Theo mức độ nặng nhẹ của bệnh trước đây người ta chia CPTTT làm 3 thể không phụ thuốc vào nguyên nhân mà chủ yếu dựa vào đặc điểm lâm sàng:
- Nặng nhất: Ngu. - Trung bình: Đần. - Thể nhẹ: Thộn.
Theo phân loại của WHO (ICD10 - 1992) người ta phân loại dựa vào chỉ số IQ và biểu hiện lâm sàng CPTTT được chia làm 4 mức độ: - CPTTT mức độ nhẹ: IQ: 50 - 70 - CPTTT mức độ trung bình IQ: 35 - 49 - CPTTT mức độ nặng IQ: 20 - 34 - CPTTT mức độ nghiêm trọng IQ: < 20 1. Chậm PTTT mức độ trầm trọng:
- Chiếm tỷ lệ 1% các trường hợp, ở giai đoạn trước tuổi đi học rất kém phát triển về chức năng vận động. Ở tuổi đi học, một vài phát trển về vận động có thể xuất hiện và trẻ có thể tiếp thu được những hướng tối thiểu và rất giới hạn về việc chăm sóc thân thể, cần được theo dõi, chăm sóc ở các cơ sở y tế đặc biệt và một sự giám sát thường xun.
- Những trẻ này khơng tự chủ và chỉ có khả năng giao tiếp thơ sơ khơng lời. Nguyênnhân của các bệnh chủ yếu là thực tổn não. Các thiếu sót trầm trọng thần kinh hoặc cơ thể khác ảnh hưởng lên vận động là phổ biến. Người bệnh thường có tự kỷ khơng điển hình, nhất là những người còn di chuyển được.
2. Chậm phát triển tâm thần mức độ nặng:
- Chiếm khoảng 7% các trường hợp ở giai đoạn trước tuổi đi học, người bệnh thường kém phát triển về vận động và ngơn ngữ, rất ít hoặc khơng có khả năng giao tiếp, ở giai đoạn đi học họ có thể học nói và có thể biết những vấn đề vệ sinh sơ đẳng.
- Thường khơng có khả năng học nghề, khi trưởng thành họ chỉ có thể làm được những việc đơn giản dưới sự giám sát chặt chẽ. Người bệnh có thể có nguyên nhân thực tổn và các trạng thái kết hợp.
3. Chậm phát triển tâm thần mức độ trung bình:
- Chiếm khoảng 12% các trường hợp, ở giai đoạn trước khi đi học người bệnh có thể nói hoặc học cách quan hệ, nhưng thường ít thấu hiểu các quy tắc xã hội. Trẻ có thể tự chăm sóc bản thân và cần sự giám hộ vừa phải, một số đối tượng có thể học được các kỹ năng cơ bản cần thiết để đọc, viết và tính tốn.
- Ở tuổi trưởng thành có thể làm được một số việc thực hành đơn giản, nếu như các việc làm đó được bố trí tỉ mỉ và có người giám sát chặt chẽ, hiếm khi họ có thể sống độc lập hồn tồn, nhưng họ có thể đi lại dễ dàng và hoạt động cơ thể tốt có thể quan hệ giao tiếp và thực hiện hoạt động xã hội đơn giản.
- Tuy vậy họ vẫn luôn cần đến sự hướng dẫn và giúp đỡ khi gặp phải những khó khăn dù nhỏ về xã hội và đời sống.
4. Chậm phát triển tâm thần mức độ nhẹ:
- Chiếm tỷ lệ 8% các trường hợp, là nhóm "có thể học tập được" người bệnh có thể phát triển các khả năng về quan hệ xã hội ở gai đoạn trước tuổi đi học, thường khó phân biệt với trẻ bình thường khác. Lúc cịn bé hầu hết bệnh nhân có khả năng tự phục vụ, chăm sóc bản thân và làm các việc trong gia đình, nhưng thường có khó khăn trong học tập lý thuyết và nhiều người có rối loạn trong đọc và viết. Họ cần được giúp đỡ nhiều bằng giáo dục để phát triển các kỹ năng và bù trừ các thiếu sót.
- Lúc trưởng thành có khả năng làm việc và quan hệ xã hội để tự lập, nhưng họ sẽ gặp phải khó khăn khi gặp phải những thay đổi bất ngờ của đời sống phức tạp.
5. Chậm phát triển tâm thần không xác định:
Là những trường hợp CPTTT nhưng không thể đo lường trí tuệ bằng cách trắc nghiệm tâm lý vì người bệnh bị rối loạn nhiều mặt hoặc không chịu hợp tác, ở tuổi càng nhỏ sự chẩn đốn và phân loại của CPTTT càng khó khăn, trừ những trường hợp trầm trọng.
V. CHẨN ĐOÁN
Theo DSM - III cần dựa trên 3 tiêu chuẩn chính:
+ Hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình rõ rệt (IQ < 70).
+ Có thể đưa đến hoặc phối hợp với các thiếu sót về khả năng thích ứng. + Khởi đầu trước 18 tuổi.
Tuy nhiên tiêu chuẩn này cịn thay đổi theo tập qn, trình độ phát triển kinh tế xã hội, văn hố, tính chất phức tạp của lao động.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (ICD10 - 1992):
- Để chẩn đốn quyết định CPTTT phải có mức độ hoạt động trí tuệ suy giảm dẫn đến giảm khả năng thích ứng với yêu cầu hàng ngày của mơi trường xã hội bình thường.
