1. Sức tập trung chú ý
Là chú { hướng vào một phạm vi hẹp nhằm phản ánh đối tượng một cách tốt nhất. Phạm vi càng hẹp, sự tập trung chú ý càng cao, sự tiêu hao năng lượng thần kinh càng lớn, chóng gây mệt mỏi. Vì vậy tập trung chú { thường diễn ra trong một thời gian ngắn.
2. Sự phân phối chú ý
Là khả năng cùng một lúc chú { đầy đủ đến nhiều đối tượng hoặc hành động khác nhau. (Ví dụ người lái xe). Chú ý khơng chỉ hướng vào một mà là nhiều đối tượng, điều đó khơng có nghĩa là chú { được dàn đều như nhau trên các đối tượng đó, mà có sự tập trung nhiều hơn ở các hoạt động chủ yếu. Những hoạt động phụ càng trở thành kỹ năng, kỹ xảo, thói quen thì chỉ cần một sự chú ý tối thiểu cũng đủ. Sự phân phối không mâu thuẫn với sức tập trung chú ý. Tại một thời điểm chúng ta vẫn có khả năng chú { đến một số đối tượng, trong đó vẫn có một đối tượng được chú ý nhiều hơn. Tổng tiêu hao năng lượng thần kinh lớn hơn nhiều so với tập trung chú ý.
3. Khối lượng chú ý
Là số đối tượng được chú ý ở cùng một thời điểm với mức độ sáng tỏ, rõ ràng như nhau. Thơng thường một người có thể đồng thời chú ý từ 5 đến 7 đối tượng một lúc.
Khối lượng chú ý của mỗi người khác nhau tuz thuộc trình độ, kinh nghiệm, khả năng tri giác và trí nhớ của họ.
4. Tính bền vững của chú ý.
Là khả năng chú { lâu dài vào một số đối tượng nhất định mà không chuyển sang đối tượng khác. Tính bền vững của chú ý phụ thuộc vào:
- Khách quan (đối tượng): tính chất, đặc điểm của vật kích thích. Vật kích thích càng cố định, đơn điệu thì sự chú ý càng kém bền vững.
- Chủ quan của từng người: tinh thần trách nhiệm, lịng nhiệt tình, trình độ, năng lực, sức khoẻ...
5. Di chuyển chú ý
Là sự di chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác. Nó thể hiện tính mềm dẻo, linh hoạt của chú ý rất cần trong hoạt động của con người: nhanh nhẹn, hoạt bát, khẩn trương, bảo đảm hồn thành nhiệm vụ trong những điều kiện khó khăn, phức tạp.