1. Chú ý quá chuyển động
Do chú ý có chủ định suy yếu, chú ý không chủ định chiếm ưu thế. Người bệnh không thể hướng chú { vào đối tượng cần thiết, thường dễ bị lơi cuốn vào những kích thích mới lạ. Gặp trong trạng thái hưng cảm.
2. Chú ý trì trệ
Khả năng di chuyển chú ý kém, khó chuyển chủ đề này sang chủ đề khác. Gặp trong động kinh, trạng thái trầm cảm, tâm thần phân liệt.
3. Chú ý suy yếu
Tính bền vững của chú ý kém, khơng tập trung chú ý lâu dài vào một đối tượng được. Gặp trong trạng thái suy nhược, bệnh tổn thương thực thể não.
Nói chung các rối loạn chú ý thể hiện ở các thuộc tính chú ý của người bệnh giảm so với người bình thường. Các rối loạn này được khảo sát rõ ràng hơn qua các test tâm l{.
11. RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
Các biểu hiện triệu chứng
Bệnh nhân:
Không thể ngồi yên, luôn di chuyển.
Không thể chờ đợi người khác, không lắng nghe những gì người khác nói. Độ tập trung kém. Những người trẻ tuổi thường có kết quả học tập kém.
Các đặc trưng để chẩn đoán Các triệu chứng thường gặp là:
Đặc biệt khó khăn trong việc duy trì sự tập trung (khoảng thời gian tập trung rất ngắn, thay đổi thường xuyên các hoạt động).
Vận động liên tục một cách bất thường (đặc biệt biểu hiện rõ trong lớp học và trong bữa ăn).
Tính cách xung động (bệnh nhân khơng thể chờ đợi đếm lượt mình, hoặc hành động thiếu suy nghĩ). Đơi khi ln vi phạm kỷ luật, kết quả học hành kém, dễ bị tai nạn. Những rối loạn này xảy ra trong tất cả mọi nơi (ở nhà, ở trường, khi chơi). Cần tránh chẩn đoán vội vã. Những người vận động rất nhiều chưa chắc đã là bất thường. Chẩn đoán phân biệt
Cần xem xét sự xuất hiện của:
Một bệnh thực tổn (ví dụ: động kinh, hội chứng nhiễm độc bào thai do rượu, bệnh tuyến giáp). Rối loạn cảm xúc nói chung (bệnh nhân biểu hiện triệu chứng lo âu trầm cảm).
Tự kỷ (tổn thương về ngơn ngữ/quan hệ xã hội và có những biểu hiện hành vi đặc trưng). Rối loạn hành vi tác phong (bệnh nhân biểu hiện hành vi bùng nổ khơng có chủ định). Chậm phát triển tâm thần nhẹ hoặc khả năng học tập kém.
Hành vi tăng động có thể là nguyên nhân nhưng cũng có thể là hậu quả của những xung đột giữa cha mẹ - con cái. Cần đánh giá các mối quan hệ trong gia đình.
Các hướng dẫn quản lý
Thông tin cơ bản cho bệnh nhân và gia đình:
Hành vi tăng động khơng phải lỗi của đứa trẻ, nó thường do những rối loạn sự chú ý và khả năng tự kiềm chế bẩm sinh.
Kết quả thường tốt hơn nếu các bậc phụ huynh có thể bình tĩnh và chấp nhận nó.
Những trẻ quá hiếu động cần sự giúp đỡ nhiều hơn để chúng có thể bình tĩnh và chú { hơn trong công việc ở nhà và ở trường.
Một vài trẻ có hành vi tăng động tiếp tục gặp khó khăn khi trưởng thành, nhưng hầu hết đều có thể tự điều chỉnh phù hợp.
Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình:
Khuyến khích cha mẹ bệnh nhân có phản hồi tích cực hoặc khen ngợi khi trẻ có thể tập trung.
Tránh các hình thức phạt. Việc giữ kỷ luật sẽ có hiệu quả ngay tức khắc.
Khuyên bố mẹ bệnh nhân thảo luận vấn đề của con mình với giáo viên của chúng ở trường (để giải thích tại sao những nỗ lực học tập của trẻ chỉ tồn tại trong những khoảng thời gian ngắn, những sự khen thưởng kịp thời sẽ khích lệ sự chú ý, những khoảng thời gian chú ý trong lớp cần được tận dụng).
Nhấn mạnh yêu cầu để làm giảm thiểu sự phân tán tư tưởng (ví dụ: buộc trẻ phải ngồi bàn đầu trong lớp).
Thể thao hoặc các hoạt động thể lực có thể giúp làm giảm sự dư thừa năng lượng. Khuyến khích bệnh nhân gặp gỡ nhà tâm lý học đường hoặc cố vấn (nếu có)
Thuốc
Đối với nhiều trường hợp nặng, thuốc hưng thần có thể cải thiện sự chú ý và giảm sự tăng động (ví dụ: methylphenidate 15 – 45 mg/ngày hoặc dextroamphetamine 10 – 30 mg/ngày). Clonidine 25 – 50 mg/ngày nếu có tic vận động.
Khám chuyên khoa
Nếu có, cần cân nhắc tham khảo ý kiến chuyên khoa trước khi điều trị thuốc hoặc khi tất cả các biện pháp trên không thành công.
Chuyển đến bác sỹ chuyên khoa để nếu có sẵn liệu pháp điều trị hành vi có thể cải thiện sự chú ý và khả năng tự kiềm chế.
12. RỐI LOẠN CẢM XÚC
I. KHÁI NIỆM TÂM LÝ HỌC
Cảm xúc là một quá trình hoạt động tâm thần, biểu hiện thái độ của con người đối với những kích thích từ bên ngồi cũng như từ bên trong cơ thể, đối với những { tưởng và ý niệm thuộc phạm vi xã hội cũng như thuộc phạm vi thế giới vật lý. Nói tóm lại, cảm xúc biểu hiện thái độ con ngưòi đối với thực tế chung quanh và đối với bản thân.
... ta không thể hồn chỉnh các q trình nhận thức thực tại nếu thiếu cảm xúc, cảm xúc được hoàn thành từ thực tại.
Cơ sở giải phẫu của cảm xúc phần lớn ở vùng dưới vỏ não, vùng này chi phối cảm xúc thấp như bản năng, phần nhỏ hơn ở vỏ não chi phối cảm xúc cao như tình cảm.
Cơ chế của cảm xúc là cơ chế thần kinh, qua trung gian cơ chế thần kinh, các biến đổi cảm xúc thường gây ra nhiều biến đổi nội tiết và đây là cơ sở sinh lý của nhiều bệnh cơ thể tâm sinh .