CHẨN ĐỐN A Chẩn đốn xác định:

Một phần của tài liệu TÂM THẦN HỌC 2010 (Trang 82 - 84)

A. Chẩn đốn xác định:

Tuz theo giai đoạn bệnh hiện tại mà người ta phân thành:

1. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn hưng cảm nhẹ F31.0 (Bipitar affective Disorder, curent Episode Hypomanic).

Để chẩn đoán xác định:

a. Giai đoạn hiện nay phải có đầy đủ các tiêu chuẩn cho hưng cảm nhẹ (F30.0).

b. Phải có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc khác (hưng cảm nhẹ, hưng cảm, trầm cảm hoặc hỗn hợp) trước đây.

2. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn hưng cảm khơng có các triệu chứng loạn thần F31.1 (Bipitar affective Disorder, curent Episode Manic Without Psychotic Symptoms).

a. Phải có đầy đủ tiêu chuẩn của hưng cảm khơng có các triệu chứng loạn thần (F30.1).

b. Ít nhất có giai đoạn rối loạn cảm xúc khác (hưng cảm nhẹ, hưng cảm, trầm cảm hoặc hỗn hợp) trong quá khứ.

3. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn hưng cảm có các triệu chứng loạn thần (F31.2) (Bipitar affective Disorder, curent Episode Manic With Psychotic Symptoms).

a. Giai đoạn hiện tại phải có đầy đủ các tiêu chuẩn của hưng cảm có các triệu chứng loạn thần (F30.2). b. Phải có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc khác (hưng cảm nhẹ, hưng cảm, trầm cảm hoặc hỗn hợp) trong quá khứ.

4. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm cảm nhẹ hoặc vừa F31.3 (Bipitar affective Disorder, curent Episode Mild or Moderate Depression) .

F32.1).

b. Phải có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc hưng cảm nhẹ, hưng cảm hoặc hỗn hợp trong thời gian quá khứ.

5. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng khơng có các triệu chứng loạn thần F31.4 (Bipitar affective Disorder, curent Episode Severe Depresion Without Psychotic Symptoms).

a. Giai đoạn hiện tại phải có đầy đủ các tiêu chuẩn của một giai đoạn trầm cảm nặng khơng có các triệu chứng loạn thần F32.3.

b. Phải có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc hưng cảm nhẹ, hưng cảm, hoặc hỗn hợp trong thời gian trước đây.

6. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng có các triệu chứng loạn thần F31.5 (Bipitar affective Disorder, curent Episode Severe Depresion With Psychotic Symptoms).

a. Giai đoạn hiện tại phải có đầy đủ các tiêu chuẩn cho một giai đoạn trầm cảm nặng có các triệu chứng loạn thần (F32.3).

b. Phải có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc hưng cảm nhẹ, hưng cảm, hoặc hỗn hợp trong quá khứ.

7. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn hỗn hợp F31.6 (Bipitar affective Disorder, curent Episode Mixed).

Bệnh nhân có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc hưng cảm, hưng cảm nhẹ hoặc hỗn hợp trong quá khứ và hiện tại biểu lộ hoặc pha trộn hoặc thay đổi nhanh chóng các triệu chứng hưng cảm, hưng cảm nhẹ và trầm cảm. Mặc dù hình thái điển hình nhất của rối loạn cảm xúc lưỡng cực bao gồm những giai đoạn trầm cảm và hưng cảm thay thế nhau và cách nhau bằng những thời kz khí sắc bình thường, các giai đoạn này cũng thường thấy khí sắc trầm kèm theo hoạt động thái quá và nói nhiều vào những ngày hay tuần cuối, hoặc khí sắc hưng cảm và ý tưởng tự cao, kèm theo kích động, mất năng lượng và giảm dục năng. Triều chứng trầm cảm và hưng cảm nhẹ hoặc hưng cảm có thể chuyển đổi một cách nhanh chóng từ ngày này sang ngày khác và từ giờ này sang giờ khác.

Chỉ có thể làm chẩn đoán rối loạn cảm xúc lưỡng cực hỗn hợp nếu cả hai nhóm triệu chứng đều nổi bật trong phần lớn giai đoạn hiện tại của bệnh và nếu giai đoạn này kéo dài ít nhất 2 tuần.

