010), lúc này Chi nhánh có 21 nam (chiếm 47,73%)
và 23 nữ (chiếm 52,27%). Lao động nữ luôn chiếm tỷ lệ lớn hơn trong cơ cấu lao động của Chi nhánh, đây cũng là đặc trưng chung của ngành Ngân hàng.
Phân theo trình độ, có thể thấy rằng lao động tại Ngân hàng đa phần là người có trình độ đại học và trên đại học. Năm 2009, trong tổng số 23 lao động, có tới 19 người được đào tạo đại học - trên đại học (chiếm 82,61%), chỉ có 3 người có trình độ cao đẳng - trung cấp (chiếm 13,04%) và 1 lao động phổ thông (chiếm 4,35%). Sang đến năm 2010, số lao động được đào tạo đại học – trên đại học tăng thêm 8 người (tương ứng tăng 42,11%), lao động có trình độ cao đẳng – trung cấp tăng thêm 2 người và lao động phổ thông tăng 1 người. Năm 2011, cùng với sự tăng thêm về số lượng, cơ cấu lao động về trình độ vẫn giữ ở mức ổn định: Số lao động có trình độ đại học – trên đại học là 34 người (chiếm 77,27%), tăng 7 người so với năm 2010 (tương ứng tăng 25,93%); số lao động có trình độ cao đẳng – trung cấp là 7 người (chiếm 15,91%), tăng thêm 2 người; lao động phổ thông là 3 người (chiếm 6,82%). Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao là một thuận lợi giúp Chi nhánh có thể đạt được hiệu quả công việc một cách tối ưu và phát triển bền vững.
Như vậy có thể thấy lực lượng lao động làm việc tại ABBANK Huế ngày càng tăng và tăng một cách ổn định; cơ cấu lao động cũng luôn giữ ổn định cả về mặt giới tính và trình độ được đào tạo.
2.1.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2009-2011
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Huế ngày càng đạt được những kết quả to lớn, không chỉ thể hiện ở sự gia tăng về quy mô mà còn ở các chỉ tiêu về tài chính như doanh thu, lợi nhuận.
Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, ta nghiên cứu bảng 2, kết quả hoạt động kinh doanh của ABBANK – Huế qua các năm 2009 – 2011 cho bên dưới.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, cùng với việc phát triển về quy mô địa điểm thì lợi nhuận của Chi nhánh luôn gia tăng ở mức cao qua các năm. Cụ thể: Năm 2009, lợi nhuận đạt 1.757 triệu Đồng thì sang năm 2010 con số này tăng lên 2.608 triệu Đồng, tăng 851 triệu Đồng (tương ứng tăng 48,43%). Năm 2011 tiếp tục ghi nhận sự thành công lớn khi lợi nhuận đạt 3.825 triệu Đồng, tăng 1.217 triệu Đồng so với năm 2010
(tương ứng tăng 46,66%). Bỏ qua các tác động của kinh tế vĩ mô, có thể nói đây là những con số tăng trưởng khả quan, hứa hẹn sự phát triển ngày càng vững chắc của ABBANK – Chi nhánh Huế.
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của ABBANK – Chi nhánh Huế
Đơn vị tính: Triệu Đồng
Chỉ tiêu
2009 2010 2011 So sánh
Giá trị Giá trị Giá trị 2010/2009 2011/2010
+/- % +/- %
I. Thu nhập 10.524 16.154 26.250 5.630 53,50 10.096 62,50
II. Chi phí 8.767 13.546 22.425 4.779 54,51 8.879 65,55
1. Chi phí cho hoạt động
nhân sự 1.157 1.826 4.022 669 57,82 2.196 120,26 2. Chi phí khác 7.610 11.720 18.403 4.110 54,01 6.683 57,02
III. Lợi nhuận 1.757 2.608 3.825 851 48,43 1.217 46,66
(Nguồn: Phòng Kế toán - DVKH ABBANK Huế)
Tuy nhiên, một vấn đề mà ABBANK Huế cần quan tâm để có thể nâng cao hơn nữa mức lợi nhuận cũng như hiệu quả hoạt động của Ngân hàng đó là Chi phí cho hoạt động nhân sự. Năm 2009, chi phí này là 1.157 triệu Đồng thì qua năm 2010 đã tăng lên 1.826 triệu Đồng (tăng 57,82%). Đáng chú ý hơn khi đến năm 2011, con số này đạt 4.022 triệu Đồng, tăng 2.196 triệu Đồng so với năm 2010 (tương ứng tăng 120,26%).
