C. Hiện tượng tự sát là một thước đo của sức khoẻ cộng đồng:
3. Nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán:
- Có ít nhất một triệu chứng rõ rệt trong các nhóm kể trên (chú trọng vào các nhóm a, b, c, d), nếu khơng rõ thì phải có hai triệu chứng trở lên.
- Các triệu chứng phải tồn tại rõ rệt, kéo dài trong khoảng thời gian một tháng hay lâu hơn. Nếu thời gian ít hơn một tháng thì phải chẩn đốn như một rối loạn loạn thần cấp giống như phân liệt.
- Khơng chẩn đốn bệnh tâm thần phân liệt khi đã có các triệu chứng hưng cảm, hay trầm cảm điển hình. Trừ khi các triệu chứng phân liệt xuất hiện trước các rối loạn cảm xúc.
- Không chẩn đốn bệnh tâm thần phân liệt khi đã có những bệnh não rõ rệt, bệnh nhân nghiện và cai nghiện ma tuý, nghiện rượu, chấn thương sọ não, chậm phát triển tâm thần, hoặc có những rối loạn loạn thần là hậu quả của các bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc, hoặc bệnh cơ thể nặng.
- Khơng chẩn đốn bệnh tâm thần phân liệt khi bệnh bắt đầu ở tuổi trên 40, bởi lẽ ở tuổi này có nhiều rối loạn của các bệnh cơ thể như tim mạch, nội tiết ...
a) Đặc điểm của tiến triển mạn tính:
- Thun giảm hồn tồn tức là người bệnh trở lại bình thường về lời nói, ứng xử, học tập, lao động như trước khi mắc bệnh.
- Thuyên giảm một phần tức là các biểu hiện bệnh (kích động, hoang tưởng, ảo giác ...) mất đi, song vẫn cịn một số thiếu sót như thiếu linh hoạt, thiếu chủ động giao tiếp với người xung quanh.
Tái phát là đặc điểm của bệnh tâm thần phân liệt. Nhân tố dễ dẫn đến tái phát: - Uống thuốc an thần không đều theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa tâm thần. - Môi trường không dung nạp: hắt hủi, ngược đãi, bỏ rơi ...
- Khó khăn khơng có chỗ nương thân.
c) Vai trò của sang chấn tâm l{ đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt. - Thái độ giễu cợt, trêu ghẹo, ngược đãi, hành hạ.
- Phân biệt đối xử trong giao tiếp xã hội, trong phân công việc làm. - Ly thân, ly hôn.
- Yêu cầu đề nghị không được đáp ứng hợp lý.
- Các mất mát về tình cảm, danh dự, cái chết của người thân. Đó đều là những căng thẳng tâm lý làm cho bệnh nhân tâm thần phân liệt dễ tái phát theo những cơ chế sau:
- Thúc đẩy sự khởi phát một bệnh tâm thần phân liệt vốn tiềm ẩn ở một người. - Sang chấn làm cho bệnh nặng hơn, biểu hiện rầm rộ hơn.
- Sang chấn làm cho các đợt tái phát bệnh mau hơn.
Cần biết rằng bệnh nhân tâm thần phân liệt rất dễ nhạy cảm với các sang chấn tâm lý, nhất là các bệnh nhân không dùng thuốc an thần kinh đều đặn.
d) Các biểu hiện báo hiệu bệnh tái phát: - Thấy căng thẳng ngày một tăng.
- Thấy lo lắng viển vông không thể thư giãn.
- Rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, rối loạn nhịp thức ngủ ...). - Mệt mỏi.
- Dễ kích thích cáu bẳn. - Hoảng sợ khơng có lý do.
- Thu mình, từ chối giao tiếp, ăn uống.
- Thờ ơ với mọi người và với bản thân khơng tự chăm sóc.