KHÁI NIỆM CHUNG VỀ Ý THỨC

Một phần của tài liệu TÂM THẦN HỌC 2010 (Trang 46 - 47)

1. Theo nghĩa rộng (triết học, giáo dục học, tâm lý học):

a) Định nghĩa:

Ý thức là một hoạt động tổng hợp các q trình tâm thần khác nhau, có đặc tính phản ánh ở mức cao nhất, tồn diện và chính xác nhất hiện thực khách quan. Tóm lại đó là tồn bộ sự hiểu biết của con người về thiên nhiên, xã hội và bản thân.

b) Cơ sở vật chất của ý thức là bộ não của con người.

phát triển đến mức tư duy cụ thể, đơn giản (vượn người: Ví dụ chúng có thể biết dùng que, trèo cao để hái quả). Chỉ ở con người mới có tư duy trừu tượng và cao hơn là { thức.

c) Sự xuất hiện của ý thức.

Ý thức có phải là bẩm sinh khơng? Khơng, mà chỉ có cơ sở vật chất của ý thức (bộ não người) là bẩm sinh mà thôi.

Điều kiện để cho ý thức hình thành là thơng qua lao động và lời nói, đó là phương tiện giao tiếp giữa người và người.

d) Cơ sở sinh lý học của ý thức.

Ý thức là một hoạt động tổng hợp toàn vẹn và phức tạp của hệ thần kinh từ cơ quan tiếp thu kích thích ngoại biên cho đến tận cùng của các phân tích quan ở vỏ não. Vỏ não làm nhiệm vụ phân tích, tổng hợp các kích thích hiện tại trong mối liên hệ phức tạp với dấu vết các kích thích cũ.

Điều kiện cơ bản để tồn tại hoạt động có ý thức là: - Con người phải ở trong trạng thái tỉnh táo.

- Vỏ não phải ở trong trạng thái hưng phấn (nhờ q trình hoạt hố từ dưới vỏ mà chủ yếu là từ cấu tạo lưới đến vỏ não).

e) Cấu trúc của ý thức (từ thấp đến cao) bao gồm:

- Quá trình nhận thức cảm tính: Là cảm giác và tri giác, đem lại cho chúng ta hình ảnh của sự vật, hiện tượng. Những hình ảnh này cho chúng ta thấy được sự tồn tại của thế giới khách quan, làm ranh giới giữa thức và ngủ, giữa bình thường và bệnh lý.

- Nhận thức lý tính: Chủ yếu là tư duy, giúp con người nhận thức được các mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng. Mà những mối liên này có những cái mang tính quy luật, biểu thị được bản chất của sự vật (điều này không thể nhận biết được bằng cảm giác, tri giác). Chính nhờ nhận thức l{ tính này đã mở rộng rất nhiều khả năng và phạm vi hiểu biết của con người.

- Hoạt động: Là bậc cao nhất của ý thức.

Phần lớn những hiểu biết, kiến thức của con người được truyền lại theo cơ chế lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử và diễn ra trong quá trình hoạt động và giao tiếp.

Những kiến thức hiểu biết đó lại được đưa ra sử dụng trong hoạt động và mọi hoạt động của con người đều nhằm vào việc chinh phục đối tượng để thoả mãn nhu cầu. Cứ như vậy, kiến thức của nhân loại được nhân lên mãi.

2. Theo nghĩa trong lâm sàng Tâm thần học.

Ý thức được hiểu theo nghĩa hẹp hơn. Chủ yếu ở đây là nghiên cứu mức độ sáng sủa, tỉnh táo của tâm thần, nghiên cứu mức độ nhận thức của bệnh nhân về bản thân mình và mối liên hệ giữa bản thân mình với mơi trường xung quanh. Bao gồm:

a) Định hướng không gian: Biết mình đang ở đâu, chỗ mình ở cách trung tâm thành phố bao xa... b) Định hướng thời gian: Biết ngày, tháng, năm, giờ...

c) Định hướng bản thân: Biết lý lịch về bản thân mình, biết trạng thái bệnh tật của mình... d) Định hướng về những người xung quanh: Biết những người xung quanh mình là ai, làm gì...

Một phần của tài liệu TÂM THẦN HỌC 2010 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)