CÁC HỘI CHỨNG RỐI LOẠN TRÍ TUỆ

Một phần của tài liệu TÂM THẦN HỌC 2010 (Trang 64 - 68)

Có hai loại rối loạn trí tuệ: 1. Trí tuệ chậm phát triển. 2. Trí tuệ sa sút.

1. Trí tuệ chậm phát triển:

Trong trí tuệ chậm phát triển phân thành 3 mức độ từ nặng đến nhẹ, bao gồm: 1. Hội chứng chậm phát triển trí tuệ nặng.

2. Hội chứng phát triển trí tuệ vừa. 3. Hội chứng chậm phát triển trí tuệ nhẹ. Đặc điểm chung của trí tuệ chậm phát triển:

1. Trí tuệ chậm phát triển thường có tính bẩm sinh hoặc xuất hiện vài năm đầu sau khi sinh, khi trí tuệ chưa phát triển.

2. Khả năng hoạt động nhận thức rất yếu hay khơng có, chỉ lĩnh hội được những cái giản đơn cụ thể. 3. Ở những người trí tuệ chậm phát triển thường kèm theo nhiều dị dạng về mặt cơ thể.

Các bệnh lý trí tuệ chậm phát triển khơng chữa được, những trường hợp nhẹ thơng qua huấn luyện có thể cải thiện được phần nào về nhận thức.

Ở nước ta theo con số thống kê vào năm 2000 do viện sức khỏe tâm thần Việt Nam cho thấy tỷ lệ bị chậm phát triển trí tuệ ở các mức độ từ nhẹ đến trầm trọng là 0,92% (Hà Tây); 1,38% (Vĩnh Phúc); 0,39% (Đà Nẵng); 0,61% (Hà Tây); 0,49% (Thái Nguyên).

1.1. Hội chứng chậm phát triển trí tuệ nặng:

Là mức độ nặng nhất của trí tuệ chậm phát triển. Đặc điểm chung: - Khơng có nhận thức, chỉ có đời sống sinh vật với bản năng sinh tồn.

- Có cảm giác và có phản ứng thơ sơ với kích thích của mơi trường cũng như kích thích của cơ thể. - Hoạt động đơn điệu, động tác rời rạc.

- Phản ứng cảm xúc thể hiện nhu cầu bản năng. Ví dụ: đói thì khóc hoặc địi ăn...

- Bệnh nhân khơng tự phục vụ được bản thân, đời sống của bệnh nhân hoàn toàn phụ thuộc vào người thân.

1.2. Hội chứng chậm phát triển trí tuệ vừa: Là mức độ trung bình của trí tuệ chậm phát triển . Đặc điểm chung:

- Phản ứng với kích thích mơi trường xung quanh linh hoạt hơn hội chứng chậm phát triển tâm thần nặng.

- Có ít vốn thơng dụng để sử dụng hàng ngày nhưng phát âm sai, giọng trẻ con. - Có tư duy cụ thể, khơng tiếp thu được những ý niệm trừu tượng khái quát.

- Biểu hiện cảm xúc sơ đẳng song rất thô bạo có thể là khối cảm, giận dữ, dễ bị ám thị, dễ bị sai khiến, lợi dụng.

- Một số có thể thơng qua huấn luyện làm được một số việc lao động bằng chân tay. Tuy nhiên, phải thường xuyên nhắc nhở hướng dẫn, một số có thể tập đọc tập viết và đếm được.

- Thường thường xảy ra những hành vi mang tính chất thô bạo thiếu sự kiềm chế và dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng bản thân cũng như mọi người xung quanh.

1.3. Hội chứng chậm phát triển trí tuệ nhe: Là mức độ nhẹ của trí tuệ chậm phát triển. Đặc điểm chung:

- Vốn dự trữ có khá hơn hội chứng chậm phát triển trí tuệ vừa song vẫn nghèo nàn, nói năng khơng lưu lốt, khó khăn trong việc xử lý những tình huống thơng thường.

