CÁC BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

Một phần của tài liệu TÂM THẦN HỌC 2010 (Trang 34)

Giai đoạn trầm cảm điển hình (Major depressive period): Giai đoạn trầm cảm thường hình thành từ từ trong nhiều tuần với biểu hiện của hội chứng suy nhược và khí sắc ngày càng suy giảm sau đó xuất hiện đủ bộ 3 triệu chứng trầm cảm:

- Cảm xúc bị ức chế (Depressed affect): Là triệu chứng chủ yếu nhất biểu hiện bằng cảm xúc buồn rầu biểu hiện ở các mức độ khác nhau: chán nản, thất vọng, có trạng thái buồn chán nặng nề, sâu sắc, buồn khơng lối thốt dễ dẫn đến tự sát.

- Tư duy bị ức chế (Depressed thinking): Q trình liên tưởng chậm chạp, hồi ức khó khăn, tư duy bị chìm đắm trong những chủ đề trầm cảm, bi quan, xấu hổ, tủi nhục, bất hạnh, nhiều trường hợp kết tinh thành hoang tưởng bị buộc tội hoặc tự buộc tội dễ dẫn đến tự sát.

. Bệnh nhân thường nói chậm chạp, trả lời câu hỏi khó khăn, nói nhỏ, thì thào từng tiếng một, đơi khi khơng nói hồn tồn có khi rên rỉ, khóc lóc.

. Bệnh nhân rất dễ tự sát, { tưởng tự sát dai dẳng và hành vi tự sát có thể xảy ra bất kz lúc nào, nhiều khi bệnh nhân giả vờ khỏi bệnh để về nhà tự sát, lừa thầy thuốc và người thân để thực hiện hành vi tự sát, cho nên phải theo dõi bệnh nhân thật sát sao để ngăn chặn hành vi tự sát.

- Hoạt động bị ức chế (Depressed activity):

Bệnh nhân ngồi im hoặc nằm im lìm hàng giờ, khom lưng, cúi đầu, nằm ép ở giường hàng ngày, hàng tháng, hoạt động bị ức chế hoặc những hành vi đơn điệu, đi lờ đờ, quanh quẩn trong phòng.

- Rối loạn tâm thần khác (Other mental disorders):

. Hoang tưởng, ảo giác xuất hiện nhiều hơn trong hưng cảm. Nội dung thường là bị tội, tự buộc tội, nghi bệnh.

. Ảo thanh nghe tiếng nói tố cáo tội lỗi của mình hay báo trước hình phạt, tiếng khóc tiếng than của đám ma.

. Khả năng chú { giảm sút do bị ức chế. - Những rối loạn khác (Other disorders):

. Nhiều rối loạn thần kinh thực vật, tim mạch như: trương lực mạch giảm, mạch chậm, giảm trương lực cơ, hồi hộp đánh trống ngực, cảm giác nghẹn thở, đổ mồ hôi trộm ... nên dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh tim mạch, hơ hấp ...

. Rối loạn tiêu hố thường xun, chán ăn buồn nơn, lưỡi trắng, táo bón, tiêu chảy, viêm loét dạ dày tá tràng... nên dễ nhầm với các bệnh tiêu hoá.

. Rối loạn tiết niệu như rối loạn tiểu tiện, khó đái, đái rắt... dễ nhầm với các bệnh đường tiết niệu... . Rối loạn nội tiết, sinh dục: Phụ nữ thường mất kinh, rối loạn kinh nguyệt, lãnh cảm; nam thường là liệt dương hoặc cường dương, mất hứng thú tình dục...

Một phần của tài liệu TÂM THẦN HỌC 2010 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)