- Các rối loạn tâm thần và cơ thể kết hợp có một ảnh hưởng lớn đến bệnh cảnh lâm sàng và việc sử dụng các kỹ năng sống. Vì thế mục chẩn đốn lựa chọn phải dựa trên đánh giá tồn bộ khả năng chứ không dựa trên một lĩnh vực đơn độc của tật chứng hay kỹ năng. Các mức độ trí tuệ được dùng như một hướng dẫn và khơng được áp dụng một cách cứng nhắc, các mục phân chia khơng thể chính xác tuyệt đối. Phải xác định bằng các test trí tuệ dành cho cá nhân đã được chuẩn hoá theo các tiêu chuẩn văn hoá địa phương đã được xác định và test này phải được chọn lọc thích hợp với mức độ hoạt động
cá nhân.
- Các thang đánh giá sự trưởng thành và thích ứng về mặt xã hội được chuẩn hố theo địa phương phải được bổ sung thêm nếu có thơng qua người thân của bệnh nhân (cha, me, anh, chị em...).
VI. ĐIỀU TRỊ
- Điều trị CPTTT là q trình lâu dài và phức tạp, địi hỏi sự quan tâm của gia đình, xã hội. Ngày nay điều trị chủ yếu là ngoại trú, tại các trung tâm y tế giáo dục, các bệnh viện ban ngày...
- Việc điều trị tại cộng đồng tạo điều kiện cho người bệnh phục hồi chức năng và tái thích ứng xã hội, tuy vậy khả năng phục hồi còn rất hạn chế, chỉ phát huy được những tiềm năng cịn sót lại, làm cho trẻ có những tiến bộ về vận động, ngơn ngữ...
1. Giáo dục liệu pháp:
- Để trẻ có thể thích ứng một phần với xã hội việc giáo dục và điều trị cho những đối tượng này nhằm đạt các yêu cầu:
+ Ổn định về tâm lý cho trẻ.
+ Phục hồi các rối loạn ngôn ngữ và các rối loạn vận động.
+ Thích nghi với mơi trường sống tạo quan hệ với mọi người xung quanh. Nội dung giáo dục bao gồm:
+ Hướng dẫn các sinh hoạt hàng ngày như vệ sinh cá nhân, thu dọn nhà cửa, đi chợ, nấu ăn, lễ ph p, giúp đỡ người khác...
+ Học văn hố như đọc, viết, đếm, tính tốn đơn giản...
+ Hướng nghiệp: như hướng dẫn cho bệnh nhân làm nghề thủ công, dệt chiếu, đan lát, làm đồ gốm... để góp phần tự nuôi sống bản thân, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội, làm cho trẻ bớt mặc cảm về sự sống lệ thuộc của mình, tăng thêm niềm tin vào cuộc sống.
Phương pháp giảng dạy chủ yếu là trực quan và phải được lặp lại nhiều lần.
2. Các phương pháp điều trị khác:
- Tâm lý lệu pháp có vai trị quan trọng trong việc phục hồi cho trẻ CPTTT được áp dụng cho cá nhân hay từng nhóm. Khi phát hiện trẻ có bất ổn về tâm lý (tự kỷ, lầm lì, kích động) thì liên hệ với gia đình để tìm hiểu thêm về hồn cảnh sống, hướng dẫn gia đình phương pháp giáo dục đối xử với các em. Bên cạnh tâm lý liệu pháp cần sử dụng các trò chơi, hội hoạ, âm nhạc, hướng nghiệp... tuz theo khả năng và sở thích của từng em.
+ Hội hoạ kích thích sự phát triển trí tuệ và óc thẩm mỹ, các em được vẽ tự do bằng màu trong căn phịng đẹp, thoải mái, thơng qua tốc độ vẽ, đường nét, màu sắc, nội dung hình vẽ để ta có thể hiểu phần nào về cảm xúc, tình cảm trong tâm hồn trẻ.
+ Âm nhạc giúp trẻ có cảm xúc vui tươi, xố đi sự buồn giầu, lo lắng, kích thích hưng phấn, lạc quan yêu đời.
+ Hướng nghiệp tạo cho các trẻ có một nghề đơn giản phù hợp với sở thích, sức khoẻ, hồn cảnh kinh tế địa phương.
- Thuốc: Việc điều trị CPTTT bằng thuốc chỉ đóng vai trị thứ yếu và chỉ là điều trị triệu chứng: + Nếu trẻ có lo âu căng thẳng, sợ hãi, có thể dùng các thuốc bình thản:
. Diazepam (Valium, Seduxen) 0,5mg/kg cân nặng/ngày.
. Napoton (Chlodiazepoxide) 5 - 25mg tuz theo từng trẻ em và triệu chứng.
+ Đối với trẻ có trạng thái kích động, rối loạn hành vi tác phong, rối loạn khí sắc ám ảnh có thể dùng các thuốc sau:
. Thioridazine (Melleril) . Aminazin
VII. PHÒNG BỆNH
- Tuyên truyền phổ biến sâu rộng cho mọi người biết nguyên nhân gây ra CPTTT. Cần phát triển ngành Di truyền học, tổ chức các phòng tư vấn tuyên truyền cho các bà mẹ.
- Làm tốt công tác bảo vệ bà mẹ và trẻ em, sinh đẻ có kế hoạch, các bà mẹ lúc có thai nhất là 3 tháng đầu của thai nghén tránh bị nhiễm tia X quang. Không dùng thuốc bừa bãi, tránh các bệnh virus, các bệnh nhiễm khuẩn như giang mai...
- Phụ nữ có thai cần được nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, ăn uống đầy đủ tránh mọi u buồn sầu não, tránh các sang chấn khi sinh.
- Hướng dẫn các bà mẹ nuôi dạy con theo phương pháp khoa học. Điều trị kịp thời các bệnh nhiễm trùng, bệnh nội tiết, động kinh, suy dinh dưỡng ở trẻ em, đề phòng các trường hợp chấn thương não.
30. STRESS VÀ CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN ĐẾN STRESS