- Có thể tích lũy được một số vốn về kiến thức. Trí nhớ máy móc khá phát triển. - Có thể học được một số năm đầu của chương trình phổ thơng nhưng tiếp thu chậm. - Có thể huấn luyện và làm được một số nghề thủ công đơn giản.

- Tính tình thường nhút nhát, dễ bị ám thị, dễ bị sai khiến, hay tự ti mặc cảm hoặc thơ bạo, bùng nổ nhưng có người lại sống hịa thuận, ít mâu thuẫn với mọi người.

Hội chứng chậm phát triển trí tuệ thường gặp trong bệnh thực thể não, ở thời kz bào thai hoặc những năm đầu sau khi sinh mắc phải những bệnh nhiễm trùng nhiễm độc, chấn thương sọ não hay rối loạn chuyển hóa...

2. Hội chứng trí tuệ sa sút:

Thường là hậu quả cuối cùng của một bệnh tâm thần hoặc cơ thể nặng mãn tính ảnh hưởng đếïn một hoạt động trí tuệ đã phát triển hồn chỉnh.

Đặc điểm chung:

- Mất một phần hay tồn bộ năng lực phán đốn.

- Rối loạn trí nhớ một phần hay tồn bộ những kiến thức, thói quen đã thu nhận được. - Biến đổi nhân cách nặng không phục hồi.

- Mất khả năng thích nghi với cuộc sống, không tiếp thu được những kiến thức mới, không giải quyết được những yêu cầu mới của cuộc sống.

Có hai loại trí tuệ sa sút: 2.1. Trí tuệ sa sút tồn bộ:

- Bao gồm sự sa sút toàn bộ các họat động tâm thần, rối loạn nhân cách trầm trọng, rối loạn trí nhớ, khả năng phán đốn cùn mịn, rối loạn năng về cảm xúc và các hoạt động tâm thần khác.

- Rối loạn trí tuệ tồn phần thường gặp trong những bệnh liệt toàn thể tiến triển và các bệnh thực thể nặng của não bộ.

2.2. Trí tuệ sa sút từng phần:

- Thường gặp dạng rối loạn này trong các bệnh xơ cứng mạch não, các bệnh về nội tiết, nhiễm độc, chấn thương sọ não...

- Các loại trí tuệ sa sút thường gặp là: + Trí tuệ sa sút trong bệnh động kinh.

+ Trí tuệ sa sút trong bệnh tâm thần phân liệt. + Trí tuệ sa sút tuổi già.

17. RỐI LOẠN GIẤC NGỦ

1. Các biểu hiện triệu chứng:

Bệnh nhân bị suy sụp trầm trọng và đôi khi bị rối loạn các khả năng hoạt động ban ngày do hậu quả của sự mất ngủ.

2. Các đặc trưng chẩn đốn:

- Khó ngủ.

- Luôn cử động khi ngủ hoặc ngủ không ngon. - Hay thức giấc hoặc thời gian thức giấc kéo dài.

3. Chẩn đoán phân biệt:

- Các rối loạn giấc ngủ trong thời gian ngắn có thể do những sự kiện gây stress trong cuộc sống, những bệnh cơ thể cấp tính, hoặc những thay đổi trong lịch làm việc. Rối loạn giấc ngủ kéo dài có thể do nguyên nhân khác:

- Nếu cảm xúc trầm hoặc buồn và mất thích thú với các hoạt động thường ngày nổi trội, xem mục Trầm cảm.

- Nếu ban ngày triệu chứng lo âu nổi trội, xem mục Lo âu lan tỏa.

- Mất ngủ có thể là triệu chứng của lạm dụng rượu và chất gây nghiện. Cần hỏi về việc dùng chất gây nghiện hiện tại của bệnh nhân.