B. Chẩn đốn phân biệt:

1. Rối loạn phân liệt cảm xúc F25:

- Là những rối loạn từng giai đoạn trong đó các triệu chứng cảm xúc lẫn phân liệt đều nổi bật trong cùng một giai đoạn của bệnh thường là đồng thời nhưng ít nhất cũng cách nhau khoảng vài ngày. Mối liên quan của chúng với những rối loạn cảm xúc điển hình (F30-F39) và với các rối loạn phân liệt (F20-F24) là không chắc chắn, chúng được coi như một thể loại riêng, bởi vì chúng rất phổ biến nên khơng bỏ qua được.

- Hoạt động hưng cảm:

. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực: lơi cuốn, hữu ích. . Tâm thần phân liệt: vơ lý, si dại, khó hiểu, phá hoại. - Ngơn ngữ:

. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực: ngơn ngữ có mục đích, có { nghĩa sát thức tại. . Tâm thần phân liệt: ngơn ngữ xa rời thực tại, khó hiểu.

- Cảm xúc:

* Hưng cảm: RLCX lưỡng cực khoan khối, dễ chịu: TTPL đơn điệu, nghèo nàn, ít di động. * Trầm cảm: RLCX lưỡng cực buồn sinh thể: TTPL vô cảm xúc, bàng quan.

đổi nhân cách, thiếu hoà hợp, tự kỷ, thế năng tâm thần giảm sút.

- Tiến triển của bệnh: TTPL càng tiến triển, nét phân liệt ngày càng rõ rệt. Theo một số tác giả sau cơn thứ 3 TTPL làm biến đổi nhân cách rõ rệt.

2. Trạng thái sa sút trí tuệ:

- Khối cảm, giải thể bản năng, hoang tưởng tự cao rõ rệt.

- Lâm sàng: rối loạn cảm xúc lưỡng cực trí tuệ khơng sa sút, bệnh nhân khơng mất hồn tồn khả năng tự kiểm sốt hành vi tác phong.

Sa sút trí tuệ: Trí tuệ sa sút, bệnh nhân mất khả năng tự kiểm soát hành vi, tác phong. - Cận lâm sàng: Sa sút trí tuệ: Dịch não tuỷ BW (+).

- Triệu chứng thần kinh: bệnh nhân sa sút trí tuệ có biểu hiện tay run, nói khó, lưỡi thập thị.

IV. ĐIỀU TRỊ

A. Nguyên tắc chung:

Điều trị triệu chứng: Nhằm mục đích điều trị các giai đoạn (hưng hoặc trầm). Nếu các giai đoạn nặng phải nhập viện.

- Trầm cảm: nhập viện để phòng ngừa nguy cơ tự sát cao.

- Hưng cảm: nhập viện để đối phó với các hậu quả do kích động gây ra

B. Điều trị giai đoạn trầm cảm:

Hố dược:

* Lựa chọn thuốc:

- Nếu lo âu, kích thích chiếm ưu thế thì nên dùng thuốc chống trầm cảm gây êm dịu như Amitriptyline liều từ 50-150 mg/ngày.

- Nếu tình trạng ức chế chiếm ưu thế thì dùng chống trầm cảm hoạt hố Survector 100-250 mg/ngày hoặc chống trầm cảm trung gian Anafanil 50-150 mg/ngày.

- Nếu lo âu chiếm ưu thế dùng thuốc chống trầm cảm mới khơng 3 vịng, khơng IMAO như Prozac 20- 60 mg/ngày hoặc Stablon 12,5-37,5 mg/ngày.

* Thời gian điều trị: điều trị bằng thuốc chống trầm cảm thường phải được điều trị trong thời gian dài 4-6 tháng đối với trầm cảm mức độ trung bình, 6 tháng đến 1 năm đối với hội chứng trầm cảm nặng. Việc chấm dứt điều trị cần được tiến hành dần dần trong 1 đến 2 tháng.

Một phần của tài liệu TÂM THẦN HỌC 2010 (Trang 82 - 84)