Sự gia tăng ở mức cao của chi phí này được tạo thành bởi nhiều nguyên nhân: đó là sự tăng thêm về số lao động qua các năm (chi phí lương thưởng nhân viên gia tăng), sự gia tăng về chi phí đào tạo nhân viên (đặc biệt đối với nhân viên mới) và sự tăng cao của chi phí giành cho công tác tuyển dụng,...
Cụ thể hơn về vấn đề này, ta xem xét bảng số liệu tổng hợp phân chia chi phí theo các hoạt động nhân sự ở bảng dưới đây:
Bảng 3: Các loại chi phí cho hoạt động nhân sự
(Đơn vị tính: Triệu Đồng)
Loại chi phí
2009 2010 2011 So sánh
Giá trị Giá trị Giá trị 2010/2009 2011/2010
+/- % +/- %
1. Tuyển dụng 102 180 477 60 50,00 297 165,00
2. Đào tạo và Phát triển 135 216 625 81 60,00 409 189,35 3. Thù lao và Phúc lợi 920 1.430 2.920 510 55,43 1.490 104,20
Tổng chi phí 1.157 1.826 4.022 669 57,82 2.196 120,26
(Nguồn: Phòng Hành chính – Tống hợp ABBANK Huế)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy:
Thù lao và Phúc lợi là loại chi phí lớn nhất trong cơ cấu các loại chi phí nhân sự. Chi phí này tăng qua các năm là do sự tăng lên của quy mô lao động cũng như sự tăng lên về mức lương và các chế độ phúc lợi cho nhân viên.
Chi phí tuyển dụng và đào tạo có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2011 với mức tăng: 165,00 % đối với hoạt động Tuyển dụng và 189,35% đối với hoạt động Đào tạo – Phát triển nhân lực.
Như vậy quản trị tốt hoạt động nhân sự, tuyển dụng được những nhân viên giỏi kỹ năng nghiệp vụ, rõ ràng ABBANK Huế sẽ đạt được những thành công hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của mình nhờ vào hiệu quả công việc của đội ngũ nhân viên và nhờ cắt giảm bớt các chi phí về tuyển dụng, đào tạo.
2.2 Công tác tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng TMCP An Bình - CN Huế 2.2.1 Công tác tuyển mộ nhân lực tại Ngân hàng TMCP An Bình - CN Huế 2.2.1 Công tác tuyển mộ nhân lực tại Ngân hàng TMCP An Bình - CN Huế
Tuyển mộ là hoạt động quan trọng của công tác tuyển dụng nhân lực; tuyển mộ không chỉ ảnh hưởng tới việc tuyển chọn, mà còn ảnh hưởng tới các chức năng khác của quản trị nguồn nhân lực. Tại Ngân hàng An Bình – Chi nhánh Huế, quá trình này được thực hiện theo trình tự sau: Ngân hàng tiến hành xây dựng chiến lược tuyển mộ, trên cơ sở đó thực hiện việc tìm kiếm người xin việc, kết thúc quá trình này là việc đánh giá hiệu quả của quá trình.
2.2.1.1 Xây dựng chiến lược tuyển mộ
Tại Ngân hàng An Bình – Chi nhánh Huế, phòng Hành chính – Tổng hợp là bộ phận được giao thực hiện hoạt động tuyển mộ nhân lực cho Chi nhánh. Phòng Hành chính – Tổng hợp tham mưu cho Ban Giám đốc về việc hoạch định các chính sách tuyển mộ như: Xác định nhu cầu tuyển mộ, thời gian tuyển mộ, địa chỉ tuyển mộ, kinh