- Cần xem xét các bệnh nội khoa có thể gây mất ngủ (ví dụ: suy tim, bệnh phổi, các tình trạng đau). - Cần xem xét các thuốc gây mất ngủ (ví dụ: steroid, theophylline, thuốc chống ngạt mũi, một số thuốc chống trầm cảm).

- Nếu bệnh nhân ngáy rất to khi ngủ, cần xem xét chứng ngừng thở khi ngủ. Cần hỏi kỹ người ngủ cùng với bệnh nhân. Bệnh nhân bị chứng ngừng thở khi ngủ thường phàn nàn về sự buồn ngủ ban ngày, nhưng không biết về những lần thức giấc ban đêm.

4. Chỉ dẫn quản lý:

Thông tin cơ bản cho bện nhân và gia đình:

- Rối loạn giấc ngủ tạm thời là triệu chứng thường gặp khi bị stress hoặc bệnh cơ thể. - Thời gian ngủ bình thường thay đổi rất nhiều và thường là giảm đi theo tuổi.

- Cải thiện thói quen ngủ (khơng dùng thuốc an dịu) là biện pháp điều trị tốt nhất. - Lo không ngủ được sẽ càng làm mất ngủ nặng hơn.

- Rượu có thể làm người ta ngủ được nhưng có thể dẫn tới ngủ thao thức và thức giấc sớm. - Chất kích thích (bao gồm cafe và chè) có thể gây mất ngủ hoặc làm trầm trọng thêm mất ngủ.

5. Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình:

Duy trì nhịp ngủ đều đặn bằng cách: - Thư giãn vào buổi tối.

- Đi ngủ và thức dậy vào một giờ cố định, không nên thay đổi lịch ngủ và không nên “ngủ bù” vào dịp cuối tuần.

- Dậy vào một thời gian như thường lệ thậm chí cả khi đêm ngủ trước ngủ không ngon. - Tránh những cơn ngủ ngắn ban ngày bởi vì nó sẽ gây khó ngủ vào ban đêm.

- Giới thiệu các bài tập thư giãn để giúp bệnh nhân dễ ngủ. - Khuyên bệnh nhân tránh dùng cafe và rượu.

- Nếu bệnh nhân không thể ngủ trong vòng 20 phút, khuyên họ ngồi dậy và thử ngủ lại sau đó khi thấy buồn ngủ.

- Hoạt động ban ngày có thể giúp bệnh nhân ngủ đều đặn, nhưng tập luyện buổi tối có thể làm mất ngủ thêm.

6. Thuốc:

- Điều trị các bệnh tâm thần và bệnh cơ thể nằm bên dưới.

- Thuốc ngủ có thể dùng ngắt quãng (ví dụ: Benzodiazepine). Nguy cơ lệ thuộc thuốc tăng đáng kể sau ngày thứ 14, tránh dùng thuốc ngủ trong trường hợp mất ngủ mạn tính.

7. Khám chuyên khoa:

Cần tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên khoa:

- Nếu nghi ngờ có nhiều rối loạn giấc ngủ phức tạp hơn (ví dụ: ngủ rũ, ngừng thở khi ngủ). - Nếu vẫn mất ngủ nhiều mặc dù đã sử dụng các biện pháp trên.

18. RỐI LOẠN ĂN UỐNG

Các biểu hiện triệu chứng

Bệnh nhân có thể đến khám vì ăn uống quá nhiều hoặc do phải dùng các biện pháp để kiểm soát cân nặng quá nhiều hoặc do phải dùng các biện pháp để kiểm sốt cân nặng q mức như: tự gây nơn, sử dụng quá mức thuốc giảm cân hoặc lạm dụng thuốc nhuận tràng. Gia đình bệnh nhân yêu cầu được giúp đỡ vì sự sụt cân của bệnh nhân, bệnh nhân từ chối ăn, nôn hoặc mất kinh.

Các đặc trưng để chẩn đoán

Các triệu chứng thường gặp:

-Nỗi lo sợ không hợp lý bị béo hoặc lên cân.

