C. Hiện tượng tự sát là một thước đo của sức khoẻ cộng đồng:
1. Khái niệm chung:
Rối loạn tâm thần thực tổn (RLTTTT) là các bệnh tâm thần hay các trạng thái rối loạn tâm thần có liên quan trực tiếp đến tổn thương thực thể ở tổ chức não do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là các bệnh của não (u não, viêm não, tai biến mạch máu não,…) nhưng phần nhiều là các bệnh ngoài não
(nhiễm khuẩn huyết, nhiễm độc, chấn thương sọ não, các bệnh tim mạch các bệnh gan, thận, nội tiết, …).
Sự đa dạng về mức độ tiến triển của các triệu chứng lâm sàng RLTTTT phụ thuộc không chỉ vào vị trí, mức độ tổn thương của não nặng hay nhẹ, lan toả hay khu trú, mà còn cả vào trạng thái tinh thần, sức đề kháng của cơ thể, các yếu tố tác động của môi trường xung quanh đến từng cá thể trước khi bị bệnh.
Bệnh cảnh lâm sàng của các trạng thái rối loạn tâm thần trong tổn thương thực thể não phụ thuộc không chỉ vào sự tiến triển của bệnh chính, vào mức độ phá huỷ của tổ chức thần kinh não bộ mà còn vào nhiều yếu tố tác động tâm l{, môi trường khác nữa. Sức đề kháng của cơ thể yếu, môi trường tâm lý không thuận lợi, nhân cách của người bệnh không bền vững, suy đồi, yếu ớt,… đều là các nhân tố thúc đẩy quá trình bệnh lý, làm cho các triệu chứng lâm sàng chủ yếu có thể bị che lấp hoặc bị cường điệu quá mức.
Một số bệnh tâm thần và cơ thể khác vốn tiềm tàng, nay được dịp thuận lợi bùng phát, làm cho bệnh cảnh lâm sàng phức tạp hơn, gây nhiều trở ngại cho cơng tác theo dõi chẩn đốn và điều trị.
Nghiên cứu RLTTTT có liên quan chặt chẽ đến các chuyên ngành khác của Y học. Do vậy người thầy thuốc tâm thần phải có kiến thức rộng và hiểu biết sâu một số chuyên ngành có liên quan trực tiếp như Thần kinh học, Truyền nhiễm học và các kiến thức nội - ngoại khoa chung khác để có đủ khả năng giúp đỡ người bệnh tốt hơn.
Thực tế cịn cho thấy có những trường hợp RLTTTT bị bỏ sót trong q trình theo dõi, chẩn đốn và điều trị ở các cơ sở tâm thần không phải do thầy thuốc tâm thần khơng đủ kiến thức y học nói chung mà do thăm khám không tỷ mỷ hoặc “ám ảnh phân liệt hoá” nhiều loại bệnh tâm thần, trong đó có RLTTTT.
Mặt khác trong thực hành lâm sàng người ta cũng nhận thấy rằng không phải bất cứ rối loạn tâm thần nào trên bệnh nhân bị bệnh cơ thể đều là RLTTTT. Nhiều trường hợp, bệnh cơ thể chỉ là một trong những yếu tố thúc đẩy quá trình rối loạn tâm thần nội sinh, vốn tiềm tàng nay được bộc lộ rõ. Ví dụ, theo V.M. Morkovkin, A.V. Kartelisev (1988), cứ một trường hợp bệnh tâm thần phân liệt (TTPL) có biểu hiện lâm sàng rõ thì có 3 trường hợp khác bệnh đang tiềm ẩn, ln ln có nguy cơ bùng phát khi gặp tác nhân thuận lợi như chấn thương sọ não, nhiễm khuẩn, nhiễm độc,…
Tiến triển của RLTTTT cũng như các bệnh cơ thể khác là cấp tính hay mạn tính tuz thuộc khả năng phục hồi của các triệu chứng rối loạn tâm thần, vào phương thức khởi bệnh từ từ hay đột ngột và vào thời gian kéo dài của bệnh. Khái niệm cấp tính hay mạn tính cũng rất tương đối bởi vì chúng có thể chuyển từ loại này sang loại kia trong q trình tiến triển của bệnh chính.