-Nỗ lực quá mức để khống chế cân nặng ( chế độ ăn kiêng quá khắt khe, nôn, sử dụng thuốc tây, tập luyện quá mức ).

-Phủ nhận rằng cân nặng hoặc thói quen ăn uống là một vấn đề. Các bệnh nhân chán ăn tâm thần điển hình biểu hiện:

-Chế độ ăn kiêng q chặt chẽ mặc dù nhẹ cân.

-Có hình ảnh sai lệch về cơ thể (có một niêm tin sai lệch là mình bị quá cân). -Mất kinh.

Những bệnh nhân chán ăn tâm thần điển hình biểu hiện:

-Ăn uống quá nhiều (ăn một lượng quá lớn thức ăn trong vòng vài giờ).

-Cố gắng loại trừ thức ăn (cố gắng đẩy thức ăn ra khỏi cơ thể bằng cách tự gây nôn, dùng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc lợi tiểu).

-Một bệnh nhân có thể biểu hiện cả chán ăn tâm thần và chứng ăn vơ độ trong những thời điểm khác nhau.

Chẩn đốn phân biệt

Trầm cảm có thể xuất hiện đồng thời với chứng ăn vô độ và chán ăn tâm thần. Xem Trầm cảm. Cả chán ăn tâm thần và chứng ăn vô độ có thể gây ra các rối loạn cơ thể (mất kinh, hạ kaly, co giật, loạn nhịp tim). Những rối loạn này địi hỏi có sự giám sát hoặc điều trị.

Chỉ dẫn quản lý

Thông tin cơ bản cho bênh nhân và gia đình

cơ thể. Chứng chán ăn tâm thần có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân.

-Chấp nhận những thói quen ăn uống bình thường sẽ tạo cho bệnh nhân cảm giác vững vàng hơn về khả năng kiểm sốt thói quen ăn uống và trọng lượng của mình.

Những hướng dẫn cụ thể cho bệnh nhân và gia đình

-Xây dựng mối quan hệ hợp tác và tìm hiểu sự mâu thuẫn trong tư tưởng của bệnh nhân về việc thay đổi thói quen ăn uống và sự lên cân.

-Tổng kết những mối quan tâm về công việc và về các vấn đề sức khỏe hiện tại và tương lai (ví dụ: sinh con) nảy sinh từ các vấn đề ăn uống.

-Đặt kế hoạch cho các bữa ăn trong ngày dựa trên lượng calo và chất dinh dưỡng cần thiết. Tập trung xây dựng một hình thức ăn uống bình thường và giúp đỡ bệnh nhân xây dựng những ý nghĩ thực tiễn hơn về thực phẩm.

-Thử thách những định kiến của bệnh nhân về cân nặng, hình dáng và cách ăn uống (ví dụ: cho cacbon hydrate là chất gây béo).

-Trong trường hợp bệnh nhân bị chứng ăn vơ độ, xác định các tình huống trong đó có sự ăn uống quá nhiều và đặt kế hoạch rõ ràng để đối phó hiệu quả hơn với những sự kiện gây xuất hiện bệnh này.

-Có thể cần nhập viện nếu có các biến chứng của chế độ ăn kiêng hoặc do nôn.

Thuốc men

Thuốc chống trầm cảm đơi khi có hiệu quả trong việc kiểm sốt sự ăn uống vơ độ.

Khám chuyên khoa

Cần cân nhắc tham khảo ý kiến chuyên khoa nếu các triệu chứng cơ thể nguy hiểm kéo dài sau khi đã thực hiện các biện pháp trên.

Xung đột gia đình có thể là ngun nhân của các rối loạn ăn uống hoặc có thể lại là hậu quả của chúng. Cần cân nhắc việc tư vấn cho gia đình, nếu có thể.

19. RỐI LOẠN TÂM THẦN CẤP - MẠN

Một phần của tài liệu TÂM THẦN HỌC 2010 (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)